Mã ngọc nhu là ai

Mặc dù thường được dân gian xem là nhân vật đứng thứ ba trong Ngũ hổ tướng, trên thực tế sau khi Lưu Bị lên ngôi vương, Triệu Vân chỉ được phong là Dực tướng quân, chức tước đứng sau bốn người kia. Trong Tam quốc chí, sử gia Trần Thọ cũng dựa vào đó mà xếp Triệu Vân cuối cùng trong Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện.

Năm 229, Triệu Vân bị bệnh mất ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Mãi tới năm 260, Lưu Thiện mới truy phong cho các tướng đã quá cố, thì 4 vị Quan Vũ, Trương Phi, Mã Siêu và Hoàng Trung đều được truy tặng tước hầu, chỉ có Triệu Vân không ở trong số đó.

Đại tướng quân Khương Duy và một số tướng lĩnh tỏ ra bất bình với Lưu Thiện về việc này, đề nghị phải truy phong cho ông. Sang năm 261, Lưu Thiện mới truy phong ông làm Thuận Bình hầu.

Về hậu duệ, Triệu Vân có hai người con trai, và một con gái. Trưởng nam Triệu Thống, thừa hưởng tước của cha, làm quan đến chức Hổ Bôn trung lang, Đốc Hành lãnh quân. Con thứ Triệu Quảng làm Nha Môn tướng, theo Khương Duy xuất chinh, chết khi tham gia trận Đạp Trung. Có một nhánh con cháu là theo Lưu Thiện dời đến Lạc Dương (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay), sau này không rõ thế nào.

Dù cho ghi chép về cuộc đời và sự nghiệp của Triệu Vân là tương đối nhiều, nhưng vẫn có một điều khiến cho hậu thế băn khoăn và tiếc nuối. Đó là tính cho đến thời điểm hiện tại kể từ sau khi Triệu Vân qua đời, không có ghi chép cụ thể và thực sự đáng tin cậy rằng ai là vợ chính thức của ông. Ngay cả Tam quốc chí, pho sử quan trọng về thời Tam quốc hay thậm chí cả tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung cũng không đề cập đến vợ của Triệu Vân là ai.

Tuy nhiên, trong tiểu thuyết Phản Tam quốc diễn nghĩa của Chu Đại Hoang, một tiểu thuyết dựa vào Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, có nói vợ của Triệu Vân là Mã Vân Lộc. Theo đó Mã Vân Lộc hay Mã Vân Lục, đôi khi dịch sang tiếng Việt là Mã Vân Liễu hoặc Mã Ngọc Như là con gái của Mã Đằng và là em gái của Mã Siêu, Mã Vân Lộc là một nữ chiến binh Tây Lương với cá tính mạnh mẽ. Cô luôn lo lắng vì không muốn gia đình ép buộc việc hôn sự nên đã 22 tuổi mà chưa chịu lấy chồng. Sau đó cô theo Mã Siêu về Thục và gặp gỡ Triệu Vân từ đó mến mộ Triệu Vân nên đã cưới ông. Nhưng đáng tiếc đây chỉ là một nhân vật hư cấu.

Truyền thuyết dân gian về vợ Triệu Vân

Các câu chuyện dân gian kể rằng ông rất chung tình, có một người vợ tên Mã Vân Lộc. Bà vốn là em gái của Mã Siêu sau được gả cho Triệu Vân. Không chỉ sở hữu sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, bà còn thành thạo cưỡi ngựa bắn cung, đặc biệt thương pháp của bà là vô song do được truyền thụ lại từ Mã gia.

Một câu truyện dân gian Trung Quốc nói về cái chết của Triệu Vân không được đề cập trong Tam quốc diễn nghĩa. Trong câu chuyện này, Triệu Vân không bao giờ bị thương trong trận chiến trước đây, vì vậy không có vết sẹo nào trên cơ thể của mình. Một ngày, trong khi ông đang tắm, vợ ông nghịch ngợm châm ông với một cây kim thêu. Triệu Vân giật mình vì nhói đau, nhìn thấy giọt máu chảy lăn trên cánh tay thì vô cùng hoảng sợ, mặt mày đột nhiên tái dại, hàm cứng, cuối cùng chết vì sốc.

***************

Trí dũng toàn tài, tận trung nghĩa

Ban đầu, Triệu Vân theo Công Tôn Toản đánh quân Khăn Vàng. Sau khi liên minh chống Đổng Trác tan rã, các chư hầu quay sang đánh lẫn nhau.

Viên Thiệu đoạt được Ký Châu, nhiều người quy phục. Tuy nhiên, Triệu Vân lại theo Công Tôn Toản chinh chiến, nhiều lần đụng độ với quân Viên Thiệu.

Khi Lưu Bị nương nhờ Công Tôn Toản, ông ta rất quý mến Triệu Vân. Hai người kết giao. Năm 193, Toản sai Lưu Bị hỗ trợ Thứ sử Thanh Châu là Điền Khải chống lại Viên Thiệu rồi lại lệnh Triệu Tử Long tháp tùng Lưu Bị.

Quãng thời gian kề vai chiến đấu khiến mối quan hệ của hai người gắn bó hơn nhưng Triệu Vân vẫn giữ lòng trung với Công Tôn Toản.

Giữa lúc Công Tôn Toản và Viên Thiệu giao tranh ác liệt, anh cả của Triệu Vân qua đời, ông xin về quê để tang anh. Lưu Bị đoán Triệu Vân nhân dịp này sẽ đi luôn nên tìm gặp ông và cầm tay hẹn ngày gặp lại.

Sau này, Toản bị Viên Thiệu tiêu diệt, danh tướng Thường Sơn thà về quê chứ không phản bội Công Tôn Toản để theo Lưu Bị. Mãi đến khi Lưu Bị bỏ Viên Thiệu chạy về phía Nam, nương nhờ Ký Châu, Triệu Tử Long mới chủ động tìm đến, cùng nhau chiêu tập binh mã.

Lòng trung thành của Triệu Vân khiến Lưu Bị cảm phục và tin dùng. Dù xét về mặt chiến công hay chức tước, Tử Long không sánh kịp Quan Vân Trường và Trương Phi, ông lại là một trong số ít cận thần được Lưu Bị tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ gia quyến.

Tào Tháo cũng rất quý mến danh tướng Thục Hán này. Ông ta từng có cơ hội giết chết Triệu Vân nhưng lại chỉ ra lệnh bắt sống. Chính mệnh lệnh ấy đã giúp Thường Sơn tướng quân có cơ hội phá vòng vây thoát thân.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung khá ưu ái vị danh tướng này. Ông miêu tả Triệu Vân là võ tướng cao cường, trí dũng song toàn. “Ngọn thương của Vân múa, khi lên khi xuống thấp thoáng như cành hoa lê bay, lộn trước lộn sau tơi bời như hạt mưa tuyết toả. Trương Cáp, Từ Hoảng trông thấy rụng rời hết vía, không dám ra địch”.

Theo các sử gia (Trung Quốc) từng có bài đánh giá ngũ hổ thượng tướng nhà Thục Hán. Theo đó, nếu xét về danh tiếng và chiến công hiển hách, Võ thánh Quan Vũ sẽ đứng vị trí cao nhất. Tuy nhiên, nếu xếp cả về đức độ, tài thao lược, trí dũng song toàn, chắc hẳn Triệu Vân đứng đầu.

Như vậy, so với các danh tướng hữu dũng nhưng khuyết thiếu mưu lược như Vân Trường, Dực Đức, Tử Long được đánh giá toàn tài hơn.

Ông nổi tiếng với tài dùng thương, 10 dũng tướng của Tào Tháo không địch nổi một mình Triệu Vân. Với tài thương thuật của mình, Triệu Vân có thể dũng mãnh tả xung hữu đột, giành được chiến thắng trong vòng vây kẻ địch. Ông được Lưu Bị ngợi khen như là võ tướng dũng khí có thừa.

Cưỡi bạch mã, cầm trường thương, Triệu Vân lập những chiến công hiển hách. Ông từng phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân, hai lần cứu A Đẩu.

Chỉ riêng chiến công một mình phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy hai lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công của Tào Tháo đã đủ để liệt Triệu Vân vào hàng dũng tướng hàng đầu Tam Quốc.

Ông cũng truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích, đánh Tây Xuyên, Hán Trung, đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy, tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy.

Khi Lưu Bị muốn đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vũ, Triệu Vân ngăn cản vì cho rằng thời thế chưa cho phép, quân Thục chưa đủ mạnh. Lưu Bị không nghe dẫn đến đại bại.

Hai lần cứu ấu chúa

Năm 208, Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu. Lưu Bị giao tranh với quân Tào ở Đương Dương – Tràng Bản, thua lớn phải chạy về phía nam.

Trong buổi loạn lạc, nhiều người truyền tin Triệu Vân hàng Tào nhưng Lưu Bị nhất mực tin tưởng ông.

Tam Quốc diễn nghĩa miêu tả việc Triệu Vân phá vòng vây cứu A Đẩu rất ly kỳ. Lúc đó, Lưu Thiện không đi cùng mẹ ruột mà ở cạnh My phu nhân. Sau khi trao A Đẩu cho Triệu Vân, vị phu nhân này tự sát để không vướng chân hai người.

Ngay tại thời điểm nguy nan, Triệu Vân xông pha trận mạc, cứu mẹ con Cam phu nhân và con trai quân chủ là Lưu Thiện (A Đẩu), khiến Lưu Bị vô cùng cảm kích.

Triệu Vân ôm con trai quân chủ, tả xung hữu đột, lao thẳng vào vòng vây quân Tào, giết chết vô số tướng địch.

Khâm phục sức mạnh, dũng khí danh tướng Thục Hán, Tào Tháo ra lệnh quân sĩ không được bắn lén Triệu Vân mà tìm mọi cách bắt sống. Tử Long vung thương giết 50 tướng, chém gãy hai lá cờ to, đoạt gươm Thanh Công, phá vòng vây, bảo vệ được Lưu Thiện.

Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng

Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng

Xưa nay cứu chúa xông trăm trận

Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long.

Khi Triệu Vân đưa A Đẩu về gặp Lưu Bị, Lưu Bị vứt con trai xuống, mắng: “Vì ngươi, suýt nữa ta mất một đại tướng!”.

Trong ngũ hổ tướng, Triệu Vân chịu trách nhiệm bảo vệ gia quyến của Lưu Bị. Năm 213, ông một lần nữa cứu ấu chúa. Khi đó, Lưu Bị mang quân đánh Ích Châu. Tôn phu nhân – vợ Lưu Bị, em gái Tôn Quyền – thường giễu võ dương oai. Triệu Vân được giao giữ chức Tư mã Kinh Châu, quản nội cung.

Nghe tin Lưu Bị xuất quân, Tôn Quyền phái đội thuyền đến Kinh Châu đón em gái về. Tôn phu nhân muốn dẫn theo Lưu Thiện về.

Triệu Vân biết tin vội vàng cùng Trương Phi dẫn quân chặn sông, khuyên Tôn phu nhân ở lại. Tuy nhiên, bà ta nhất quyết không nghe.

Cuối cùng, hai người phải để Tôn phu nhân đi nhưng buộc bà phải để Lưu Thiện lại. Sau này, ấu chúa lên ngôi, Triệu Vân càng thêm được trọng dụng, liên tiếp giữ nhiều chức vụ quan trọng.

6 chiến công to lớn của Triệu Vân cho nhà Thục Hán:

Phá trận Bát Môn kim Tỏa của Tào Nhân (có công của Từ Thứ giúp kế phá ải).

Cứu con trai Lưu Bị trong trận Trường Bản, chém hơn 50 tướng của Tào Tháo, cướp được thanh kiếm Thanh Công của Tào Tháo.

Truy kích Tào Tháo ở trận Xích Bích.

Đánh Tây Xuyên, Hán Trung.

Đánh tộc người Man do Mạnh Hoạch chỉ huy.

Tham gia Bắc phạt do Gia Cát Lượng chỉ huy.

… Và rất trong tình nghĩa, chính trực

Triệu Vân là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, nhưng trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người.

Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo.

Ông còn là người rất trọng tình nghĩa. Sau khi Quan Vũ và Trương Phi mất thì ông nhận Quan Hưng và Trương Bào làm đệ tử, vừa chăm sóc vừa dạy võ.

Sau khi Lưu Thiện lên ngôi đã lập tức phong quan cho Triệu Tử Long.

Năm 223, Triệu Vân được phong làm Trung hộ quân, Chinh nam tướng quân, Vĩnh Xương đình hầu, sau đó thăng lên Trấn đông tướng quân.

Năm 229, Triệu Vân bệnh mất. Văn thần võ tướng Thục Hán đã khóc thương danh tướng một thời này.

Nhưng phải tới 31 năm sau (260), trước sự phản ứng quyết liệt của đại tướng Khương Duy, Lưu Thiện mới truy phong Triệu Vân làm Thuận Bình Hầu.

Video liên quan

Chủ đề