Mẹo chữa loét hậu môn nhân tạo

Mặc dù tạo hậu môn nhân tạo thường có nghĩa là tạm thời, nhiều hậu môn nhân tạo được tạo ra để cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên các biến chứng hậu môn nhân tạo thường khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm đáng kể và ảnh hưởng tới giao tiếp cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

1.Các biến chứng hậu môn nhân tạo

Nguyên nhân:

  • Tạo lỗ ra quá hẹp trên thành bụng
  • Phần trước hậu môn nhân tạo vẫn còn tổn thương gây hẹp tắc lòng ống đại tràng
  • Hậu môn nhân tạo xoắn vặn nhiều khi phẫu thuật hoặc do chăm sóc
  • Hậu môn nhân tạo bị đưa nhầm đường ra
  • Thoát vị thành bụng (nghẹt) cạnh hậu môn nhân tạo

Xử trí: Phẫu thuật làm lại hậu môn nhân tạo, cách khắc phục phụ thuộc vào tổn thương gây tắc ruột.

1.2 Viêm tấy da quanh hậu môn nhân tạo

Da xung quanh phần lỗ hậu môn nhân tạo bị viêm, tấy đỏ, đau. Thường hay xảy ra ở kiểu hậu môn nhân tạo hồi tràng.

Nguyên nhân:

  • Phân từ đoạn hồi tràng thường có tỉ lệ nước, dịch còn khá cao.
  • Sử dụng túi dán không tốt, cắt đế dán quá rộng gây rò rỉ dịch chất thải ra phần da xung quanh hoặc túi dán, đế dán.

Xử trí:

  • Dán túi dán phù hợp để hạn chế dịch ruột rò ra xung quanh.
  • Chăm sóc da: Rửa bằng xà-phòng trung tính, lau khô, bôi thuốc mỡ oxit kẽm hàng ngày.
  • Kháng sinh nếu nhiễm khuẩn nặng.

Hình ảnh viêm tấy da quanh hậu môn nhân tạo

Nguyên nhân:

  • Do nhiễm trùng đáng kể khi làm hậu môn nhân tạo
  • Do nhiễm trùng do quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.

Xử trí:

  • Cắt chỉ, tách một phần miệng hậu môn nhân tạo ra khỏi mép da để thoát mủ, thay băng hằng ngày.
  • Kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

1.4 Hậu môn nhân tạo bị loét

Nguyên nhân:

  • Đoạn đại tràng được đưa ra làm hậu môn nhân tạo bị thiếu máu do xoắn hay chọn mạch máu chưa phù hợp.
  • Một số trường hợp có thể do ung thư, gây tắc mạch mạc treo nuôi đoạn đại tràng làm hậu môn nhân tạo

Xử trí:

  • Khi hậu môn nhân tạo ra phân và phần Hoại tử không lan xuống quá lớp cân thành bụng có thể để theo dõi thêm.
  • Phẫu thuật lại, nếu nghi ngờ xoắn hậu môn nhân tạo hoặc phần hoại tử lan xuống sâu quá lớp cân của thành bụng.

1.5 Hậu môn nhân tạo bị tụt vào xoang bụng

Nguyên nhân:

  • Đoạn đại tràng làm hậu môn nhân tạo quá căng, khó cố định
  • Cố định phần đại tràng vào thành bụng không đúng kỹ thuật
  • Hoại tử hậu môn nhân tạo

Xử trí:

  • Làm lại hậu môn nhân tạo
  • Đóng hậu môn nhân tạo nếu được

1.6 Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Nguyên nhân:

  • Lỗ mở quá rộng trên thành bụng
  • Khâu cố định thành đại tràng vào thành bụng không đúng kỹ thuật

Xử trí:

  • Khâu hẹp lại lỗ mở ở thành bụng
  • Khâu cố định lại thành đại tràng vào thành bụng
  • Đóng hậu môn nhân tạo nếu được

Kỹ thuật khâu không đúng có thể gây thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo

Nguyên nhân: Thường xảy ra ở hậu môn nhân tạo kiểu quai, hai nòng súng, thường gặp ở trẻ em. Hậu môn nhân tạo thường dài ra, và xảy ra đột ngột.

Xử trí:

  • Làm lại hậu môn nhân tạo, làm kiểu đầu tận.
  • Cắt đế dán, túi dán phù hợp
  • Đóng hậu môn nhân tạo, nếu đã đến thời điểm đóng.

1.8 Hậu môn nhân tạo bị chảy máu

Nguyên nhân: Có các bệnh lý về đông cầm máu mà trước phẫu thuật không được kiểm tra; các trường hợp rối loạn đông máu do sử dụng thuốc. Hoặc các rối loạn đông máu mới xuất hiện trên nền bệnh lý ung thư.

Xử trí: Khâu cầm máu cẩn thận. Sử dụng thuốc cầm máu.

Khi hồi phục sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần phải làm sạch túi hậu môn nhân tạo đều đặn vài lần trong ngày. Không để túi hậu môn đầy quá một nửa túi.

Lượng phân hay khí từ đường tiêu hóa đi vào trong túi sẽ phụ thuộc vào kiểu loại hậu môn và chế độ ăn uống nên bệnh nhân chắc chắn sẽ không thể kiểm soát được lượng phân và khí đi vào túi. Chế độ ăn cần được tư vấn, hướng dẫn một cách có hệ thống để bệnh nhân có thể chăm sóc túi hậu môn được chủ động hơn.

Túi hậu môn nhân tạo bao gồm túi mở hay có thể tháo rời và túi kín hay dùng một lần. Một số túi thế hệ mới được thiết kế có một bộ lọc khử mùi và lỗ thông khí nhưng giá thành khá cao. Điều này ngăn cản túi không bung ra khỏi bụng, hoặc vỡ khi túi quá căng.

Ngoài ra, phần da xung quanh lỗ hậu môn nhân tạo cần được vệ sinh sạch sẽ giữ khô để tránh nhiễm trùng. Viền lỗ mở hậu môn luôn có màu đỏ hồng, đôi khi có thể bị rỉ chút máu, điều đó là thường gặp và không thường kéo dài nhưng có thể tái diễn nhiều lần.

Bệnh nhân có thể tự chăm sóc hậu môn nhân tạo

Hậu môn nhân tạo gây ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, hậu môn nhân tạo khi làm sẽ được tính toán sao cho phù hợp nhất có thể. Bệnh nhân có thể lựa chọn trang phục bình thường như trước khi mở hậu môn nhân tạo. Túi hậu môn nhân tạo được thiết kế có thể nằm gọn dưới lớp quần áo và có màn chắn khí chống mùi hôi. Mùi hôi chỉ thoát ra khi bệnh nhân làm tháo bỏ túi để làm sạch.

Đồng thời, bệnh nhân có thể tiến hành các hoạt động như cuộc sống hàng ngày. Những người có hậu môn nhân tạo vẫn tiếp tục đi làm, chơi thể thao, vận động hợp lý để không làm tổn thương hậu môn nhân tạo.

Hậu môn nhân tạo là gì?

Hậu môn nhân tạo là một chỗ mở ở ruột non hoặc ruột già trên thành bụng để phân di chuyển trong lòng ruột qua vị trí mở này và thoát ra ngoài vào một túi gắn ở thành bụng.

Vì sao phải đặt hậu môn nhân tạo?

Hậu môn nhân tạo được mở tạm thời hoặc vĩnh viễn trên người bệnh sau cắt khối u hậu môn hay toàn bộ hậu môn hoặc có bệnh lý rò trực tràng- âm đạo, rò trực tràng- bàng quang, chấn thương.

Người bệnh thường lo lắng, ngại giao tiếp, sợ bị xa lánh vì hậu môn nhân tạo gây bất tiện trong sinh hoạt, vận động và dễ tạo mùi khó chịu. 

Chăm sóc hậu môn nhân tạo

Người bệnh mang một túi chứa đặt trên bụng, quanh miệng hậu môn nhân tạo.

Khí và chất thải sẽ thoát ra túi chứa trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. Người bệnh có thể xuất viện sau 2-7 ngày.

Điều dưỡng sẽ tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh và người nhà:

  • Cách chăm sóc, thay bộ chăm sóc hậu môn nhân tạo

Trang bị: Gạc mềm, nước muối sinh lý, khăn bông sạch, mềm, khô, túi chứa, xà phòng rửa tay...

  • Cách chọn túi chứa phù hợp
  • Cách đo và dán túi chứa
  • Chăm sóc vùng da xung quanh miệng hậu môn nhân tạo bằng cách sạch da này với nước ấm rồi dùng khăn khô lau nhẹ
  • Hướng dẫn kỹ thuật “thụt tháo” khi bị bón
  • Cách vệ sinh cá nhân khi mang túi

Chế độ ăn uống

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Nhai kỹ thức ăn
  • Ăn điều độ, chậm rãi, ăn thực phẩm giàu muối và kali
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Bắt đầu ăn một lượng nhỏ đối với các loại thức ăn có nhiều chất xơ và nên nhai kỹ

Lưu ý: Nếu loại thức ăn nào đó khiến người bệnh khó chịu, tạm ngưng trong vài tuần và thử lại sau.

Xì hơi và mùi là hiện tượng tự nhiên. Nếu lượng hơi thoát ra tăng bất thường , hãy kiểm tra thức ăn

Tăng cường chất lượng sống cho người bệnh

Người mang hậu môn nhân tạo có thể tắm rửa bình thường khi được sự đồng ý của bác sĩ

Nên chọn xà phòng trung tính, không để nước hay xà phòng chảy vào hoặc gây tổn thương hậu môn nhân tạo. Không dùng xà phòng, sữa tắm chất dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da xung quanh vùng da có hậu môn nhân tạo.

Người có mang túi hậu môn nhân tạo có thể:

  • Làm việc
  • Chơi thể thao và tham gia các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, khiêu vũ…
  • Tránh khuân vác nặng

Túi chứa có thiết kế phẳng, ôm sát cơ thể và có thể được giữ bên trong hoặc bên ngoài trang phục lót mà ít gây chú ý cho người khác.

Lưu ý khi đi du lịch

  • Mang theo đủ lượng túi hậu môn nhân tạo cần dùng và để trong hành lý xách tai để tránh thất lạc
  • Bảo quản túi ở nơi khô, tránh để trong cốp xe hoặc nơi nóng, bí

Cải tiến có ích cho người bệnh:

  • Nhiều loại túi chứa có màng xả khí và lọc mùi với than hoạt tính, tránh hiện tượng túi bị phồng lên khi đầy khí
  • Keo làm đầy khoảng hở xung quanh hậu môn nhân tạo giúp chống rò rỉ túi chứa
  • Bột hút ẩm và chống kích ứng vùng da xung quanh hậu môn nhân tạo
  • Vòng chống loét hay vòng chống loét lồi tròn

Nên: + Thay hoặc xả túi hậu môn nhân tạo khi phân đầy 2/3 túi

         + Thay túi mỗi 3 -7 ngày, tùy loại túi

Người bệnh cần tránh:

  • Thức ăn cứng,thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Vận động mạnh
  • Nâng các vật nặng quá sức
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Thông báo cho bác sĩ khi có các biến chứng

  • Chảy máu
  • Hậu môn nhân tạo tụt vào trong
  • Viêm loét vùng da quanh hậu môn nhân tạo
  • Sa hậu môn nhân tạo
  • Phát hiện biến chứng khác: Thoát vị, áp xe quanh hậu môn nhân tạo, hẹp lỗ hậu môn nhân tạo, tắc ruột, hoại tử…

Người bệnh nên

  • Tái khám theo lịch hẹn
  • Tìm hiểu kỹ thuật tự chăm sóc hậu môn nhân tạo
  • Thực hiện chế độ ăn đầy đủ, ít chất béo, nhiều đạm, vitamin và khoáng chấ

Tổng đài chăm sóc khách hàng: 19007123

Email:

Khoa Ngoại Tiêu hóa

Video liên quan

Chủ đề