Mức tăng lương tối thiểu năm 2023

Bắt đầu từ tháng 4 tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành điều tra lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu để làm căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng năm 2023 và các chính sách liên quan.

Các nội dung chính được khảo sát ở doanh nghiệp là quỹ tiền lương theo công việc hoặc chức danh, quỹ phụ cấp lương, quỹ tiền thưởng, ăn ca, chi phí tuyển dụng đào tạo, quỹ công đoàn, việc điều chỉnh tiền lương trong quý 1/2022…

Dự kiến, 18 địa bàn sẽ được đồng loạt điều tra đợt này gồm: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Long An, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ.

Hơn hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tiền lương tối thiểu vùng chưa được điều chỉnh, khiến đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu chờ đến năm 2023 mới tăng lương tối thiểu vùng thì phải tính toán làm sao bù đắp được cho người lao động phần của các năm không tăng, tuy nhiên nếu mức tăng quá cao cũng sẽ vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp, đây là bài toán khó để hài hòa lợi ích cho cả hai bên.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, về mặt lý thuyết thì mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Hiện cả nước đang ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Vì thế, sau khi kinh tế phục hồi, người lao động có công ăn việc làm thì sẽ tính toán việc tăng lương tối thiểu vùng. Theo bà Hương, năm nay Hội đồng Tiền lương Quốc gia có thể bàn bạc để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho năm 2023.

Về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời là thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng cho rằng, hai năm qua tiền lương tối thiểu không được điều chỉnh tăng nên không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Theo ông Quảng, mức lương tối thiểu hiện nay không còn là sàn để bảo vệ người lao động yếu thế để thương lượng, thỏa thuận tiền lương trên thực tế. Hơn nữa, lâu nay các doanh nghiệp thường căn cứ vào mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu hàng năm của Chính phủ để chiều chỉnh mức lương thực tế tại doanh nghiệp, tuy nhiên, thời gian qua Chính phủ không điều chỉnh lương tối thiểu vùng nên nhiều doanh nghiệp dựa vào đó để không điều chỉnh tiền lương.

Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, giá tiêu dùng tăng cao, tiền lương thực tế của người lao động giảm đã dẫn đến nhiều vụ ngừng việc tập thể, đình công tự phát xảy ra đầu năm 2022. Như vậy, việc chậm tăng lương tối thiểu vùng cũng phần nào gây ra hệ lụy không tốt cho quan hệ lao động.

Từng có nhiều năm tham gia Hội đồng Tiền lương Quốc gia, ông Phạm Minh Huân, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chia sẻ, tăng lương là mong muốn chính đáng của người lao động nhưng người lao động cũng cần chia sẻ với doanh nghiệp trong bối cảnh gặp khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đến nay khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã dần được phục hồi, cần phải xem xét việc tăng lương, ít nhất để đủ bù trượt giá. Theo ông Huân, cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp khó khăn, nên việc xem xét có tăng lương tối thiểu hay không và mức tăng ra sao sẽ cần thêm kết quả khảo sát thực tế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tới đây.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Do chưa được điều chỉnh, hiện mức lương tối thiểu vùng vẫn được áp dụng theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể vùng 1 là 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,43 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,07 triệu đồng/tháng.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỉ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

Chiều nay (29.10), tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10.2022, báo chí đặt câu hỏi tới Bộ Tài chính liên quan tới việc chuẩn bị nguồn lực cho việc tăng lương cơ sở, dự kiến được thực hiện từ giữa năm 2023.

Trao đổi nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, ngay từ khi triển khai Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có sắp xếp, bố trí nguồn lực tài chính khi cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện cải cách tiền lương.

Các giải pháp chủ yếu trong việc chuẩn bị nguồn lực tài chính đó là tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi trong các hoạt động chi ngân sách nhà nước hiện nay.

Từ khi triển khai nhiệm vụ này và hết năm 2021, theo số liệu Bộ Tài chính nắm được chúng ta có nguồn từ ngân sách địa phương để chuẩn bị cho cải cách tiền lương đạt được trên 290.000 tỉ đồng và ngân sách Trung ương là 43.000 tỉ đồng.

Mức tăng lương tối thiểu năm 2023
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trả lời tại họp báo Chính phủ chiều 29.10.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, đến thời điểm hiện nay, căn cứ trên yêu cầu cấp thiết về tăng lương cơ sở, Chính phủ đã trình với Quốc hội tăng lương cơ sở ở mức 20,8% từ 2023.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh, bao gồm: Lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, đối tượng gắn với lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ y tế cơ sở và y tế dự phòng, chúng ta cần khoảng 60.000 tỉ đồng cho chính sách này khi Quốc hội phê duyệt.

“Như vậy, với số liệu ở trên, chúng ta hoàn toàn chủ động chuẩn bị nguồn lực tài chính cho quyết sách tăng lương cơ sở khi cấp có thẩm quyền thông qua“, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết.

Trước đó, báo cáo trước Quốc hội tại Kỳ họp 4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đề xuất Quốc hội chưa thực hiện cải cách tiền lương trong năm 2023, nhưng từ ngày 1.7.2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách đảm bảo khoảng 12,5%.

Hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%. Từ ngày 1.1.2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Chính phủ đề nghị các bộ ngành và địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương. Giai đoạn 2023-2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định cũ cho tới khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Năm 2023 giữ nguyên mức lương hiện hưởng như năm 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng.

VƯƠNG TRẦN, PHẠM ĐÔNG

Tiện ích thông tin

QR Code

Tin khác