Luật so sánh không phải là ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia

Cố Vấn Pháp Lý tổng hợp 100 câu nhận định đúng sai môn Luật So sánh có đáp án tham khảo nhằm giúp các bạn sinh viên dễ dàng ôn tập:

>>> Xem thêm:

1. Các nghiên cứu về luật nước ngoài là luật so sánh?

Sai. Vì khi so sánh chúng ta phải có ít nhất hai hệ thống luật khác nhau.

2. Ở Châu âu lục địa đã từng có hệ thống pháp luật chung thống nhất?

Đúng. Luật La Mã năm 450 TCN.

3. So với ở Anh thì quyền lực tư pháp ở Mĩ kém tập trung hơn?

Đúng. Gồm hệ thống tòa án kép: hệ thống Tòa án bang và Liên bang.

4. Thẩm quyền giải thích Hiến pháp của Tòa án tối cao Liên bang Hoa kì là thẩm quyền mang tính hiến định?

Đúng. Được quy định trong Hiến pháp.

5. Bộ luật thương mại Pháp điều chỉnh tất cả các quy định của pháp luật thương mại?

Sai. Các quy định chủ yếu được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự Napoleon.

6. Người pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu minh bạch?

Đúng. Thể hiện qua Bộ luật Napoleon.

7. Số hệ thống pháp luật nhiều hơn số quốc gia trên thế giới?

Đúng. (Riêng ở Mĩ 50 bang – 50 hệ thống pháp luật).

8. Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định?

Đúng. Là ngành luật khoa học lí thuyết ứng dụng.

9. Luật so sánh là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia?

Sai. Nó không phải là một ngành luật vì nó không có các qppl, nó là 1 ngành khoa học lí thuyết ứng dụng.

10. Luật so sánh chỉ là việc so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt? Sai. Còn lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó nhằm hoàn thiện và phát triển pháp luật quốc gia, khoa học pháp lý quốc gia.

11. Trong luật so sánh, để đánh giá đúng mức các giải pháp pháp lý của các hệ thống pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cần lựa chọn các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một quan hệ?

Đúng. Các quy phạm có cùng chức năng.

12. Hệ thống chính trị quốc gia là nhân tố duy nhất quyết định sự tương đồng và

khác biệt giữa các hệ thống pháp luật?

Sai. Còn có nhiều yếu tố khác (vị trí địa lí, văn hóa, truyền thống, yếu tố kinh tế, lịch sử…)

13. Khi xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh luật, người nghiên cứu không mặc nhiên coi các khái niệm tồn tại trong hệ thống pháp luật này cũng có trong hệ thống pháp luật khác?

Đúng. Vì có những khái niệm pháp luật có trong HTPL này mà không có trong HTPL khác. Do đó, khi đặt giả thuyết nên tìm hiểu kĩ HTPL của các bên so sánh. Ngay cả việc khái niệm đó không tồn tại trong 1 HTPL cũng chính là sự khác nhau.

14. Một chế định pháp luật áp dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật có thể không tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia khác?

Đúng. Ví dụ như chế định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm được xây dựng phổ biến ở các nc trên TG nhưng chưa hình thành ở Việt Nam một cách chính thức.

15. Ở giai đoạn cuối của quá trình so sánh cần đánh giá xem giải pháp nào phù hợp hơn và giải thích tại sao lại phù hợp hơn?

Đúng. Đó mới là mục đích quan trọng của so sánh luật.

16. Xây dựng hệ thống các khái niệm là giai đoạn của quá trình so sánh?

Sai. Nó thuộc giai đoạn chuẩn bị so sánh.

17. Việc tìm ra một tiêu chí thích hợp sẽ giúp phân nhóm một cách chính xác các hệ thống? Đúng. Tiêu chí là nhân tố quan trọng để phân nhóm so sánh.

18. Đối tượng của Luật so sánh rộng hơn đối tượng của khoa học pháp lý khác?

Đúng. Vì nó bao trùm các ngành khoa học pháp lý.

19. Dòng họ Civil law, mức độ ảnh hưởng của Luật La Mã với luật công và luật tư là không giống nhau?

Đúng. Vì luật tư bắt nguồn từ luật La Mã, còn luật tự nhiên đặt nền móng cho sự ra đời của luật công.

20. Ở Châu âu lục địa trước thế kỷ 18 đã từng có cuộc pháp điển hóa lớn được ghi nhận?

Đúng. Từ Bộ luật Hammurabi cách đây gần 4.000 năm. Sau đó, vào thế kỷ V trước Công nguyên, xuất hiện Luật 12 tấm bảng (Lex Duodecim Tabularum) ở La Mã cổ đại. Vào thế kỷ VI sau công nguyên, Hoàng đế La Mã Justinianus chủ trì biên soạn Corpus Juris Civilis. Thời đó, luật La Mã cổ đại tập trung pháp điển hóa lĩnh vực dân luật, tức là luật tư mà bỏ qua luật công. Trong nhiều thế kỷ, ở các nước châu âu lục địa, nơi tiếp tục truyền thống của luật La Mã, các luật gia cũng đã gạt luật công sang một bên, vì cho rằng các luật này lẫn lộn với chính trị và không khác nhiều so với khoa học quản trị hành chính. Do xu hướng chú trọng đến dân luật nên có người giải thích rằng, những nước sau này chịu ảnh hưởng của Luật La Mã đều được gọi là các nước dân luật (civil law). Kết quả là ở các nước dân luật, Bộ luật Dân sự là văn bản trung tâm, hạt nhân của hệ thống pháp luật, tạo nên nền tảng mặc định cho tư duy và phương pháp luận pháp lý.

22. Luật La Mã cổ đại là nền tảng chính của hệ thống pháp luật Châu âu lục địa?

Đúng.

23. Civil law được truyền bá khắp Châu Âu, kể cả nước Anh?

Sai. Truyền bá khắp Châu Âu nhưng trừ nước Anh (HTPL này còn được gọi là HTPL Châu Âu lục địa).

24. Instintutiones là sách giáo khoa luật La Mã?

Đúng. Đồng thời với việc biên soạn Digesta, theo lệnh của Justinian, Tribonian cùng Theophin và Dorothea cũng biên soạn Institutiones (hay còn được gọi là Institutiones sive Elementa) – Cuốn hướng dẫn có hiệu lực như văn bản luật bằng tiếng latin và hoàn thành việc này ngày 21 tháng 11 năm 533. Việc biên soạn Institutiones có mục đích mang đến sự rõ ràng và giới thiệu toàn bộ khoa học về luật (tota legitima scientia) bởi vậy nó không chỉ có việc giải quyết các vấn đề pháp lý thực tế mà còn chứa đựng những suy luận lý thuyết chung về luật như định nghĩa về luật, về khoa học luật. Các sinh viên luật sẽ phải học theo Institutiones nên nó còn được gọi là Sách giáo khoa Luật La Mã.

25. Luật 12 bảng tiêu biểu cho luật Giecmanh, ra đời năm 440 TCN?

Sai. Vì nó tiêu biểu cho Luật La Mã cổ đại, ra đời năm 449 TCN.

26. Trường phái các nhà pháp điển hiện đại nghiên cứu luật La Mã xuất hiện Đức thế kỷ 16?

Đúng. Trường phái các nhà pháp điển hiện đại (Usus Modernus Pandectarium hay Pandertists) xuất hiện ở Đức thế kỷ 16.

27. Dòng họ Civil law còn có tên là dòng họ pháp luật châu âu lục địa?

Đúng Sai. Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa.

28. Dòng họ Civil law còn có tên là dòng họ pháp luật Đức – La Mã?

Đúng. Có thể nói khoa học pháp lý thống nhất cho toàn bộ Châu Âu thế kỷ 11-18 là kết quả nghiên cứu chung của các trường đại học ở các nước Latin lẫn các nước Germain nên hệ thống pháp luật này còn được gọi là hệ thống pháp luật Đức – La Mã.

29. Dòng họ Civil law còn có tên là dòng họ luật tư?

Sai, vì còn có luật công. Còn có tên là dòng họ pháp luật thành văn.

30. Nói Châu Âu đã từng có hệ thống luật chung Common law Châu Âu?

Đúng, ở Anh.

31. Pháp luật thực định của châu âu thế kỷ 17 – 18 là hỗn hợp luật thành văn, tập quán pháp và luật giáo hội?

Sai. Không có luật giáo hội. Luật giáo hội ra đời vào thế kỉ 19.

32. Thành ngữ ” Luật la Mã” chỉ toàn bộ sản phẩm của hoạt động lập pháp được sáng tạo từ năm 450 TCN cho tới thời kỳ phục hồi nghiên cứu luật Lã Mã ở các trường Đại học ở Châu Âu lục địa?

Sai. Luật La Mã xuất hiện từ thời cộng hoà sơ kỳ (thế kỷ 6-4 trước Công nguyên).

33. Luật La Mã được tiếp nhận ở các nước Châu Âu chỉ thông qua sự hỗ trợ của các trường đại học đối với từng trường hợp cụ thể?

Đúng. Lập các trường Đại học giảng dạy + nghiên cứu luật La Mã.

34. Các chế định trong luật tư của các nước trong dòng họ Civil law đều có những điểm tương tự nhau là do các nước tiếp nhận các tập quán được áp dụng chung?

Đúng. Vì luật tư bắt nguồn từ luật La Mã.

35. Bộ luật Napoleong là bộ luật kinh điển cho dân luật các nước thuộc dòng họ Civil law?

Đúng. Đây là bộ luật kinh điển, được soạn thảo với một phong cách và ngôn ngữ tuyệt diệu. Bộ luật dân sự Pháp đã tập hợp gần 14 ngàn văn bản do Chính phủ cách mạng tư sản ban hành từ năm 1789, tinh lược chúng vào ba phần: Địa vị pháp lý cá nhân; Tài sản; Các quyền và nghĩa vụ. Rene David, một học giả người Pháp nhận định, pháp điển hóa thời kỳ cách mạng Pháp đã kết thúc quá trình tiến hoá nhiều thế kỷ của khoa học pháp lý, thể hiện luật pháp thích hợp với lợi ích của xã hội một cách rõ ràng, khác với sự rối rắm của Corpus Juris Civilis. Pháp điển hóa đã chấm dứt nhiều tàn tích cổ hủ của luật pháp, những tập quán cản trở thực tế trước đó. Những điểm này đã phân biệt pháp điển hóa với các bộ biên soạn tư nhân hoặc chính thức trước đây; Mang lại cho luật pháp những điều bổ ích nhưng chỉ thay đổi từng phần nhỏ của luật pháp; Nhưng phạm vi các vấn đề và quy mô áp dụng của chúng không đáp ứng được những yêu cầu của trường phái luật tự nhiên. Do đó, Bộ luật Napoleon có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật của rất nhiều nước trên thế giới. Đến giữa thế kỷ XX, đã có trên 70 nước chịu ảnh hưởng từng phần hoặc toàn phần của Bộ luật này.

36. Bộ luật thương mại Pháp điều chỉnh tất cả các quy định của pháp luật thương mại?

Sai. Vì một số vấn đề được BLDS Pháp điều chỉnh.

37. Bộ luật dân sự 1804 và Bộ luật thương mại 1807 của Pháp đến nay vẫn còn hiệu lực?

Đúng.

38. Hệ thống pháp luật Civil law chia làm luật công và luật chung?

Sai: Luật công và luật tư.

39. Lý do của sự tương đồng trong luật công của hệ thống pháp luật Civil law là tương đồng về tư duy pháp lý?

Đúng.

40. Người pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu minh bạch?

Đúng.

41. Người Đức thích sử dụng thành ngữ một cách chính xác?

Đúng

42. Luật thành văn luôn giữ vai trò quan trọng hơn phán quyết tại các tòa án trong hệ thống nguồn của các HTPL thuộc dòng họ Civil law?

Đúng. Luật thành văn là nguồn luật quan trọng nhất được ưu tiên áp dụng trước các ngành luật khác.

43. Công pháp của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law không bị ảnh hưởng của Luật La mã?

Sai. Cả hệ thống pháp luật của các nước civil law chiuja như hưởng của luật La Mã.

44. Tư pháp của các HTPL thuộc dòng họ Civil law không được xây dựng trên cở sở kế thừa luật La mã?

Sai. Luật tư bắt nguồn từ luật La Mã.

45. Tòa Phá án của Pháp không phải là cơ quan xét xử cao nhất đối với cả các phán quyết các Tòa án ở Pháp?

Đúng. Nó chỉ hủy bỏ các bản án của tòa cấp dưới chứ không thay thế các bản án đó bằng các bản án của mình.

46. Thẩm phán Pháp đều được đào tạo tại trường thẩm phán Bordeaux?

Đúng. Sau khi trải qua 1 khóa học 4 năm trong trường đại học để nhận bằng cử nhân luật.

47. Các phán quyết của tòa án châu âu lục địa là án lệ?

Sai. Án lệ là các bản án đã được tòa án tuyên trong quá khứ, được áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự ở hiện tại.

48. So sánh vĩ mô phải dựa trên kết quả nghiên cứu của so sánh vi mô?

Đúng. Vì so sánh vĩ mô là so sánh các hệ thống pháp luật với nhau, so sánh vi mô là so sánh các vấn đề cụ thể, các văn bản pháp luật, các chế định pháp luật. Trong quá trình so sánh thì phải kết hợp cả hai cấp độ so sánh chứ không thể tách rời.

49. Pháp luật quốc tế không phải là đối tượng nghiên cứu của Luật so sánh?

Sai. Ngoài 2 đối tượng chính là hệ thống pháp luật còn các đối tượng: pháp luật quốc tế, các vấn đề lí luận, phương pháp luận so sánh, các vấn đề lịch sử luật so sánh…

50. Cả luật tư và luật công ở Châu Âu đều được xây dựng dựa trên luật La Mã?

Sai. Luật công xây dựng trên nền móng của luật tự nhiên.

51. Cả luật tư và luật công ở Châu Âu đều chịu ảnh hưởng của luật La Mã?

Đúng.

52. Trước thế kỷ 18 ở Châu Âu chưa có luật thành văn?

Sai. Luật La Mã là luật thành văn( năm 450 TCN).

53. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn phán quyết của Toà án?

Đúng. Phán quyết của tòa án chỉ được áp dụng khi không có luật thành văn và phải phù hợp với vụ việc đang xét xử.

54. Trong Civil Law, luật thành văn luôn luôn là nguồn luật quan trọng hơn tập quán?

Đúng. Chỉ được áp dụng khi luật trực tiếp dẫn chiếu không có quy định của pháp luật.

55. Trong Civil Law, luật hình sự là luật tư?

Sai. Luật hình sự là luật công.

56. Trong Civil Law, điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao hơn đạo luật quốc gia?

Đúng. Tòa án có thể áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế khi xét xử.

57. Các Toà án cấp Liên bang của Đức chỉ xem xét cấp chung thẩm các vụ án được toà án cấp bang chuyển lên?

Sai. Nếu có vụ việc liên quan giữa bang này với bang kia thì Tòa án Liên bang sẽ giải quyết.

58. Quá trình mở rộng ảnh hưởng của Common Law hoàn toàn giống với quá trình mở rộng của Civil Law?

Sai. Common law mở rộng cùng với quá trình mở rộng thuộc địa của Anh.

59. Trước thế kỷ 19, ở Anh chưa có luật thành văn?

Sai. Luật thành văn ra đời vào năm 600 SCN.

60. Luật thành văn và án lệ ở Anh được xây dựng trên cơ sở tập quán?

Đúng. Các tập quán phổ biến từ thời thượng cổ, các tập quán hoặc luật lệ địa phương.

61. Một số quốc gia từng là thuộc địa của Anh nhưng không theo hệ thống Common Law?

Đúng. Các nước Châu Phi.

62. Một số phán quyết của Toà án bang ở Mỹ có giá trị bắt buộc ngay cả với Toà án Liên bang?

Đúng

63. Một số quốc gia Hồi giáo nhưng không theo hệ thống pháp luật Hồi giáo?

Đúng. Ngoài pháp luật Hồi giáo còn có hệ thống pháp luật các quốc gia Hồi giáo.

64. Quias chỉ là phương pháp suy luận để giải thích luật nên không được coi là nguồn của luật Hồi giáo?

Sai. Quias là nguồn của luật Hồi giáo.

65. Luật Hồi giáo và luật Giáo hội Thiên chúa đều được coi là luật tôn giáo?

Đúng. Các loại chính của luật tôn giáo gồm có: Sharia ở Hồi giáo, Halakha ở Do Thái giáo, và luật Canon ở một số quốc gia theo Công giáo và luật giáo hội của Thiên Chúa.

TIẾP TỤC CẬP NHẬT…