Mỏ a-pa-tít tập trung nhiều ở đâu trên đất nước ta

Câu 1: Công nghiệp nước ta phân bố khắp cả nước, tuy nhiên tập trung nhiều ở:

  • B. Đồng bằng
  • C. Ven biển
  • D. Vùng núi cao

Câu 2: Quảng Ninh chủ yếu tập trung ngành công nghiệp nào?

  • A. Khai thác dầu mỏ
  • B. Khai thác A – pa – tít
  • C. Nhiệt điện

Câu 3: Khai thác A – pa – tít tập trung ở đâu?

  • A. Biển Đông 
  • B. Quảng Ninh
  • D. Uông Bí (Quảng Ninh)

Câu 4: Đâu là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

  • A. Hà Nội
  • B. Thủ Dầu Một
  • C. Đà Nẵng

Câu 5: Những trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là

  • B. Hà Nội, Hải Phòng, 
  • C. Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
  • D. Biên Hòa, Vũng Tàu.

Câu 6: Công nghiệp khai thác khoáng sản được phân bố ở đâu?

  • A. Nơi có than
  • C. Nơi có dầu khí
  • D. Những nơi có than, dầu khí

Câu 7: Đâu không phải là điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

  • A. Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
  • B. Giao thông thuận lợi, trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật.
  • D. Đầu tư nước ngoài.

Câu 8: Công nghiệp thủy điện được phát triển ở?

  • B. Trên các sông ở đồng bằng
  • C. Ở miền núi
  • D. Ở đồng bằng

Câu 9: Những nơi gần nguồn nhiên liệu như than, dầu, dầu khí là nơi có..................................... phát triển

  • A  Công nghiệp khai khoáng
  • C. Công nghiệp  khai thác than
  • D. Công nhiệp khai thác dầu

Câu 10: Chọn đáp án sai:

  • A. Nước ta  có nhiều trung tâm công nghiệp
  • B. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
  • C. Công nghiệp nước ta phân bố khắp cả nước, tuy nhiên tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

Câu 11: Uông Bí (Quảng Ninh) là nơi đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp nào?

  • A. Khai thác than
  • B. Khai thác dầu mỏ
  • D. Thủy điện

Câu 12: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu phát triển ngành công nghiệp?

  • A. Khai thác than
  • B. Khai thác dầu mỏ
  • C. Nhiệt điện

Nhờ đó, công ty đã góp phần xây dựng một khu đô thị công nghiệp kiểu mẫu ở Lào Cai.

Mỏ a-pa-tít Cam Đường rộng hơn một km, dài hơn 80 km, trữ lượng hơn 1 tỷ tấn quặng các loại. Đây là mỏ a-pa-tít duy nhất và lớn nhất Đông – Nam Á, cung cấp nguyên liệu, mỗi năm hàng triệu tấn, cho tất cả các nhà máy sản xuất phân bón su-pe lân, NPK, DAP trong nước, hai nhà máy sản xuất phốt-pho vàng, công suất tám nghìn tấn/năm và xuất khẩu quặng sang Trung Quốc, Nhật Bản, mỗi năm khoảng 500 nghìn tấn.

Trưởng phòng an toàn – môi trường Công ty Nguyễn Thanh Mai cho biết: Đặc thù của khu mỏ là nằm trọn trong thành phố Lào Cai và thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, khai thác lộ thiên bằng khoan phá nổ mìn, hệ số bóc đất đá cao (6/1, tức là phải bóc sáu đất đá để lấy được một quặng), nên bãi thải chiếm diện tích rất lớn; đồng thời phải qua khâu tuyển nổi, sử dụng hóa chất để làm giàu quặng, nên xả ra nguồn nước thải khổng lồ, tới 36 nghìn m3/giờ. Đó là những áp lực rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng khu mỏ xanh – sạch – đẹp.

Suốt mấy thập kỷ qua, áp dụng công nghệ, thiết bị khai thác mỏ do Liên Xô (trước đây) giúp đỡ, thiết bị già cũ, lạc hậu, tiêu tốn điện năng; xử lý chất thải, bụi khói kém, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến đời sống công nhân và dân cư quanh khu mỏ. Nghiêm trọng là nguồn nước thải của nhà máy tuyển Tằng Loỏng gây tác động xấu nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân xã Phú Nhuận, do bị tràn ra Ngòi Đường, chảy qua khu dân cư. Tiếp đến là hiện tượng ngập úng cục bộ, gây sạt lở các bãi thải, vùi lấp hoa màu, nhà cửa của người dân sinh sống quanh khu mỏ, thuộc các xã Cam Đường, Tả Phời, Nam Cường. Nhiều năm, công ty đã phải chi trả, bồi thường khoảng 500 triệu đồng cho những sự cố trên.

Kể từ khi thành lập Công ty TNHH một thành viên vào tháng 7-2005, đơn vị xác định rõ muốn sản xuất, kinh doanh phát triển phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Ban giám đốc công ty đặt nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngang bằng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, đã đầu tư gần 100 tỷ đồng, tính ra đã chiết khấu khoảng tám nghìn đồng/tấn quặng sản phẩm, để dành cho công tác bảo vệ môi trường vùng mỏ xanh – sạch – đẹp.  Phó Giám đốc công ty Nguyễn Quang Lợi cho biết, công ty thực hiện đồng bộ các giải pháp, tập trung vào  “ba mới”, đó là đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác mỏ; đổi mới phương pháp quản lý và đổi mới cách làm, nội dung phong trào bảo vệ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp trong mỗi khai trường, phân xưởng, xí nghiệp.

Trước đây, do thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu, không cho phép khai thác được quặng ở cốt sâu, thành ra phải đóng cửa nhiều mỏ, liên tục mở mỏ mới, hệ số bóc đất đá cao, chiếm diện tích bãi thải lớn, gây sạt lở, ô nhiễm môi trường. Để  khắc phục, hạn chế bãi thải, công ty đầu tư hơn 50 tỷ đồng mua máy xúc gầu ngược của Nhật Bản, Đức, loại dung tích lớn, từ 1,5 – 1,9 m3/gầu; ô-tô vận tải hiện đại loại khớp mềm khung động có sức chở lớn, bám dốc trơn lầy tốt, để bảo đảm khai thác quặng ở cốt sâu (xuống sâu tới 90 m), ngập nước cục bộ; mở ra hướng khai thác tận thu các mỏ cũ, vừa tiết kiệm tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên. Điển hình như mỏ Cóc, cho phép khai thác tận thu tới một triệu tấn quặng loại 1, năm triệu tấn quặng loại 2 và hàng chục triệu tấn quặng loại 3. Nhiều mỏ khác như Làng Phời, Làng Cáng, Làng Cuống có thể tận thu được từ 50 đến 100 nghìn tấn quặng loại 1 và 2.

Để khắc phục bụi và bẩn trong nội thị xã Cam Đường, công ty xây dựng cụm chuyển tải ga mỏ Cóc, trị giá 20 tỷ đồng, cách xa khu dân cư, vận chuyển quặng bằng đường sắt thay cho vận chuyển bằng ô-tô, xử lý dứt điểm việc gây bụi, tiếng ồn và lầy lội khi trời mưa tại khu vực này.

Hằng năm, công ty phải sử dụng khoảng 500 tấn thuốc nổ để mở vỉa. Trong khâu nổ mìn bóc vỉa, tính toán sử dụng loại thuốc nổ có cân bằng ô-xy, liều lượng hợp lý, bảo đảm khoảng cách và thời gian nổ mìn. Nhờ đó, giảm thiểu hơi khí độc hại ảnh hưởng tới người lao động và môi trường tự nhiên. Sử dụng sun phát sắt (Fe2O4) thay cho a-xít sun-phua-rích (H2SO4) trong khâu tuyển nổi làm giàu quặng, hạn chế mức độ nguy hiểm cho công nhân trong quá trình vận hành và giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên.

Biện pháp mới trong quản lý sản xuất là công ty áp dụng mô hình đơn vị khai thác tổng hợp, xóa bỏ tình trạng khoán phân khúc như trước đây, ai làm việc gì biết việc nấy, ý thức tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm không cao. Áp dụng mô hình đơn vị khai thác tổng hợp, mua sản phẩm cuối cùng ở đầu cân điện tử tại kho chứa quặng trên khai trường, đã tạo quyền chủ động, nâng cao sự liên kết giữa các bộ phận trong đơn vị khai thác và vận tải, nhờ vậy giảm quặng rơi vãi, công tác phun nước dập bụi trên các khai trường hiệu quả hơn.

Chúng tôi đến thăm Nhà máy tuyển Tằng Loỏng, được coi là “trái tim” của khu mỏ. Đây là nơi làm giàu quặng nghèo, đạt tới 36% hàm lượng ô-xít phốt-pho để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón trong nước và phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc.

Nhà máy có bốn phân xưởng nghiền, đập, lọc và kho chứa làm việc liên tục. Khuôn viên trong nhà máy xanh và  đẹp như một công viên, bởi những thảm cỏ xanh, cây cảnh, cây bóng mát được quy hoạch gọn gàng và chăm sóc cẩn thận. Nhà máy vừa đầu tư 3,5 tỷ đồng để thực hiện dự án cải tạo cảnh quan môi trường, rải nhựa át phan toàn bộ 2,5 km đường nội bộ, có lắp đặt đèn cao áp chiếu sáng; cải tạo hệ thống thoát nước thải; trồng gần 2 ha thảm cỏ và cây xanh trong khuôn viên đã quy hoạch.

Giám đốc nhà máy Nguyễn Trọng Phú cho biết, khâu xử lý nước thải sau tuyển quặng được coi trọng hàng đầu, theo phương pháp tuần hoàn kín, bảo đảm không thoát ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường. Công tác bảo vệ môi trường ở đây được giao tổ chức công đoàn của từng bộ phận sản xuất, đảm nhiệm từng phân khu cụ thể trong khuôn viên nhà máy.

Hằng quý, sáu tháng và hết năm, Ban Giám đốc nhà máy sơ kết, tổng kết đánh giá, gắn kết quả bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp, bảo đảm an toàn lao động với khen thưởng thi đua, phân xếp loại công chức. Đơn vị, cá nhân làm tốt công tác này được khen thưởng kịp thời từ 200 đến 1,2 triệu đồng theo từng quý, sáu tháng và hết năm.

Từ năm 2005, Nhà máy tuyển Tằng Loỏng phát động phong trào “Xây dựng quỹ bảo vệ môi trường”. Theo đó, hơn 600 cán bộ, công nhân nhà máy tự nguyện góp mỗi người một ngày thu nhập, thường xuyên có hơn 50 triệu đồng để duy trì đội chăm sóc, bảo vệ cây xanh, làm vệ sinh đường, gồm bảy người, là vợ của các công nhân đang làm việc trong nhà máy, hiện đã về hưu, hoặc không có việc làm; hoặc chi mua cây cảnh làm đẹp cho công viên, khu văn phòng nhà máy. Từ điểm sáng Nhà máy tuyển Tằng Loỏng, Đảng ủy, Ban Giám đốc công ty chỉ đạo vận dụng vào 11 đơn vị sản xuất và các phòng, ban, tạo nên chuyển biến tích cực trong xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp ở khu mỏ Cam Đường.

Giám đốc Công ty Bùi Văn Việt khẳng định: Môi trường sản xuất, môi trường sống được bảo vệ, gìn giữ tốt đã góp phần quan trọng giúp đơn vị thường xuyên hoàn thành vượt mức các mục tiêu sản xuất, kinh doanh, bảo đảm đời sống người lao động năm sau cao hơn năm trước.

Do yêu cầu sản xuất, đơn vị vừa xây dựng thêm Nhà máy tuyển Cam Đường, công suất 150 nghìn tấn/năm, đưa vào hoạt động đầu năm 2006; Nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng cũng vừa hoàn thành nâng công suất lên 700 nghìn tấn/năm; Nhà máy tuyển bắc Nhạc Sơn, công suất 350 nghìn tấn/năm cũng vừa được khởi động chào mừng Quốc khánh 2-9, làm cho công tác bảo vệ môi trường càng được quan tâm, chú trọng, để tạo ra một môi trường lao động an toàn, môi trường sống trong lành.

Công ty ký hợp đồng với Trung tâm Môi trường và an toàn hóa chất của Viện Hóa học công nghiệp thuộc Bộ Công thương, thường xuyên duy trì thực hiện chế độ báo cáo giám sát định kỳ chất lượng nước, bụi, khí thải, được Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lào Cai đánh giá đạt yêu cầu loại B, theo TCVN 5945- 2005 và TCVN 5937- 2005.

Đến thị xã vùng mỏ khai thác a-pa-tít Cam Đường hôm nay, dễ nhận thấy sự khác biệt so với trước đây. Đường phố rộng thoáng, sạch sẽ với cây xanh rợp bóng mát. Nhà văn hóa công nhân, sân vận động, nhà thi đấu thể thao đa năng vừa mọc lên tươi mới, phục vụ công nhân và dân cư khu mỏ. Đặc biệt, đã chấm dứt cảnh bụi mù khi trời nắng và lầy thụt ngập bàn chân khi trời mưa ở khu ga chứa quặng Pom Hán kéo dài bao năm nay, ngay giữa trung tâm nội thị, thay vào đó là dãy phố nhà cửa, chợ, siêu thị sầm uất, sạch – đẹp.

Vấn đề đặt ra là, trong quá trình sản xuất, hiện nay công ty có tới 36 bãi thải, với diện tích hàng trăm ha cần được trồng cây xanh để hoàn nguyên môi trường. Để giải quyết việc này, công ty đã phối hợp với địa phương đưa dự án trồng cây theo chương trình 327 và dự án 661. Đồng thời, liên kết giao bãi thải có phủ lớp đất mặt canh tác cho Công ty Linh Dương triển khai thực hiện dự án trồng rau và hoa cao cấp, bảo đảm “một công hai cái lợi”. Song, dự án này hiện đang gặp khó khăn về thủ tục giao đất, cần được các ngành hữu quan địa phương quan tâm giải quyết.

QUỐC HỒNG