Mọi tổ chức có tư cách pháp nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp

Hỏi về Điều kiện thành lập doanh nghiệp của cá nhân

Tôi là Yến, một cá nhân đang khởi sự doanh nghiệp. Và tôi đang muốn hợp pháp hóa doanh nghiệp của mình.Tuy nhiên, tôi có vấn đề thắc mắc về NGƯỜI HỢP PHÁP để thành lập doanh nghiệp. Người thân trong gia đình là cán bộ nhà nước.Vậy tôi có thể đứng tên làm chủ doanh nghiệp bất cứ loại hình doanh nghiệp nào với ngành kinh doanh có liên quan (nhà cung cấp) được hay không?

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân:

Tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp,

Điều 12. Quyền thành lập doanh nghiệp

1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân,baogồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làmthành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn vớithành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Pháp luật không sử dụng thuật ngữ “Người hợp pháp” thành lập doanh nghiệp, mà những cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp thì có quyền thành lập doanh nghiệp. Chị cần hiểu đúng thuật ngữ pháp lý để xác định tư cách chủ thể kinh doanh của mình.

Theo đó, khi chị đáp ứng điều kiện sau thì chị có quyền thành lập doanh nghiệp:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự

+ Không thuộc đối tượng tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp 2005:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”.

Với dữ liệu chị cung cấp:

+ Khi chị có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: được xác định qua độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, sức khỏe: không mắc các bệnh làm suy giảm khả năng nhận thức hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Không thuộc đối tượng tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp

Trong điều kiện này, chỉ hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp đối với cán bộ, công chức Nhà nước mà không hạn chế đối với người thân của đối tượng này.

Căn cứ vào những điều kiện trên, chị có thể xét bản thân để biết mình có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp hay không

Thứ hai, các loại hình doanh nghiệp chị có thể thành lập:

+ Chị thành lập doanh nghiệp với tư cách cá nhân nên chỉ được thành lập 1 Doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của 1 công ty Hợp danh trừ trường hợp các thành viên hợp danh khác đồng ý hoặc kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.

+ Ngoài raChị có thể góp vốn vào loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành lập Doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, hoặc có thể góp vốn,mua cổ phần của Công ty cổ phần.

Thứ ba, về ngành nghề chị kinh doanh:

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, Điều 7. Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh

“1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.”
.
Chị có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm, và đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định đối với ngành nghề đó, điều kiện về kinh doanh có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề mà chị có ý định kinh doanh tùy thuộc vào loại ngành nghề mà chị kinh doanh.

Tóm lại, xét cơ bản về tư cách chủ thể của chị: chị có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp, với các loại hình doanh nghiệp: 1 doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của 1 công ty hợp danh hoặc thành lập hộ kinh doanh, ngoài loại hình trên, kể cả khi chị đang đứng tên thành lập 1 trong 3 loại hình doanh nghiệp trê, chị vẫn có thể góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn,góp vốn vào công ty cổ phần. Để doanh nghiệp chị thành lập được hợp pháp, kinh doanh những ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật, chị phải thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh và đáp ứng điều kiện về vốn pháp đinh, chứng chỉ hành nghề nếu pháp luật yêu cầu đối với ngành nghề mà chị kinh doanh đó.

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Môi giới bất động sản: Phân biệt “cò đất” và môi giới chuyên nghiệp
  • Quy định cần biết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

1. Pháp nhân là gì?

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015thì:

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Xem thêm: Hợp tác xã là gì? Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

Pháp nhân là tổ chức đáp ứng đủ đầy đủ 4 điều kiện sau: (1) Được thành lập hợp pháp; (2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Mặc dù Bộ luật dân sự đã quy định bốn điều kiện khá cụ thể, rõ ràng nhưng trong thực tế việc áp dụng để phân biệt pháp nhân với các chủ thể khác lại không hề dễ dàng, đơn giản. Phần tiếp theo bài viết xin làm rõ hơn các điều kiện của pháp nhân.

2. Pháp nhân tiếng Anh là gì?

Pháp nhân tiếng Anh là: Legal person

Pháp nhân là gì ?

Là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân). Nếu một tổ chức có "tư cách pháp nhân" thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Ví dụ về pháp nhân: Các cơ quan nhà nước (như Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, các trường đại học,..) là những tổ chức có tư cách pháp nhân.

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định mới nhất. Một số quy định liên quan tới pháp nhân mà chúng ta nên biết.

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp thành lập công ty

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp thành lập công ty ? Tư vấn cụ thể các đối tượng được quyền góp vốn thành lập công ty.

Không phải công dân nào cũng được phép thành lập doanh nghiệp. Pháp luật quy định rõ những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp.

Theo Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18″

Video liên quan

Chủ đề