Lương 8 triệu tiết kiệm như thế nào năm 2024

Tự nhận mình là người "nghiện tiết kiệm", Phương Trúc - Cô bạn 27 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội nói với chúng tôi: "Không biết mọi người thì sao, chứ với mình thì việc nghiêm túc theo đuổi mục tiêu tiết kiệm nhiều nhất có thể giúp mình trưởng thành hẳn lên. Và mình mình mới thực sự trưởng thành được có 3 năm thôi".

Cuối năm 2019, Phương Trúc chia tay bạn trai. Ôm nỗi sầu trong lòng, Trúc muốn đi Quy Nhơn một chuyến nhưng không thể… vì lúc đó, cô không có tiền.

Ảnh minh họa

"Cảm giác muốn đi một chuyến du lịch trong nước thôi mà cũng không có đủ tiền, mình thấy bản thân không chỉ thất tình mà còn thất bại nữa" - Trúc "tự thú".

Đó chính là khoảnh khắc khiến Trúc nhận ra mình phải "sống lại thôi". Từ một người kiếm bao nhiêu tiêu từng ấy, Trúc của hiện tại là cô gái có thể tiết kiệm tới 8 triệu/tháng với mức lương 15 triệu, hoàn toàn không có nguồn thu nhập khác.

Cô bạn này đã làm thế nào? Câu trả lời mà Trúc đưa ra chỉ gói gọn trong 3 gạch đầu dòng.

1 - Thanh toán hết mọi chi phí cố định vào ngày được nhận lương

Hiện tại, Trúc đang ở nhà thuê. Chi phí thuê nhà cùng tiền dịch vụ mỗi tháng của cô bạn này rơi vào khoảng 2600k. Ngoài khoản chi cố định này, ngay khi nhận lương, cô bạn sẽ thanh toán cả tiền cà phê và tiền ăn sáng, và rút tiền để đổ xăng cho cả tháng.

Các khoản chi cố định hàng tháng của Phương Trúc (Ảnh: NVCC)

"Mình là khách quen của anh bán cà phê và cô bán đồ ăn sáng ở trước cửa công ty. Thế nên mình toàn thanh toán trước 375k tiền cà phê và 500k tiền bữa sáng cho 25 ngày đi làm trong tháng. Anh với cô quý mình lắm, toàn cho mình thêm đồ thôi.

Ngoài ra mỗi tuần, mình đổ xăng hết 80k nên sẽ rút 320k tiền mặt, để vào ngăn kéo khóa trong ví để tránh tiêu lẹm vào chi phí đi lại" - Trúc kể.

2 - Cố định chi phí mua thực phẩm theo tuần

Sau khi trừ đi các chi phí cố định đã thanh toán và cả khoản tiền 8 triệu đổ vào tài khoản tiết kiệm, Trúc chỉ còn 3205k để chi cho nhu cầu ăn uống.

"Mình đặt ra hạn mức cho việc mua thực phẩm, chỉ được tối đa 500k/tuần thôi. Như vậy tính ra mỗi ngày, mình có 70k để mua thịt thà, rau củ. Mình chỉ tự nấu bữa tối và bữa trưa, cũng không ăn quá nhiều nên thực ra mỗi tháng, tiền ăn của mình chỉ hết khoảng 2500k thôi, có khi còn không đến ấy" - Trúc chia sẻ và cho biết thêm thi thoảng cô bạn cũng sẽ đi ăn ngoài cùng bạn bè, chứ phải cả tháng chẳng biết mùi hàng quán là thế nào.

Trúc luôn ghi chép rất cẩn thận và chi tiết các khoản chi cho việc mua sắm thực phẩm, để đảm bảo không tiêu vượt ngân sách (Ảnh: NVCC)

3 - Tự thưởng cho bản thân sau mỗi 3 tháng hoàn thành tốt mục tiêu tiết kiệm

Để có động lực tiết kiệm, Trúc cho biết nếu thực hiện được mục tiêu tiết kiệm 8 triệu/tháng trong 3 tháng liên tiếp, cô sẽ cho phép mình được tiêu 3 triệu vào bất cứ việc gì mà bản thân cảm thấy thích.

"Ngày xưa hồi mới đặt mục tiêu tiết kiệm, mình chưa quen lắm với việc cả tháng không mua quần áo hay mua mấy món đồ linh tinh đẹp đẹp, nên mới đặt ra phần thưởng này. Nhưng thú thật là bây giờ, cũng không mấy khi mình tiêu hết 3 triệu ấy, vì đang quen tiết kiệm rồi" - Trúc vừa cười vừa kể.

Ảnh minh họa

Sau đó, cô bạn này còn cho biết thêm rằng nếu không tiêu hết số tiền "tự thưởng này", Trúc sẽ chuyển tiền thừa vào 1 tài khoản khác, không phải tài khoản chi tiêu hàng ngày hay tài khoản tiết kiệm.

"Số tiền ấy mình để riêng trong 1 tài khoản, để phòng những có việc đột xuất như xe hỏng hoặc tiền mừng cưới bạn bè".

Tạm kết

Trúc nói với chúng tôi rằng khoảng 2 tháng đầu tiên theo đuổi mục tiêu tiết kiệm 8 triệu/tháng, cô bạn khá "vật vã" vì chưa quen với việc "tự dưng mất hơn nửa tháng lương". Tuy nhiên sau đó, khi mọi thứ đã "vào guồng", Trúc bắt đầu trở nên nghiện tiết kiệm.

"Mình đã sống quá lâu trong tình trạng chỉ còn 400-500k để sống trong vòng 10-12 ngày cuối tháng. Sau 2 tháng tự lên kế hoạch, tự kiểm soát chi tiêu, đến tận ngày nhận lương, có khi mình vẫn dư gần 1 triệu từ kỳ lương tháng trước. Mình bắt đầu nghiện tiết kiệm vì chính cảm giác này đấy" - Trúc kể và cho biết thêm, sau 3 năm sống tiết kiệm, hiện tại, Trúc đã đã có thể tự tin đi du lịch trong nước, thậm chí là nước ngoài bất cứ khi nào cảm thấy thích.

"Phiên bản cô Trúc thất tình mà không có đủ tiền đi Quy Nhơn một chuyến thực sự đã trôi vào dĩ vãng rồi".

Thị trường BĐS trầm lắng, tuy nhiên giá nhà đất vẫn ở mức cao khiến nhiều bạn trẻ đi làm với mức lương từ 8-10 triệu đồng/tháng thừa nhận rất khó khăn để có thể tiết kiệm mua nhà.

Theo dữ liệu từ chuyên trang về BĐS, hiện giá rao bán trung bình các loại hình nhà ở tại Hà Nội là 22,8 tỷ đồng/căn với nhà mặt phố; 17,8 tỷ đồng/căn với biệt thự; 6,3 tỷ đồng/căn với nhà riêng và 3,1 tỷ đồng/căn đối với chung cư. Đặc biệt, những dự án nhà giá rẻ ngày càng khan hiếm và khó tìm kiếm hơn.

Thống kê của Bộ Xây dựng thì cho biết căn hộ bình dân với giá dưới 25 triệu đồng/m2 tại các dự án nhà ở thương mại hầu như đã mất hút ở khu vực trung tâm đô thị Hà Nội, TP.HCM. Căn hộ mức giá này chỉ xuất hiện ở số ít dự án thuộc khu vực xa trung tâm như các huyện của hai thành phố lớn.

Trong khi đó, hầu hết người trưởng thành trong độ tuổi 18-35 đều muốn sở hữu nhà càng sớm càng tốt. Cái khó là giá nhà tăng quá cao nếu so sánh với mức thu nhập hàng năm, đặc biệt là với người trẻ mới đi làm với mức lương hàng tháng chỉ từ 8 đến 10 triệu đồng. Theo đánh giá của nhiều người, việc mua nhà, đất ở các thành phố lớn đang là hành trình cam go với phần lớn người lao động dưới 30 tuổi hiện nay.

Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 1989, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ dù giá BĐS hiện đang ở mức cao nhưng việc sở hữu nhà đất tại các thành phố lớn với những người trẻ mới đi làm có mức lương chỉ 8-10 triệu đồng hiện nay vẫn có thể thực hiện được.

Về phần mình, chị Huyền cho biết bản thân đã hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà đất tại Hà Nội từ năm 2017 dù mức lương của hai vợ chồng khi đó chỉ 7 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ về hành trình mua đất xây nhà của mình, chị Huyền cho biết ngay từ khi sinh bé đầu lòng năm 2012, hai vợ chồng đã đặt mục tiêu khi nào con vào lớp 1 sẽ sở hữu được nhà riêng tại Hà Nội. Do đó, bên cạnh mức lương từ công việc chính, chi tiêu tiết kiệm, anh chị cũng tích cực nhận công việc làm thêm để tăng thêm thu nhập khoảng 6 - 10 triệu đồng/tháng nữa.

Sở hữu nhà riêng tại các thành phố lớn là mục tiêu của nhiều người

Với tổng thu nhập của gia đình dao động từ 17 đến 26 triệu đồng/tháng (biến động thu nhập từ 2012-2017), nữ nhân viên văn phòng đã cân đối các khoản chi tiêu gia đình trong 50% - 60% tổng thu nhập và 40% - 50% còn lại là tiết kiệm nhằm hoàn thành mục tiêu sở hữu nhà riêng.

Để các khoản chi tiêu không vượt quá định mức đặt ra, trong suốt 7 năm đầu lập gia đình chị Huyền đã phải hạn chế tối đa các chi phí cafe, trà sữa, xem phim, đi lại, du lịch và ăn uống bên ngoài.

Đầu năm 2017, chị Huyền chính thức dọn về nhà mới tại Hà Đông với tổng chi phí mua đất và xây nhà hết gần 900 triệu đồng, trong đó có gần 300 triệu đồng hỗ trợ từ người thân. Sau khi trả hết nợ người thân 2 năm sau đó, đến nay gia đình chị cũng đã sở hữu BĐS thứ 2 tại Hà Nội khi thu nhập của hai vợ chồng được cải thiện hơn trước.

“Nghĩ lại quãng thời gian cả gia đình chi tiêu tiết kiệm để mua nhà đất thực sự là rất vất vả nhưng đến nay nhìn lại khi giá BĐS đã tăng gấp 2-3 lần so với lúc mua thì đây là thành quả xứng đáng cho nỗ lực của cả hai vợ chồng những năm qua”, chị Huyền tâm sự.

Theo chị Huyền, với giá chung cư bình dân (bao gồm cả chung cư cũ) trong khoảng giá từ 1,3 đến 2,5 tỷ đồng và đất nền trong khoảng giá từ 800 triệu đến 2 tỷ đồng ở các khu vực vùng ven hiện nay, những người trẻ với mức lương hàng tháng từ 8-10 triệu đồng hoàn toàn có thể sở hữu được.

Từ kinh nghiệm tiết kiệm và làm thêm của gia đình mình, nữ nhân viên văn phòng sinh năm 1989 cho biết bên cạnh mức lương 8-10 triệu đồng từ công việc chính, người trẻ hiện nay có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm thêm với thu nhập từ 3-5 triệu/tháng nữa.

Do đó, nếu cùng cố gắng, hai vợ chồng trẻ hoàn toàn có thể nâng mức thu nhập của mình từ 16-20 triệu đồng (chỉ tính lương cứng) lên mức 24-30 triệu đồng/tháng thậm chí hơn nếu cộng cả làm thêm. Với tổng thu nhập này, ngoài số tiền tích lũy, người thân hỗ trợ, các bạn trẻ có thể làm hồ sơ vay thêm từ ngân hàng số tiền khoảng 400 đến 600 triệu đồng để từng bước thực hiện giấc mơ an cư của mình.

Chị Huỳnh Tú Bình, một nhà tư vấn tài chính cá nhân tại TP HCM cho biết việc sở hữu những tài sản lớn như nhà, đất hiện nay không phải chuyện của riêng 1 cá nhân mà là câu chuyện của 1 gia đình bao gồm cả vợ và chồng. Do đó, khi lên kế hoạch mua nhà, đất cần tính tổng thu nhập (bao gồm cả lương và thu nhập ngoài lương chính) của cả hai người.

Những bạn trẻ đang có mức lương 8-10 triệu đồng/tháng muốn mua được nhà đất ở thời điểm hiện nay ngoài việc cần chi tiêu tiết kiệm, cũng cần tích cực nhận những công việc làm thêm như gia sư, chạy xe công nghệ, shipper, chạy bàn theo giờ, các công việc có thể làm online ngoài giờ hành chính,… để gia tăng thêm thu nhập.

Theo chị Bình, tùy điều kiện thực tế và nhu cầu của mỗi người, dù mức lương chỉ 8-10 triệu đồng/tháng hiện nay, mọi người vẫn có thể nghĩ đến việc mua nhà, đất, có mức sống cơ bản nếu biết cách lập cho mình kế hoạch tài chính một cách rõ ràng.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong những ngày đầu tháng 5, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động, chính vì thế số lãi thu được cho 100 triệu đồng gửi tiết kiệm mới cũng giảm...

1 tháng tiết kiệm bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia tài chính, bạn nên áp dụng quy tắc 50-20-30, tức là nên tiết kiệm ít nhất 20% tiền lương, 50% cho nhu cầu thiết yếu (nhà ở, thực phẩm, giao thông và chăm sóc sức khỏe) và 30% còn lại cho các mục tiêu tài chính (các khoản tiết kiệm, chẳng hạn như tiết kiệm khẩn cấp, tiết kiệm nghỉ hưu và tiết kiệm ...

Lương 8 triệu nên đầu tư gì?

Nhân viên văn phòng, thu nhập 8 triệu/tháng và 70 triệu tích luỹ, kênh đầu tư phù hợp và có lãi suất cao nhất là chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ, theo chuyên gia Tạ Thanh Tùng.

Thu nhập bao nhiêu là thấp?

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; Vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; Vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng; Vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Theo đó, mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp hiện nay là hơn 3,9 triệu đồng.

Tiết kiệm những gì?

Tiết kiệm là giữ lại một phần thu nhập để sử dụng cho các mục đích trong tương lai. Mỗi cá nhân có thể tự giữ tiền tiết kiệm hoặc gửi nhờ người thân, bạn bè hay các tổ chức tài chính. Trong đó, gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và khách hàng sẽ được trả lãi theo thỏa thuận.

Chủ đề