Mã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thanh hóa

Ngày 15/02/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 824/QĐ-BYT bổ sung các danh mục mã dùng chung áp dụng trong quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

1. Danh mục mã dùng chung trong khám chữa bệnh BHYT là gì?

Theo Điều 4 Quyết định 824/QĐ-BYT thì danh mục mã dùng chung ban hành kèm theo Quyết định này là cơ sở dữ liệu đầu vào sử dụng để trích chuyển dữ liệu điện tử giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với cơ quan bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc và với các cơ quan có liên quan.

2. Tổng hợp danh mục mã dùng chung trong khám chữa bệnh BHYT

Tổng hợp danh mục mã dùng chung trong khám chữa bệnh BHYT gồm 06 danh mục như sau:

2.1. Danh mục mã loại hình khám bệnh, chữa bệnh

STT

MA_LOAI_KCB

Diễn giải

1

01

Khám bệnh.

2

02

Điều trị ngoại trú.

3

03

Điều trị nội trú.

4

04

Điều trị nội trú ban ngày.

5

05

Điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính dài ngày liên tục trong năm, áp dụng cho các bệnh theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT về ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, có khám bệnh và lĩnh thuốc.

6

06

Điều trị lưu tại Trạm Y tế tuyến xã, Phòng khám đa khoa khu vực.

7

07

Nhận thuốc theo hẹn (không khám bệnh).

8

08

Điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính dài ngày liên tục trong năm, áp dụng cho các bệnh theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT, có khám bệnh, có thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và/hoặc được sử dụng thuốc.

9

09

Điều trị nội trú dưới 04 (bốn) giờ.

10

10

Các trường hợp khác.

2.2. Danh mục mã đối tượng khám bệnh, chữa bệnh

STT

MA_DOITUONG_KCB

Diễn giải

Trích dẫn

1

1

Đúng tuyến

2

1.1

Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.

3

1.2

Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến Xã hoặc Phòng khám đa khoa hoặc Bệnh viện tuyến Huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trạm y tế tuyến xã hoặc Phòng khám đa khoa hoặc Bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.

Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

4

1.3

Các trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

- Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);

- Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, bao gồm:

+ Cấp cứu;

+ Đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;

5

1.4

Các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.

6

1.5

Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

7

1.6

Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

8

1.7

Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.

Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

9

1.8

Các trường hợp KBCB theo quy định đối với người mắc bệnh lao theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BYT.

Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:

- Người tham gia bảo hiểm y tế mắc bệnh lao, lao kháng thuốc, nghi mắc lao, lao tiềm ẩn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BYT chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BYT;

- Người tham gia bảo hiểm y tế mắc bệnh lao kháng thuốc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BYT chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm c, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BYT;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BYT chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh người mắc bệnh lao, lao kháng thuốc, nghi mắc lao, lao tiềm ẩn đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BYT.

10

1.9

Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định đối với người mắc bệnh HIV/AIDS.

11

1.10

Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định đối với người mắc bệnh COVID-19.

12

2

Cấp cứu.

Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

13

3

Trái tuyến

14

3.1

Các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh được chỉ định điều trị nội trú, nội trú ban ngày tại các bệnh viện tuyến trung ương theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 40% mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế).

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế:

Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

15

3.2

Các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh được chỉ định điều trị nội trú, nội trú ban ngày tại các bệnh viện tuyến tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế).

Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/7/2009 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;

16

3.3

Các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế);

Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/7/2009 đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2016.

17

3.4

Trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương (mức hưởng 0%, hay nói cách khác: quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế);

18

3.5

Trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh (mức hưởng 0%, hay nói cách khác: quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế);

19

3.6

Các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế khi người đó đi khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, hoặc điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương).

Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế.

20

3.7

Các trường hợp khác không thuộc một trong các mã từ mã 3.1 đến mã 3.5 (mức hưởng 0%).

21

7

Lĩnh thuốc theo giấy hẹn trong trường hợp dịch bệnh hoặc bất khả kháng hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào (mức hưởng 100% theo phạm vi quyền lợi mức hưởng)

22

7.1

Người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lĩnh thuốc.

23

7.2

Người bệnh ủy quyền cho người khác đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lĩnh thuốc.

24

7.3

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

25

7.4

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển thuốc đến cho người bệnh.

26

8

Thu hồi đề nghị thanh toán

Khi áp dụng mã "8" thì trường MA_LK ghi theo mã liên kết của hồ sơ cũ.

27

9

Khám bệnh, chữa bệnh dịch vụ

2.3. Danh mục mã phương pháp chế biến vị thuốc cổ truyền

STT

PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN

TÊN PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN

I

PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ (viết tắt là SC)

1

Lựa chọn dược liệu

SC0

Chưa sơ chế

2

Phương pháp rửa

SC1

Rửa

3

Phương pháp ủ mềm

SC2

Ủ mềm

4

Phương pháp ngâm

SC3

Ngâm

5

Phương pháp thái

SC4

Thái (gồm Thái phiến, chặt, cắt đoạn)

6

Phương pháp phơi

SC5

Phơi

7

Phương pháp sấy

SC6

Sấy

II

PHƯƠNG PHÁP PHỨC CHẾ (viết tắt là PC)

8

Phương pháp chế biến dùng lửa (hỏa chế)

PC1

Hỏa chế

9

Sao trực tiếp không có phụ liệu

PC2

Sao trực tiếp

10

PC2.01

Sao qua (vi sao)

11

PC2.02

Sao vàng

12

PC2.03

Sao vàng cháy cạnh

13

PC2.04

Sao vàng hạ thổ

14

PC2.05

Sao đen (hắc sao)

15

PC2.06

Sao cháy (thán sao, sao tồn tính)

16

Chích, tẩm

PC3

Chích, tẩm

17

PC3.01

Chích rượu

18

PC3.02

Chích gừng

19

PC3.03

Chích muối ăn

20

PC3.04

Chích giấm

21

PC3.05

Chích mật ong

22

Sao gián tiếp

PC4

Sao gián tiếp

23

PC4.01

Sao cách cám

24

PC4.02

Sao cách gạo

25

PC4.03

Sao cách bột văn cáp

26

PC4.04

Sao cách cát

27

PC4.05

Sao cách đất

28

Phương pháp nung

PC5

Nung

29

PC5.01

Nung kín

30

PC5.02

Nung hở

31

Phương pháp hỏa phi

PC6

Hỏa phi

32

Phương pháp nướng

PC7

Nướng

33

Phương pháp chế biến dùng nước (thủy chế)

PC8

Thủy chế

34

PC8.01

Ngâm với dịch phụ liệu

35

PC8.02

36

PC8.03

Thủy phi

37

Phương pháp chế biến phối hợp nước và lửa (Thủy hỏa hợp chế)

PC9

Thủy hỏa hợp chế

38

PC9.01

Đồ

39

PC9.02

Nấu

40

Phương pháp khác (nếu có)

PCK

Phương pháp khác

2.4. Danh mục mã thuốc bổ sung mới theo Thông tư 20/2020/TT-BYT

STT

TÊN HOẠT CHẤT

MA_THUOC

1

Ceftazidim + Avibactam

20.194

2

Ceftolozan + Tazobactam

20.197

3

Molnupiravir

20.287

4

Anidulafungin

20.289

5

Micafungin

20.302

6

Apixaban

20.562

7

Tenoforvir + lamivudine + dolutegravir

20.20.273

2.5. Danh mục mã xăng, dầu

STT

Loại xăng, dầu

Mã xăng, dầu

Vùng 1

Vùng 2

1

Xăng RON 95-IV

R954V1

R954V2

2

Xăng RON95-III

R953V1

R953V2

3

Xăng sinh học E5 RON 92-II

E922V1

E922V2

4

Dầu DO 0,001S-V

D1S5V1

D1S5V2

5

Dầu DO 0,05S-II

D5S2V1

D5S2V2

6

Xăng RON 95-V

R955V1

R955V2

2.6. Danh mục mã đối tượng giám định y khoa

TT

Đối tượng giám định

Mã đối tượng giám định (MA_DOI_TUONG)

1

Bệnh binh

BB

2

Thương binh

TB

3

Chất độc hóa học

CĐHH

4

Giám định tổng hợp

TH

5

Nghỉ hưu trước tuổi

KNLĐH

6

Tai nạn lao động

TNLĐ

7

Bệnh nghề nghiệp

BNN

8

Hưởng BHXH một lần

BHXH1L

9

Tuất

KNLĐT

10

Người khuyết tật

NKT

11

Khám nghĩa vụ quân sự

NVQS

Lưu ý:

- Danh mục mã loại hình khám bệnh, chữa bệnh; mã đối tượng khám bệnh, chữa bệnh; mã phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền áp dụng thực hiện từ ngày 31/3/2023.

- Danh mục mã thuốc bổ sung mới theo Thông tư 20/2022/TT-BYT áp dụng thực hiện từ ngày 01/3/2023.

- Danh mục mã xăng, dầu; mã đối tượng giám định y khoa áp dụng thực hiện từ ngày 15/02/2023.

Quyết định 824/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Làm sao để biết nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu?

Xem thông tin Nơi DDKKCB BD trên thẻ BHYT;.

Tra cứu trực tuyến qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;.

Đối với người tham gia có sử dụng Ứng dụng VssID BHXH Số có thể tra cứu online qua ứng dụng này;.

Tra cứu Nơi ĐKKCB BD bằng cách gửi tin nhắn đến số 8079;.

Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu để làm gì?

Việc quy định có nơi đăng ký KCB ban đầu cho người tham gia BHYT nhằm quản lý người bệnh BHYT tốt hơn. Người có thẻ được KCB một cách thuận tiện tại cơ sở y tế gần nơi cư trú hoặc công tác. Trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB ban đầu, người bệnh sẽ được chuyển tuyến để được điều trị.

Người lao động được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở đầu?

Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mà khám chữa bệnh xem ở đầu?

Hiện nay mẫu thẻ BHYT mới nhất đang là mẫu thẻ được sử dụng từ ngày 1/4/2021. Theo đó mã số thẻ BHYT của chủ thẻ là dãy "Mã số:xxxxxxx" được in trên mặt trước của thẻ. Như vậy, với thẻ BHYT theo mẫu mới: Mã thẻ BHYT mới gồm có 10 ký tự số cũng chính là mã số BHXH được in trên mặt trước của thẻ.