Medrol có phải là thuốc ức chế miễn dịch không

Điều này có thể xuất phát từ việc người bệnh hiểu chưa đúng thông tin khuyến cáo của cơ quan y tế về việc sử dụng thuốc.

Hiện, việc triển khai các túi thuốc đến tay bệnh nhân COVID-19 trong cộng đồng đang được nhân rộng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc được cấp/gợi ý, trong đó có việc dùng thuốc corticosteroid (dexamethasone, methylprednisolone) cho bệnh nhân F0 từ sớm có thực sự hiệu quả?

Medrol có phải là thuốc ức chế miễn dịch không

Hiện có rất nhiều toa/túi thuốc kê cho bệnh nhân COVID-19 sử dụng thuốc corticosteroid từ sớm.

Thuốc corticosteroid được sử dụng trong nhiều bệnh lý với tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Thuốc đã được thử nghiệm trên những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 trong thử nghiệm lâm sàng RECOVERY và cho kết quả có lợi cho bệnh nhân bị bệnh nặng. Đối với những bệnh nhân phải thở máy, việc điều trị được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong.

Corticoisteroid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nặng (cần phải thở máy, thở oxy) nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào. 

Corticosteroid có lợi cho bệnh nhân COVID-19 nhưng không phải có thể dùng ở bất cứ giai đoạn nào.

Khi nào bệnh nhân COVID-19 trở nặng và cần dùng thuốc corticosteroid?

Bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, nhưng tác nhân làm cho bệnh nặng là do chính hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này không xảy ra ở tất cả nhưng ở một số bệnh nhân, hệ miễn dịch đã hoạt động quá mức dẫn đến gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch quá mức này xảy ra sau một khoảng thời gian nhiễm virus, thường thì sau 7 ngày từ khi có triệu chứng. Vì phổi là cơ quan virus xâm nhập nên triệu chứng có thể bắt đầu từ đây như dấu hiệu giảm nhiều SpO2; lúc này có thể là thời điểm thích hợp để bắt đầu sử dụng thuốc cortisteroid nhằm "kiềm hãm" phản ứng miễn dịch. 

Dù vậy, cần lưu ý không phải ai cũng bị và chỉ có một số bệnh nhân gặp phải phản ứng miễn dịch nặng này như đã để cập phần trên.

Sử dụng thuốc corticosteroid sớm và những nguy cơ

Bình thường khi bị nhiễm virus bất kỳ, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất kiềm hãm virus phát triển, có tên là inteferon. Với bệnh nhân COVID-19, người ta thấy rằng việc gia tăng sớm interferon loại 1 (type 1 interferon) dường như làm nhẹ tình trạng bệnh COVID-19, trong khi đó việc gia tăng trễ hoặc không tăng interferon này làm tăng độ nặng của bệnh và tăng nguy cơ tử vong. 

Ứng dụng trong việc này, hiện đã có nghiên cứu dùng inteferon loại 1 tái tổ hợp cho bệnh nhân mới vừa nhiễm SARS-CoV-2 và đã cho kết quả khả quan. Điều này cho thấy vai trò của việc gia tăng sớm interferon 1 có thể giảm nhẹ triệu chứng/biến chứng của bệnh COVID-19.

Các thuốc corticosteroid cũng cho thấy tác dụng ức chế interferon loại 1. Dù chưa có bằng chứng rõ ràng việc dùng thuốc corticoisteroid có làm giảm interferon loại 1 này ở bệnh nhân COVID-19 hay không, các dữ liệu có được đến thời điểm này dường như cho thấy mối liên quan.

Ngoài ra, đã có nhiều bằng chứng chỉ ra việc dùng thuốc corticoteroid cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ sẽ không có hiệu quả, thậm chí gây hại. 

Một nghiên cứu khác cho thấy việc dùng thuốc corticosteroid sau 7 ngày từ khi có triệu chứng COVID-19 cho hiệu quả giảm tử vong cao hơn so với việc nếu dùng thuốc sớm hơn (trước 7 ngày từ khi có triệu chứng). Đó là chưa kể thuốc còn làm chậm thời gian loại bỏ virus khỏi cơ thể. 

Vì vậy, nếu dùng sớm (giai đoạn virus tăng sinh) có thể không có lợi so với giai đoạn sau (phản ứng miễn dịch) khi lượng virus đã giảm đi nhiều. Ngoài ra, việc không tính đến những bệnh lý kèm theo của bệnh nhân cũng có thể dẫn đến biến chứng khi dùng corticosteroid như tăng đường huyết, tăng nhãn áp, loạn thần…

Việc dùng dexamethasone và methylprednisolone ngay khi bệnh nhân biết mình nhiễm COVID-19 dường như không có lợi, mà có thể gây hại, thậm chí có thể làm bệnh nặng hơn.

Thời điểm có thể xem xét dùng thuốc này thường sau 7 ngày tính từ lúc có triệu chứng COVID-19 (sốt, ho...) và trên những bệnh nhân có dấu hiệu chuyển biến nặng (giảm nhiều SpO2).

DS. Nguyễn Quốc Hòa (Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh)

https://suckhoedoisong.vn/co-nen-dung-som-thuoc-corticosteroid-cho-benh-nhan-covid-19-169210823144822383.htm

Medrol là một loại thuốc thuộc hãng Pfizer là một GlucoCorticoid có tác dụng hỗ trợ điều trị chống viêm, ức chế hệ miễn dịch và chống dị ứng mạnh. Sản phẩm này được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý về viêm nhiễm và dị ứng.

Thành phần của thuốc Medrol

Thành phần chính của Medrol : Methyl Prednisolone, hàm lượng là 4 mg hoặc 16 mg tùy biệt dược

Ngoài ra thuốc còn có một số tá dược như: stearat canxi, tinh bột ngô, bột bắp khô, sucrose và lactose.

Dạng bào chế của thuốc Medrol

Medrol dược bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng Medrol 4mg và Medrol 16mg. 

Một hộp medrol có 1 hoặc 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

Thuốc thuốc Medrol có giá bao nhiêu?

  • Trên thị trường hiện nay, thuốc Medrol 4mg có giá bán là 39.000VNĐ/hộp; mỗi hộp có 3 vỉ x 10 viên
  • Thuốc Medrol 16mg có giá bán là 120.000 VNĐ/ hộp; mỗi hộp 3 vỉ x 10 viên

Tác dụng của thuốc Medrol là gì?

Thuốc Medrol có tác dụng gì?

Thuốc Medrol là một corticosteroid mạnh có đặc tính chống viêm lớn, được chỉ định cụ thể như sau:

*Thuốc Medrol điều trị rối loạn nội tiết tố

  • Bệnh bị suy thượng thận nguyên phát và thứ phát.
  • Giúp tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.

*Thuốc Medrol hỗ trợ điều trị trong một số bệnh khớp

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Bệnh viêm khớp mãn tính vị thành niên.
  • Bệnh viêm cột sống dính khớp.

*Thuốc Medrol dùng cho bệnh tự miễn , viêm động mạch

  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Bệnh viêm da toàn thân.
  • Sốt do thấp khớp với viêm thể dạng nặng.
  • Bệnh viêm động mạch khổng lồ và đau đa cơ thấp khớp.

*Thuốc Medrol dùng cho bệnh da liễu

  • Bệnh vảy nến.
  • Bệnh viêm da bọng nước.
  • Bệnh herpes.
  • Bệnh viêm da tróc vảy.
  • Bệnh viêm da tiết bã nhờn.
  • U sùi dạng nấm.
  • Bệnh hồng ban đa dạng thể nặng…

*Thuốc Medrol điều trị các bệnh dị ứng

  • Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa.
  • Các phản ứng quá mẫn thuốc.
  • Bệnh huyết thanh.
  • Bệnh viêm da do tiếp xúc dị ứng.
  • Bệnh hen phế quản.

*Thuốc Medrol điều trị các bệnh về mắt

  • Viêm màng bồ đào.
  • Viêm dây thần kinh thị giác.

*Thuốc Medrol điều trị các bệnh đường về hô hấp

  • Bệnh u phổi.
  • Bệnh lao nặng hoặc thông thường.
  • Người bị sặc dịch dạ dày.

*Thuốc Medrol điều trị rối loạn huyết học

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
  • Thiếu máu tan máu (tự miễn dịch).

*Thuốc Medrol dùng cho bệnh máu ác tính

  • Bệnh bạch cầu (cấp tính và bạch huyết).

*Thuốc Medrol chỉ định cho bệnh đường ruột

  • Bệnh viêm đại tràng.
  • Bệnh Crohn.

*Bệnh khác 

  • Bệnh viêm màng não do lao (có hóa trị kháng lao phù hợp)
  • Cấy ghép…

Đối tượng nào không nên dùng thuốc Medrol

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng cho người bị nhiễm nấm toàn thân.

*Nếu bệnh nhân mắc các chứng bệnh dưới đây khuyến cáo không nên sử dụng:

  • Bệnh tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày cấp, viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản, miệng nối ruột.
  • Bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim cấp, suy tim sung huyết, tăng mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp.
  • Bệnh nội tiết: suy giáp, cường giáp,  nhược cơ, loãng xương.
  • Bệnh về thần kinh: rối loạn tâm thần cấp tính
  • Bệnh gan và suy thận nặng.
  • Bệnh truyền nhiễm: nhiễm virus và vi khuẩn nghiêm trọng, sởi, thủy đậu, herpes, lao thể hoạt động và thể ngủ.
  • Bệnh về mắt: Glaucom góc mở.
  • Bệnh AIDS.

Ngoài ra,  phụ nữ đang mang thai và cho con bú được khuyến cáo không sử dụng. Nếu muốn sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn.

Tác dụng không mong muốn của thuốc Medrol

Tác dụng phụ của thuốc Medrol

  •  Làm tăng huyết áp, suy tim mạn tính, giữ nước trong cơ thể, cân bằng nitơ âm do dị hóa protein, mất kali, nhiễm kiềm hạ kali-máu.
  • Gây rậm lông, rối loạn kinh nguyệt, ức chế trục tuyến yên-thượng thận, chậm phát triển ở trẻ em, làm tăng nhu động insulin ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Viêm thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, viêm tụy, thủng ruột.
  • Sử dụng liều cao kéo dài có thể bị loãng xương, yếu cơ.
  • Có thể gây rối loạn tâm thần,  tăng áp lực nội sọ, giả u não, co giật.
  • Có thể làm tăng nhãn áp, gây tổn thương thần kinh thị giác, đục thủy tinh thể dưới bao sau, lồi mắt .
  • Có thể làm xuất hiện ban xuất huyết, vết thương lâu lành, bầm máu.

Tương tác giữa thuốc Medrol với các thuốc khác

  • Thuốc Medrol có thể tương tác với các loại thuốc như: huốc kháng cholinesterase, NSAID, aspirin liều cao thuốc chẹn thần kinh cơ, aminoglutethimid.
  • Thành phần Methylprednisolon sẽ được chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 có trong thuốc chống co giật,  thuốc ức chế HIV-Protease, aprepitant, fosaprepitant, itraconazol, ketoconazol, diltiazem, ethinylestradiol, norethindron, cyclosporin, cyclophosphamid, tacrolimus, clarithromycin, erythromycin sẽ tương tác với thuốc Medrol.
  • Chất ức chế CYP3A4 (isoniazid, aprepitant, fosaprepitant, ước ép bưởi, cyclosporin, clarithromycin, erythromycin, itraconazol, ketoconazol, thuốc ức chế HIV-Protease, diltiazem, ethinylestradiol, norethindron, troleandomycin).
  • Chất cảm ứng CYP3A4 (rifampin, thuốc chống co giật).

Ngoài ra, bạn cần thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc Medrol với loại thuốc chống đông đường uống, thuốc trị tiểu đường và thuốc làm giảm kali.

Để đảm bảo an toàn trước khi dùng, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ và dược sĩ có chuyên môn về các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng nhằm tránh sự tương tác giữa các loại thuốc với nhau.