Món ăn mang đậm đặc trưng vùng núi Tây Bắc

Tây Bắc không chỉ làm say đắm lòng người bởi cảnh sắc thiên nhiên đẹp mê hồn mà còn gây “thương nhớ” với những món ăn đậm chất núi rừng. Ẩm thực Tây Bắc nhiều vô kể, mỗi món đọng lại một hương vị rất riêng, khó lòng kiềm được. Nào, hãy cùng Pao Quán khám phá 5 món ăn nhất định bạn nên thử khi đến vùng đất này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thắng cố 

Lẩu thắng cố

Nhắc đến ẩm thực vùng Tây Bắc không thể không nhắc tới Thắng cố, món ăn truyền thống của người H’mông. Thắng cố được chế biến từ thịt và nội tạng của con ngựa, đem nấu nhừ. Điều đặc biệt nhất của món ăn nằm ở chính phần gia vị, có tới 12 gia vị đặc biệt được sử dụng như thảo quả, quế, muối, lá chanh, địa điền,…và nhiều loại khác.

Thắng cố luôn là món ăn làm say đắm biết bao thực khách bởi chúng mang dư vị tuyệt vời của ẩm thực vùng cao. Ăn một lần chắc chắn sẽ có lần 2, lần 3,…và rất dễ bị “nghiện”, nghiện mùi hôi bùi pha chút vị đắng của đặc sản này. Vì vậy, đã đến Sapa, nhất định bên nên thử món này nhé.

2. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp, món ăn đặc trưng của Điện Biên khiến bao người lưu luyến. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cùng vị đậm đà của gia vị, tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng lại được.

Để làm món thịt trâu gác bếp, cần phải lọc sạch hết gân và bạc nhạc, sau đó thái thành từng miếng dọc và đem đi ướp 2-3 tiếng với hỗn hợp các gia vị bao gồm sả, gừng, tỏi, ớt và mắc khén. Thịt đem sấy với độ chín vừa đủ để không mà mất đi vị ngọt.

3. Bê chao Mộc Châu

Bê chao Mộc Châu

Là món ăn thắm đượm tình cao nguyên Mộc Châu, món bê chao cuốn hút thực khách với miếng thịt thơm vàng ruộm và giàu chất dinh dưỡng. Ai đã ăn một lần chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị đặc biệt của đặc sản này.

Phần bì khi cắn vào thì thấy giòn nhưng nhai kĩ sẽ thấy chút dai vương vấn. Đằng sau lớp bì là lớp thịt vàng ươm. Là thịt bê non nên ăn rất mềm, ngọt, béo ngậy nhưng lại không hề ngấy. Ăn cùng rau sống, nhâm nhi thêm chén rượu táo mèo cay cay nơi đầu lưỡi thì khỏi phải nói.

4. Cá hồi Sapa

Lẩu cá hồi

Nếu có dịp đến Sapa, nhất định bạn nên thử món cá hồi, ẩm thực núi rừng Tây Bắc. Cá tươi sống nên giữ được vị ngon ngọt và thơm thịt. Cá hồi được chế biến thành nhiều món như cá hồi chiên, lẩu cá hồi, gỏi cá hồi,.. Mỗi món mang đến những hương vị riêng biệt, ăn rồi là nhớ mãi không quên. Một món ăn vô cùng bổ dưỡng như vậy mà không thưởng thức thì thật là đáng tiếc.

5. Gỏi cá bỗng sông Gâm

Gỏi cá bỗng sông Gâm

Là đặc sản của Tây Bắc, Gỏi cá Bỗng sông Gâm khiến thực khách khó kiềm lòng được ngay từ lần đầu thưởng thức. Vị ngon ngọt đậm đà của cá, một chút chua, bùi bùi từ các loại rau ăn kèm, chút cay cay của hạt tiêu hòa quyện với nhau. Tất cả tạo nên một dư vị hấp dẫn đến khó tả. Món ăn sẽ hoàn hảo hơn khi chấm với nước chẻo độc lạ, dễ khiến người khác phải “nghiện”.

Trên đây là 5 món ăn nhất định bạn nên thử khi đến Tây Bắc. Nếu bạn không có thời gian để đi đến vùng đất này để thưởng thức ẩm thực Tây Bắc, hãy đến ngay với Pao Quán. 

Đến với nhà Pao, bạn sẽ được thưởng thức ẩm thực vùng cao trong một không gian Tây Bắc ngay giữa lòng Hà Nội mà không phải lặn lội đi đâu xa. Nhanh tay đặt bàn trước tại Pao hoặc gọi ngay tới hotline 0982 558 946 để có thể giao hàng tận nhà.

———————————————————————–

HỆ THỐNG NHÀ HÀNG PAO QUÁN

  • Cơ sở 1: Số 1 Ngõ 62 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 0912 539 339 /0243 795 7298
  • Cơ sở 2: Số 1, ngã 5 Hà Trì, Phường Hà Cầu, Hà Đông – Hotline: 098 151 2838 / 02432012397
  • Cơ sở 3: 78 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội – Hotline: 096 393 2636 / 0982 558 946
  • Web: //paoquan.vn/

Vùng đất Tây Bắc không chỉ nổi danh với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, hài hòa mà hàng năm còn thu hút rất nhiều du khách bởi các món ăn đặc trưng, mang đậm dấu ấn núi rừng. Nét đẹp và sự độc đáo trong ẩm thực Tây Bắc đã và đang góp phần tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam đặc sắc, phong phú.

Tây Bắc không chỉ chinh phục du khách bởi thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi hương vị của các món ăn nơi đây.

Đặc sắc ẩm thực rừng núi Tây Bắc

Nền ẩm thực Tây Bắc mang nhiều dấu ấn đặc trưng đã thu hút lượng lớn khách du lịch hàng năm.

Nền ẩm thực Tây Bắc đặc sắc thu hút du khách

Nằm trên vùng núi cao, xa xôi của Tổ Quốc, nền kinh tế Tây Bắc chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi. Tập quán canh tác lúa nước, chăn nuôi thả rông đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến ẩm thực, văn hóa nơi đây. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Tây Bắc, người ta thường nghĩ ngay đến những món ăn được chế biến từ vật nuôi thả rông hoặc gạo nếp, rau rừng.

Vùng núi Tây Bắc là nơi tập trung của nhiều dân tộc thiểu số ít người. Sự đa dạng về văn hóa đã làm nên một nền ẩm thực Tây Bắc phong phú, đặc sắc. Mỗi vùng miền tại đây sẽ có những món ăn thể hiện riêng nét đặc trưng của dân tộc mình như: nộm măng hoa ban (dân tộc Thái), cá nướng gập (Sơn La), phở chua (Bắc Hà), đồ nướng (Sa Pa),... Tuy nhiên, có một nét giao thoa nhau giữa các nền ẩm thực Tây Bắc là hương vị đặc trưng trong các loại gia vị từ mắc khén, hạt dổi, rau rừng, ớt, gừng,...

Tây Bắc - vùng đất nghĩa tình, thơ mộng và có nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn.

Nguyên liệu đa dạng, đặc trưng

Phần lớn nền ẩm thực Tây Bắc đều mang những dấu ấn, hương vị của núi rừng. Mắc khén là một trong những nguyên liệu được nhiều người ví như sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng núi cao này. Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon đặc trưng khiến cho mắc khén trở thành nguyên liệu không thể trong mỗi bữa ăn của người dân nơi đây.

Bên cạnh mắc khén, hạt dổi cũng là loại gia vị đặc trưng, được sử dụng hầu hết trong chế biến thức ăn tại đây. Công dụng chính của loại hạt này là dùng để tẩm ướp các loại thịt như: thịt gà, thịt heo, thịt trâu,... Đồng thời, hạt dổi còn được sử dụng để pha nước chấm cùng với muối, chanh, ớt. Loại nước chấm đơn giản, lạ miệng này hầu như không thể nhầm lẫn với bất cứ loại nào khác. Chúng thường được dùng để chấm với các loại thịt, thậm chí là ăn kèm xôi trắng cũng đủ kích thích vị thơm ngon.

Đến với ẩm thực Tây Bắc, nền ẩm thực mang đậm bản chất núi rừng thì không thể không nhắc đến các loại măng rừng. Loại nguyên liệu phổ biến, dễ dàng tìm thấy này này đã góp phần tạo nên những món ăn đậm đà, kích thích vị giác. Măng rừng Tây Bắc thường được lấy từ vầu, nứa, trúc hoặc mai,...

Ngoài ra, gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Tám Điện Biên hay gạo Séng Cù cũng là những nguyên liệu làm nên một nền ẩm thực độc đáo, đặc trưng.

Tây Bắc còn được biết đến với nhiều loại gạo ngon, quý.

Những món ngon vùng Tây Bắc - đậm đà kích thích vị giác

Vùng đất được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hữu tình, hài hòa và những loại gia vị đặc trưng đã góp phần làm nên một nền ẩm thực Tây Bắc độc đáo thu hút du khách gần xa. Cùng bếp nhà Tasty thử các món ăn ngon vùng Tây Bắc nhé.

Pa pỉnh tộp - món ăn tinh hoa của ẩm thực Tây Bắc

Pa pỉnh tộp là đặc sản trong nền ẩm thực Tây Bắc, có nguồn gốc từ dân tộc Thái, sinh sống vùng Lai Châu. Theo tiếng dân tộc Thái, từ “pa” có nghĩa là “cá suối”, “Pa pỉnh tộp” là tên gọi chỉ những con cá bị nướng gập lại. Món ăn có tên gọi độc đáo nhưng bình dị này sở dĩ vì cá trước khi được đem nướng sẽ bị mổ sạch nội tạng, tẩm ướp gia vị và gập đôi để nướng trên bếp than hồng.

Nguyên liệu

Để có món Pa pỉnh tộp chuẩn vị Tây Bắc, cần chuẩn bị:

  • Cá chép, cá trôi, các trắm, cá suối,... tùy thích.
  • Gia vị gồm: hành củ, ớt, sả, gừng, củ riềng, thính gạo, mắc khén, muối,...
  • Một số loại rau củ: hành lá, rau húng, mầm măng của cây sa nhân,...

Cách chế biến

Món Pa pỉnh tộp được chế biến theo các bước sau:

  • Giã nhuyễn hỗn hợp các loại gia vị, rau củ đã chuẩn bị.
  • Chọn cá tươi ngon, làm sạch vảy nếu có, mổ bỏ ruột. Quá trình mổ cá nên lưu ý mổ dọc theo sống lưng để gập úp cá một cách dễ dàng.
  • Cá sau khi mổ không nên rửa lại bằng nước sạch để có thể giữ được hương vị thơm ngon, ngọt béo.
  • Khía trên thân cá những đường song song với những khoảng cách phù hợp để gia vị dễ dàng thấm đều. Nên dùng dao thật sắc để tránh cá bị nát thịt.
  • Thoa các loại gia vị đã giã nhuyễn lên thân cá, mặt trong của cá phủ đầy thính gạo và bột riềng.
  • Cá ướp xong được gập đôi thân mình theo chiều ngang và kẹp bằng thanh tre. Cá nướng trên bếp than cho đến khi chín vàng là có thể thưởng thức.
  • Pa pỉnh tộp ngon nhất khi thưởng thức cùng xôi nếp, rượu ngô - tất cả được hòa quyện một cách hoàn hảo, thơm ngon đến khó quên.

Pa pỉnh tộp là món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ dân tộc Thái.

Thắng cố - nét đẹp truyền thống của người H’mông

Ngày nay, thắng cố đã du nhập vào ẩm thực của nhiều dân tộc khác nhau tại Việt Nam như: Kinh, Dao, Tày,... Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của món ăn này là tại vùng đất H’mông thơ mộng, trữ tình. Đây là món ăn truyền thống của dân tộc H’mông, tạm dịch theo nghĩa Tiếng Việt là “nồi nước”.

Nguyên liệu

Nguyên liệu để nấu thắng cố bao gồm:

  • Thắng cố nấu theo công thức truyền thống với nguyên liệu chính là thịt ngựa, nội tạng ngựa, sự sáng tạo của nền ẩm thực về sau đã có thêm thịt bò, thịt trâu hay thịt lợn.
  • Lá chanh, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh, ngải cứu... là những loại gia vị không thể thiếu cho món ăn đặc sắc này.

Cách chế biến

Thắng cố được nấu theo công thức sau:

  • Thịt và nội tạng của ngựa được làm sạch (có thể thay thế bằng thịt bò, trâu hoặc lợn, nhưng phải có nội tạng ngựa đi kèm), sau đó tẩm ướp các loại gia vị đã chuẩn bị.
  • Tiến hành ninh thịt ngựa cùng thảo quả, lá chanh, địa điền trong vòng khoảng từ 1 đến 2 giờ trên bếp lửa vừa phải. Trong quá trình ninh thịt nên chú ý vớt bọt ra để dùng được trong và ngọt thanh.
  • Thắng cố khi ăn nên sử dụng bát to, để chảo trên bếp cho thức ăn luôn nóng. Để món ăn thêm phần hấp dẫn, nên ăn kèm ớt Mường Khương (một loại ớt đặc trưng của vùng núi cao Tây Bắc) và uống rượu nếp, ngô,...

Thịt và nội tạng ngựa là nguyên liệu chính cho món thắng cố truyền thống.

Thịt trâu, thịt lợn gác bếp

Thịt trâu hay thịt lợn gác bếp là một trong những món ăn đặc trưng của người dân Điện Biên, góp phần làm đa dạng, đặc sắc ẩm thực Tây Bắc. Món ăn được chế biến công phu và tẩm ướp những loại gia vị mang đậm mùi hương núi rừng này đã làm say đắm biết bao du khách gần xa.

Nguyên liệu

Nguyên liệu cho món ăn này không quá cầu kỳ, bao gồm:

  • Nguyên liệu chính không thể thiếu cho món ăn này đó là thịt trâu (hoặc thịt lợn).
  • Các loại gia vị được giã nhuyễn hòa quyện với nhau bao gồm: sả, gừng, tỏi, ớt, mắc khén.

Cách chế biến

Công đoạn chế biến đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ qua hai bước sau:

  • Để thịt được chín đều, mềm dài vừa phải cần lọc một cách cẩn thận để có thể loại bỏ hết gân thịt.
  • Thái thịt thành từng miếng nhỏ theo dọc chiều thớ thịt, sau đó tẩm ướp đều các loại gia vị đã giã nhuyễn.
  • Sau khi ướp thịt được 2 đến giờ, mang thịt xiên vào que que tre sắt nhọn, gác trên bếp than củi cho thịt chín dần.

Quy trình chế biến độc đáo đã giúp lưu giữ lại vị ngọt của thịt cộng với hương vị đặc trưng của các loại gia vị bản địa đã góp phần làm nên một món ăn đậm đà, hấp dẫn.

Thịt gác bếp được xem là sự kết tinh của nền ẩm thực Tây Bắc độc đáo, đặc trưng.

Cá bống vùi tro, món ăn được ví như sản vật vùng cao

Hình ảnh những con suối chảy róc rách như in dấu vào suy nghĩ của chúng ta mỗi khi nhắc đến vùng đất Tây Bắc. Chính nhờ sự ưu đãi này của thiên nhiên, Tây Bắc không chỉ là nói có phong cách hữu tình mà còn là cội nguồn của món cá bống vùi tro thơm ngon. Những chú cá tươi sống được bắt lên từ con suối, bờ sông qua vài bước chế biến đã trở thành món ăn vừa miệng, thậm chí được nhiều người ví như sản vật vùng cao.

Nguyên liệu

Giống như nhiều món ăn vùng cao khác, cá bống vùi tro gồm có những loại nguyên liệu phổ biến sau:

  • Chọn những mẻ cá bống đều nhau và tươi ngon.
  • Gia vị cần có là sả, ớt, gừng, mắc khén, lá húng, lá hom,...
  • Lá dong lựa loại khô to, không các vết rách.

Cách chế biến

Thực hiện chế biến cá bống vùi tro đòi hỏi người làm phải khéo léo và giàu kinh nghiệm:

  • Cá sau khi được bắt về cần rửa sạch, khéo léo loại bỏ ruột để thịt cá được giữ nguyên, không bị nát.
  • Ướp cá trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút bằng các loại gia vị đã chuẩn bị sẵn.
  • Cẩn thận cuốn cá vào trong lá dong, cần cuốn đều và nhẹ tay để tránh lá bị rách. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, mỗi mẻ nướng chỉ nên cuốn một lượng cá vừa phải để cá chín đều, đậm vị.
  • Vùi cá vào trong đống tro nóng, đợi tầm 10 đến 15 phút là có thể thưởng thức món cá nướng hảo hạn.

Du khách khi thưởng thức cá bống vùi tro sẽ cảm nhận trọn vẹn được vị tươi béo của cá bống hòa với mùi hương núi rừng Tây Bắc không thể lẫn vào đâu qua những loại gia vị đặc trưng. Món ăn này thường được dùng để nhắm rượu hoặc ăn với cơm trắng, xôi nếp.

Cá bống vùi tro thường được ăn kèm với cơm trắng hoặc làm mồi nhậu.

Trên khắp dải đất hình chữ “S” có rất nhiều điểm du lịch, ăn uống lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu có dịp ghé thăm vùng núi cao xa xôi của Tổ quốc này, bạn đừng quên nếm thử những món ăn truyền thống, đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc, chúng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn.

Diệu Trần

Video liên quan

Chủ đề