Một ổ đĩa cứng vật lý được định dạng Basic Disk có thể chia tối đa thành bao nhiều Primary Partition

Just for you: FREE 60-day trial to the world’s largest digital library.

The SlideShare family just got bigger. Enjoy access to millions of ebooks, audiobooks, magazines, and more from Scribd.

Read free for 60 days

Cancel anytime.

Quản lý đĩa và phân chia ổ cứng là công việc cũng không kém quan trọng sau khi lắp máy xong. Hay dung lượng các phân vùng khác nhau, đầy phân vùng . Và điều bạn muốn quản lý đĩa và phân chia ổ cứng.

Trong bài viết với các hướng dẫn thực hiện quản lý đĩa và phân chia ổ cứng trong tất cả các hệ điều hành. Windows 7, Windows 8 và windows 10.

Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh một máy tính. Ta phải làm công việc tiếp theo đó là quản lý đĩa và phân chia ổ cứng.

Với ổ cứng thì ta có thể để nguyên trạng để cài win.Hay ta có thể chia nhỏ thành những phần với các dung lượng khác nhau phù hợp với các điều kiện sừ dụng:

Nội dung

  • 1 Quản lý đĩa và phân chia ổ cứng
    • 1.1 Quản lý đĩa
    • 1.2 Basic disk
      • 1.2.1 Primary và Extended
      • 1.2.2 Logical:
      • 1.2.3 Lưu ý:
      • 1.2.4 Khả năng Boot:
  • 2 Phân chia ổ cứng
    • 2.1 Disk Management
      • 2.1.1 Chú ý :
    • 2.2 Phân chia ổ cứng bằng phần mềm.
      • 2.2.1 Chú ý:

Quản lý đĩa và phân chia ổ cứng

Trong bài này cúng ta sẽ đi qua từng việc cụ thể:

Quản lý đĩa

Có 2 cơ chế quản lý đĩa đó là:

  • Basic Disk ( đây là cơ chế defaut mặc định).
  • Dynamic ( dành cho các tính năng nâng cao đó là Raid)

Lưu ý: Trong bài viết này chúng ta chỉ đi về phần Basic Disk vì nó phổ biến nhất hiện nay. Raid chỉ trong các trường hợp đặt biệt và chúng ta sẽ có một bài viết về vấn đề Raid sau này.

Basic disk

Cứ một ổ cứng mua về chúng ta có thể phân chia  thành nhiều khu vực khác nhau. Nếu ta muốn cài win hay format  hay có bất cứ ự cố gì thì các khu vực khác sẽ không bị ảnh hưỡng gì, không mất dữ liệu.

Các khu vực đó độc lập với nhau và được gọi là “phân vùng” hay “Partition” .

Primary và Extended

Quản lý đĩa và phân chia ổ cứng

Một ổ cứng vật lý mua về  có thể tạo ra 4 phân vùng. Và có 2 dạng chính:

  • Primary Partition.
  • Extended Partition.

Giống nhau:

Tất cả các công việc đọc ghi dữ liệu hoàn toàn giống nhau trong 2 trường hợp này.

Khác nhau:

  • Tối đa trên một ổ cứng ta có thể tạo ra được một Extended. Nhưng ta có thể tạo ra 4 Primary. Vì vậy ta có thể tạo hoặc là 3 Primary và 1 extended.
  • Phân vùng primary chính là một ổ đĩa. Vậy sau khi tạo một phân vùng primary ta có thể đọc ghi dữ liệu trực tiếp vào đó. Tuy nhiên với Extend chỉ là giới hạn trong một khoảng của ổ cứng. Vì vậy khi ta tạo một extended thì ta sẽ không thể đọc ghi trực tiếp vào đây. Muốn truy xuất , truy cập được vào trong Extened. Ta phải chia nó thành các thành phần luận lý nhỏ hơn. Đó là Logical.

Logical:

  • Mỗi Logical Drive mới tương đương với một phân vùng.
  • Số lượng Logical Drive là không giới hạn trong Extended.
  • Tối đa một ổ cứng có thể tạo ra nhiều phân vùng.

Lưu ý:

  • Tối đa một Extended có thể tạo ra vô số phân vùng Logical. Các phân vùng này sẽ lấy tên các ký tự từ A đến Z.
  • Vì vậy tối đa các phân vùng sẽ làm việc được trong một máy tính sử dụng Windows sẽ là 26.
  • Muốn thấy dử liệu trong phân vùng thứ 27. Ta phải bỏ một ký tự nào đó trong số 26 phân vùng đã hiển thị và gán vào phân vùng số 27 thì ta mới sử dụng được.
  • Extended chỉ chứa các dử liệu thông thường.
  • Khi ta cần dưới 4 phân vùng thì ta có thể tạo 4 phân vùng Primary. Chứ không nhất thiết phải có Extended.
  • Nếu ta cần lớn hơn 4 phân vùng ta mới tạo extended.

Vì vậy sau khi ta cài win hay ghost máy. Ta có thể lưu bản ghost vào một phân vùng nhưng không gán ký tự thì phân vùng này sẽ không hiển thị.

Khả năng Boot:

Primary mới có chức năng Boot.

Vì vậy ta phải cài win vào phân vùng Primary. Chú ý là ta vẩn có thể cài vào phân vùng Logical nhưng sau đó windows sẽ không boot được và máy tính sẽ không hoạt động.

Phân chia ổ cứng

Về việc phân chia ổ cứng ta có thể sự dụng công cụ “Disk Management”. Công cụ này có sẵn trong Windows. Hoặc bạn có thể dùng phần mềm từ bên thứ 3.

Disk Management

Đây là công cụ có sẳn nhưng có rất nhiều hạn chế. Nhưng với các công việc cơ bản thỉ nó vẫn hoàn thành tốt.

Trường hợp ví dụ này tôi sẽ giảm dung lượng ổ C: và tạo một phân vùng mới.

Bạn sẽ cần phải truy cập công cụ “Disk Management” từ Windows để thực hiện việc này.

  • Trên Windows 8 và Windows 10, nhấn “Windows Key + X”  hoặc nhấp chuột phải vào góc dưới cùng bên trái của màn hình và chọn “Disk Management”.
  • Trên Windows 7, nhấn nút “start” trên bàn phím của bạn, gõ “Disk Management”  vào ô tìm kiếm của “Menu Start”, và nhấn Enter.
  • Hay có thể sự dụng lệnh “diskmgmt.msc” sau khi bạn bấm tổ hợp “Alt + R” ở bất kỳ phiên bản windows nào.

Trong cửa sổ “Disk Management”, kích chuột phải vào phân vùng C: và chọn “Shrink Volume”.

Chú ý :

Trước khi làm việc với phân vùng của bạn. Bạn luôn phải đảm bảo rằng bạn đã sao lưu các tệp quan trọng của bạn.

Nhập số dung lượng bạn muốn giảm bớt vào ô thứ 3. Ở đây sẽ tính bằng MB. Ví dụ: nếu bạn muốn phân vùng dữ liệu 100 GB. Hãy nhập 102400 vào ô và nhấp vào nút “Shrink”.

Tất nhiên, bạn phải có đủ dung lượng trống trên phân vùng để giảm dung lượng nó lại . Nếu bạn chỉ có 20 GB dung lượng trống, bạn sẽ không thể giảm phân vùng trên 20 GB. Số dung lượng tối đa bạn có thể giảm xuống sẽ nằm ở ô thứ 3 lú bạn mới mở lên.

Sau khi quá trình hoàn tất, kích chuột phải vào bên trong phân vùng vừa trống. Là phân vùng vừa được tạo ra do giảm dung lượng ở phân vùng C:. Chọn “New Simple Volume” để tạo một phân vùng mới.

Làm theo “wizard”, gán ký tự ổ đĩa bạn muốn vào phân vùng mới. Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ có một phân vùng dữ liệu riêng biệt.

Phân chia ổ cứng bằng phần mềm.

Có nhiều phần mềm quản lý đĩa và phân chia ổ cứng trên mạng hiện nay.

Ở đây tôi sẽ sử dụng: MiniTool Partition Wizard. Tải nó ở đây: download6-minitool-com.minitool-partitionrecovery.com/pw10/pw10-free.exe

Sau khi tải về và cài đặt xong.

Chọn phân vùng chưa tạo và chọn tính năng ” Create Partition ” từ các tác vụ bên trái.

Sau đó, thiết lập các thuộc tính cho phân vùng này. Ở đây chúng ta có thể chọn kiểu phân vùng, từ trình đơn thả xuống của “Create As”. Hoặc “Primary” hoặc “Logical”, ngay cả khi chúng ta tạo phân vùng đầu tiên.

Chú ý:

  • Trong ô ” File System” ta nên chọn “NTFS” thay vì “FAT 32”. Bởi vì NTFS có nhiều chức năng hiện đại hơn là FAT 32. Xem bài viết: Sự khác biệt giữa FAT32, exFAT và NTFS là gì ? . Bạn sẽ hiểu.
  • Cluster Size: Bạn nên chọn 2048 để tối ưu nhất cho việc chống phân mảnh ổ cứng.

Bây giờ chúng ta tạo ra một phân vùng “Logical” trên đĩa 4. Để thực hiện thay đổi này, ở trên cùng bên trái, hãy nhấp vào nút ” Apply “.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết: Quản lý đĩa và phân chia ổ cứng

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì. Xin vui lòng để lại comment ở ô bình luận.

Chủ đề