Mã nhà cung cấp là gì

Sau khi hoàn thành thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số gọi là mã số doanh nghiệp. Vậy mã số này có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? và nó có thật sự cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp hay không? Hãy cùng Hãng luật Minh Mẫn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Mục lục

  • 1 Mã số doanh nghiệp là gì?
  • 2 Mục đích cấp mã số doanh nghiệp
  • 3 Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp
  • 4 Cách thức cấp mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

(Theo quy định Điều 30, Luật doanh nghiệp 2014)

Mã nhà cung cấp là gì

Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

Mục đích cấp mã số doanh nghiệp

Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác. Qua đó các cơ quan nhà nước có thể kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

  • Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.
  • Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
  • Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
  • Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Cách thức cấp mã số doanh nghiệp

Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vây, mã số doanh nghiệp thật sự cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, nó có ý nghĩa trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

Trên đây là bài viết chia sẻ về “ý nghĩa của mã số doanh nghiệp” của chúng tôi. Nếu Quý khách hàng cần giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến mã số doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Hotline: (028) 3846.5555

Email:

Nhà cung cấp (tiếng Anh: Suppliers) hiểu theo cách đơn giản có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường.

Mã nhà cung cấp là gì

Hình minh họa

Nhà cung cấp (Suppliers)

Định nghĩa

Nhà cung cấp trong tiếng Anh là Suppliers. Nhà cung cấp hiểu theo cách đơn giản có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường.

Đặc trưng cơ bản

- Những nhà cung cấp này hình thành các thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, như cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, cung cấp vốn, các dịch vụ tài chính, cung ứng lao động...

- Tính chất của các thị trường cung cấp khác nhau sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường mang tính cạnh tranh, cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền sẽ tác động ở mức độ khác nhau đến hoạt động mua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp.

Nhà cung cấp có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

- Những nhà cung cấp có thể coi là một áp lực đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp, hay như không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng, thời gian cung ứng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Áp lực của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp thường thể hiện ở các tình huống sau:

+ Số lượng nhà cung cấp ít, thậm chí chỉ có một doanh nghiệp độc quyền cung cấp.

+ Tính chất thay thế của các yếu tố đầu vào là khó.

+ Doanh nghiệp mua yếu tố đầu vào không phải là khách hàng quan trọng và ưu tiên của nhà cung cấp.

+ Tầm quan trọng của yếu tố đầu vào đối với doanh nghiệp mua

+ Các nhà cung cấp nguyên liệu, vật liệu có chiến lược hội nhập dọc

* Chiến lược hội nhập dọc có thể thực hiện theo các phương án sau đây:

- Hội nhập dọc ngược chiều (về phía sau) 

Là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp.

Chiến lược này đặc biệt thích hợp trong trường hợp nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp ở mức giá cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định.

- Hội nhập dọc thuận chiều (về phía trước)

Là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ.

Chiến lược này đặc biệt phù hợp trong trường hợp nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng hóa/dịch vụ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính)