Mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học là gì

1. Tổ chức lớp (1p)

     Chào các bạn! Thầy (cô) rất vui khi được gặp lại các bạn! chúc các bạn có một buổi học vui vẻ hiệu quả

     GV: (kiểm tra sĩ số lớp)

Trước khi bước vào buổi học mới lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp mình hôm nay. (nhân xét đánh giá)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

       GV: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu phần IV nhiệm vụ của quá trình dạy học. Trước khi vào bài mới cô sẽ kiểm tra lại kiến thức cũ.

Kể tên các nhiệm vụ của quá trình dạy học?

      Gọi 2 SV trả lời

=> Gv nhận xét đưa ra kết luận.

3. Giới thiệu vào bài mới (2p)

     Theo quan điểm của triết học DVBC, mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Nguyên nhân của sự phát triển chính là nhờ việc giải quyết tốt mâu thuẫn giữa các mặt đối lập của sự vật hiện tượng trong quá trình vận động. Việc giải quyết tốt các mâu thuẫn đưa tới sự vận động, phát triển không ngừng của SVHT và điều đó được gọi là động lực

    Quá trình dạy học cũng không nằm ngoài quy luật đó, nó cũng luôn luôn vận động và phát triển. Vậy động lực của quá trình dạy học là gì? Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau nghiên cứu

(GV chiếu slide đầu bài)

4. Tổ chức tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội tri thức mới (19p)

       Để hiểu được động lực của quá trình dạy học là gì, trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu khái niệm của nó.

GV: Qua nghiên cứu giáo trình một bạn hãy cho cô biết động lực của quá trình dạy học là gì?

    GV Gọi một SV trả lời: ……….

    GV nhận xét và kết luận.

    Phân tích khái niệm

      GV nêu câu hỏi:

     Khái niệm động lực của quá trình dạy học có thể chia thành mấy ý cơ bản?

     SV trả lời:

     GV kết luận có thể chia thành 2 ý cơ bản : động lực của quá trình dạy học là việc:

              + Thúc đẩy giải quyết mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

              + Giải quyết mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định.

   GV làm rõ mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:

   - Mâu thuẫn bên trong

     GV đưa ra khái niệm  

     GV gạch chân vào:  “Các thành tố của quá trình dạy học”    

      GV đặt câu hỏi:

      Bằng hiểu biết của mình các em hãy nêu cho cô quá trình dạy học bao gồm những thành tố nào?

      Gọi SV trả lời: …

      GV ghi bảng nháp

    Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học bao gồm các thành tố cơ bản là:

     Mục đích; nội dung; phương pháp; phương tiện; hình thức tổ chức; nhiệm vụ; học sinh với hoạt động học; giáo viên vói hoạt động dạy; kết quả.

     Từ các thành tố GV lấy VD về mâu thuẫn bên trong: Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã được cải cách nhưng phương pháp dạy học chưa được đổi mới.

         Em nào có thể đưa ra một VD khác cho cô và các bạn cùng nghe?

          Gọi 1 số SV lấy VD minh họa:

          GV: Không chỉ giữ các thành tố có sự mâu thuẫn với nhau mà trong từng thành tố cũng có sự mâu thuẫn.

         GV lấy  VD: Mâu thuẫn giữa mong muốn chiếm hữu tri thức mới với năng lực trí tuệ hiện có của học sinh

      -Mâu thuẫn bên ngoài:

       GV đưa ra khái niệm

     GV lấy VD: sự phát triển của khoa học công nghệ với khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế của GV

     GV mời một số sinh viên lấy ví dụ minh họa.

     SV đưa ra VD:

     GV bây giờ cô có một ví dụ cả lớp hãy cho cô biết đó là mâu thuẫn bên trong hay bên ngoài:

     Mâu thuẫn giữa phương pháp dạy học của GV với phương pháp học tập của SV

      SV: trả lời

      GV: tại sao?

       SV: Trả lời

       GV: nhận xét và đưa ra kết luận

     Như vậy, động lực của quá trình dạy học là sự thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong quá trình dạy học

       Có rất nhiều mâu thuẫn tồn tại trong quá trình dạy học nhưng chỉ có một mâu thuẫn là cơ bản nhất. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể phân biệt được đâu là mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học? Chúng ta phải dựa vào các dấu hiệu để nhận biết mâu thuẫn cơ bản.

       GV chiếu slide dấu hiệu nhận biết mâu thuẫn cơ bản và tiến hành phân tích từng dấu hiệu

    GV:  Nêu câu hỏi

     Mâu thuẫn tồn tại từ đầu đến cuối quá trình dạy học nghĩa là như thế nào?

      GV gọi SV trả lời     

      GV nhận xét tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận.

Trong quá trình dạy học, khi xuất hiện mâu thuẫn thì mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết. sau khi mâu thuẫn đó được giải quyết, sẽ làm xuất hiện mâu thuẫn mới ở mức độ cao hơn và nhờ sự giúp đỡ của giáo viên cùng các bạn cá nhân tự giải quyết mâu thuẫn và cứ như vậy, sau khi mâu thuẫn được giải quyết lại liên tục xuất hiện những mâu thuẫn mới cho đến hết quá trình dạy học

      GV tiếp tục đặt câu hỏi

      Việc giải quyết mâu thuẫn khác xét cho cùng là để phục vụ cho việc giải quyết mâu thẫn này cho thấy mâu thuẫn cơ bản có vị trí như thế nào?

    GV gọi SV trả lời

    GV nhận xét câu trả lời và vẽ sơ đồ  phân tích lên bảng nháp

     Trong quá trình dạy học có rất nhiều mâu thuẫn nhưng việc giải quyết tất cả các mâu thuẫn khác đều nhằm vào 1 mâu thuẫn chính và mâu thuẫn đó chính là mâu thuẫn trung tâm còn các mâu thuẫn khác giống như các vệ tinh xung quanh tạo điều kiện cho việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản đó cũng chính là dấu hiệu thứ 2 để nhận biết mâu thuẫn cơ bản.

     Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh do đó giáo viên phải biết hướng vào người học, kết quả dạy học của giáo viên được thể hiện thông qua kết quả học của học sinh. Học sinh được xem là trung tâm của quá trình dạy học. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản phải là mâu thuẫn có liên quan trực tiếp đến người học.

GV: căn cứ vào các dấu hiệu trên hãy chỉ ra trong những mâu thuẫn sau mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản? Vì sao?

  1. mâu thuẫn giữa trình độ chuyên môn của thầy giáo cao nhưng phương pháp giảng dạy của thầy còn hạn chế
  2. mâu thuẫn giữa phương pháp dạy học hiện đại nhưng phương tiện dạy học không đảm bảo
  3. mâu thuẫn giữa sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải có tri thức cao nhưng nội dung dạy học còn lạc hậu chưa được đổi mới
  4. mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ dạy học do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độ tri thức và kỹ năng kỹ xảo trình độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh

      GV gọi SV trả lời

       GV nhận xét đưa ra kết luận.

     GV: Đây là mâu thuẫn tồn tại từ đầu đến cuối quá trình dạy học, vì trong quá trình dạy học luôn hướng đến tri thức mới đòi hỏi tư duy cao hơn. Tuy nhiên năng lực của sinh viên lại còn hạn chế. Điều đó làm xuất hiện mâu thuẫn và cứ như thế mâu thuẫn cơ bản liên tục xuất hiện cho đến hết quá trình dạy học

          Khi mâu thuẫn này xuất hiện sinh viên nhờ sự hỗ trợ của giảng viên và các bạn khác để giải quyết. nhờ vậy, sinh viên nâng cao trình độ, phát triển không ngừng về tư duy

        GV kết luận: Như vậy mâu thuẫn trên chính là mâu thuẫn cơ bản của QTDH.

        Mâu thuẫn cơ bản xuất hiện nhưng cần phải được người học ý thức và có nhu cầu giải quyết. Đồng thời, để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học phải có những điều kiện nhất định. Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu mục 3

    GV: Đưa ra ví dụ phân tích điều kiện

        “Trong giờ tiếng Anh cô đưa ra một bài            tập viết một đoạn văn ngắn về gia đình. Học sinh A do vốn từ vựng còn hạn chế nên loay hoay mãi không viết được nên kết quả lần thi thứ nhất A không đủ điểm qua và phải thi lại lần thứ hai ”       

       GV: phân tích

      Ta thấy trong ví dụ này bản thân bạn A đã xuất hiện mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu điểm cao với trình độ hạn chế.

GV nêu câu hỏi

      Nếu là A trong trường hợp trên em sẽ giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách nào để có thể đạt được kết quả cao vào lần thi thứ 2?

     GV gọi học sinh trả lời

     GV nhận xét, kết luận

Mỗi bạn có 1 cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau chứng tỏ các bạn đã hiểu và ý thức dược mâu thuẫn một cách sâu sắc. như vậy, chỉ khi học sinh nhận thức được yêu cầu của nhiệm vụ nhận thức, đánh giá được trình độ kỹ năng, kỹ xảo hiện có của mình và có nhu cầu giải quyết thì mới có thể góp phần biến mâu thuẫn thành động lực của quá trình dạy học.

     GV nêu câu hỏi :

    Bạn nào cho cô biết điều kiện thứ 2 để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học là gì?

    SV trả lời

    GV ghi bảng nháp

    GV tiếp tục đặt câu hỏi

Vậy em hiểu mâu thuẫn như thế nào được gọi là vừa sức với học sinh?

    SV trả lời

   GV nhận xét và đưa ra kết luận

        Mâu thuẫn phải vừa sức học sinh, nghĩa là tùy thuộc vào nội dung chương trình và trình độ hiện có của học sinh để giáo viên đưa ra các bài tập phù hợp tương ứng với giới hạn của vùng phát triển gần nhất của học sinh mà họ có thể giải quyết được với sự huy động tối đa nỗ lực của mình trong việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức đó

GV đưa ra điều kiện thứ 3

.

GV đưa ra ví dụ minh họa

Hay khi dạy bài chương I, GV đưa ra yêu cầu của chương II, đó là đốt cháy giai đoạn.    

Trong quá trình dạy học các mâu thuẫn phải được xuất hiện tự nhiên, tất yếu do quá trình dạy học dẫn đến, không nên đốt cháy giai đoạn

GV gọi sinh viên lấy ví dụ minh họa

    GV: Ba điều kiện nêu trên, bạn nào cho cô biết điều kiện nào là điều kiện quan trọng nhất?

    Gọi 1 SV trả lời: …

    GV: nhận xét và đưa ra kết luận.

       Trong ba điều kiện đó thì điều kiện thứ nhất thuộc về học sinh có ý nghĩa quan trọng nhất bởi vì trong quá trình dạy học giáo viên giữ vai trò lãnh đạo tổ chức, điều khiển, còn học sinh phải tự giác tích cực chủ động sáng tạo, chỉ khi học sinh nhận thức điều khiển được hoạt động học tập của mình thì khi đó nhiệm vụ dạy học mới có thể được thực hiện, hay nói cách khác, yếu tố cá nhân giữ vai trò quyết định.

   Hai điều kiện còn lại thuộc về giáo viên, người giáo viên phải biết làm thế nào để cho các mâu thuẫn xuất hiện đúng lúc để kích thích tối đa tiềm lực và sự chủ động sáng tạo của học sinh

    Vậy để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học thì cần phải đảm bảo được cả 3 điều kiện trên.

      Có 3 nhiệm vụ chính của quá trình dạy học:

- Giúp người học nắm vững tri thức, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo

- Phát triển năng lực tư duy

- Hình thành những phẩm chất cần thiết, phát triển nhân cách người học

V. ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

1. Khái niệm động lực (7p)

KN: Động lực của quá trình dạy học là sự thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, trong đó giải quyết mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định.

   Mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa các thành tố hoặc giữa các yếu tố trong từng thành tố của quá trình dạy học.

  Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển kinh tế xã hội với từng thành tố của quá trình dạy học.

2. một số dấu hiệu xác định mâu thuẫn cơ bản (6p)

+ Mâu thuẫn này tồn tại từ đầu đến cuối của quá trình dạy học.

+ Việc giải quyết mâu thuẫn khác xét cho cùng là để phục vụ cho việc giải quyết mâu thẫn này

+ Việc giải quyết mâu thuẫn này có liên quan trực tiếp đến sự vận động và phát triển của học sinh và sự vận động của họ.

     Mâu thẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ dạy học do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độ tri thức và kỹ năng kỹ xảo trình độ phát triển trí tuệ hiện có của học sinh.

3. Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học (6P)

- Mâu thuẫn được người học ý thức đủ, sâu sắc và có nhu cầu giải quyết.

- Mâu thuẫn phải vừa sức học sinh.

- Mâu thuẫn phải xuất hiện tự nhiên do logic của tiến trình dạy học dẫn đến

Video liên quan

Chủ đề