Mỗi ngày dùng bao nhiêu hạt kỉ tử là tốt năm 2024

Nhai khoảng 5 hạt kỷ tử sống mỗi tối giúp tăng miễn dịch, dưỡng gan, ngủ ngon, bổ thận, mắt và cải thiện các vấn đề mũi, miệng.

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Vào mùa đông, nếu không chú ý giữ ấm, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Một trong những thực phẩm "vàng" giúp giữ ấm chính là kỷ tử. Các thành phần trong vị thuốc này gồm galactose, xylose, mannose, glucose, rhamnose, arabinose có hoạt tính sinh lý mạnh, giúp tăng cường hiệu quả chức năng miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể và cải thiện khả năng kháng bệnh.

Nhai vài hạt kỷ tử sống trước khi ngủ vào mùa đông có thể cải thiện hiệu quả hệ thống miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả.

2. Nuôi dưỡng gan và làm dịu thần kinh

Trong cuộc sống bận rộn, nhiều người thường phải thức khuya để tăng ca, dẫn đến mất hoặc thiếu ngủ. Lối sống này rất có hại cho gan.

Để chăm sóc, bảo vệ gan, bạn có thể nhai vài hạt kỷ tử trước khi ngủ, giúp cải thiện mất, xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng và tức giận.

Mỗi ngày dùng bao nhiêu hạt kỉ tử là tốt năm 2024

Kỷ tử là vị thuốc tốt cho sức khỏe, nên ăn sống để phát huy tối đa công dụng.

3. Chăm sóc mắt

Việc tiếp xúc thường xuyên với điện thoại di động và máy tính dễ ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt, khiến mắt mỏi và giảm thị lực. Nhai kỷ tử sống trước khi ngủ có tác dụng hữu ích trong việc bảo vệ đôi mắt của bạn.

4. Dưỡng can, bổ thận

Kỷ tử có tác dụng bổ thận rất tốt, người chức năng thận kém ăn câu kỷ đúng cách có thể bồi bổ thận. Kiên trì ăn 5 hạt kỷ tử mỗi ngày trước khi đi ngủ có thể cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể và nuôi dưỡng tốt hơn sức khỏe của thận. Điều này rất có lợi trong việc tăng cường sinh lực cho thận và khí, cải thiện chức năng của thận, đồng thời giúp bài tiết chất thải và độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể, làm giảm các triệu chứng suy thận.

5. Cải thiện vấn đề của miệng và mũi

Khô miệng và mũi có thể do nhiều nguyên nhân. Khi tuổi tác càng cao, các tuyến nước bọt trong miệng của người trung niên và người cao tuổi cũng dần co lại, khiến việc tiết nước bọt giảm dần đi, rất dễ bị ho khan lúc nửa đêm hoặc cảm thấy khô miệng khi thức dậy.

Một số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính cần uống thuốc trong thời gian dài cũng dễ bị khô miệng, khô mũi. Nếu bạn cũng gặp vấn đề này, có thể thử ăn 5 hạt câu kỷ tử trước khi đi ngủ để giải cảm, dưỡng âm dương bổ phổi, khử độc miệng và mũi.

6. Bổ thận tráng dương

Đôi thận khỏe mạnh với đàn ông không chỉ phản ánh được khí chất mà còn khiến tình cảm vợ chồng thêm hạnh phúc. Nếu chức năng thận không tốt, có thể cân nhắc ăn kỷ tử sống đều đặn, giúp cải thiện sức khỏe, giữ lửa hôn nhân.

7. Ngăn ngừa ung thư

Các chất dinh dưỡng trong quả kỷ tử có thể giúp cơ thể bổ sung đủ dinh dưỡng, từ đó nâng cao thể chất. Trước khi đi ngủ nếu ăn vài quả kỷ tử sống còn có thể tăng đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa các bệnh về thể chất và giảm nguy cơ ung thư.

Đối tượng nào nên chú ý khi ăn kỷ tử?

- Người dễ bị dị ứng: Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với chất kích thích hoặc thức ăn tốt nhất không nên tự ý ăn kỷ tử. Kỷ tử có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng dị ứng và gây hại lớn cho cơ thể.

- Người bị cảm sốt: Người bị cảm sốt không nên ăn kỷ tử, do loại quả này rất nóng. Khi sốt, hỏa khí trong người thường mạnh, nếu lại ăn đồ nóng, cơ thể sẽ không thể chịu được, dẫn đến cảm sốt nặng hơn.

- Bệnh nhân cao huyết áp: Trên thực tế, bệnh nhân cao huyết áp nếu ăn kỷ tử đúng cách sẽ không gây cảm giác khó chịu rõ ràng. Tuy nhiên, họ không nên ăn với số lượng nhiều hoặc trong thời gian dài. Kỷ tử có tác dụng dưỡng huyết ích khí, ăn nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình thông máu toàn thân, từ đó làm tăng áp lực lên thành mạch, làm bệnh tăng huyết áp nặng thêm.

Kỷ tử là thực phẩm tốt cho lứa tuổi, đặc biệt có tác dụng bồi bổ với những người bị chứng gan thận hư yếu, thiếu máu, ù tai lâu ngày, 'con giống' yếu, đau lưng.

Mỗi ngày dùng bao nhiêu hạt kỉ tử là tốt năm 2024

Đối với các đối tượng khác nhau thì kỷ tử có tác dụng khác nhau.

Với thanh niên, kỷ tử có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, bổ gan, giúp tinh thần phấn chấn.

Với người già, ăn kỷ tử giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp. Đặc biệt có thể trị triệu chứng như thiếu nước bọt, miệng khô, bí tiểu, ngũ tâm đều nóng, đổ mồ hôi trộm, thường xuyên mất ngủ.

Thường xuyên dùng kỷ tử có thể giúp hạ nhiệt, tỉnh thần, dưỡng gan, dưỡng mắt. Tuy nhiên để phát huy tối đa công dụng của kỷ tử cần phải ăn đúng vào thời điểm.

Trước khi đi ngủ chính là thời điểm quan trọng nhất để ăn kỷ tử, đặc biệt là đối với người già sẽ giúp chống được chứng khô miệng, và ngủ ngon giấc hơn.

Nhai khoảng 20g kỷ tử, uống thêm một cốc nước mát sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, sáng tỉnh dậy với tinh thần sảng khoái, minh mẫn và tràn đầy sức sống.

Cách ăn tốt nhất là nhai trực tiếp rồi nuốt sẽ phát huy được tối đa công dụng của kỷ tử với sức khỏe. Nếu không ăn được trực tiếp có thể ngâm vào nước rồi uống nước và ăn cả bã.

Đối với người có sức khỏe, mỗi tối trước khi đi ngủ nên ăn khoảng 20 hạt kỷ tử sẽ có tác dụng bảo vệ rất tốt cho sức khỏe.

Đối với trẻ em, thì nên ăn ít hơn tầm 5 hạt là thích hợp. Nếu dùng kỷ tử để trị liệu thì mỗi ngày nên ăn khoảng 30g mới đủ.

Cần lưu ý, kỷ tử tương đối bổ, có thể sinh thấp. Người nào cơ địa tỳ thấp hoặc bị táo bón lâu ngày không nên ăn nhiều. Những người đang cảm sốt, cơ thể bị viêm nhiễm hoặc đầy hơi chướng bụng không nên ăn kỷ tử.

Mời độc giả xem video: "Kỷ tử - Loại quả trường sinh từ thiên nhiên". (Nguồn: Kiến thức sức khỏe/Youtube)