Mục tiêu chiến lược là gì năm 2024

Chiến lược là một thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp. Nhưng liệu các nhà lãnh đạo, quản lý đã hiểu rõ khái niệm này, đã biết các áp dụng nó một cách đúng đắn chưa? Nếu bạn cũng đang mông lung chưa rõ chiến lược là gì, bạn đang đau đầu để tìm cách xây dựng và áp dụng chiến lược hiệu quả, thì hãy đọc ngay bài viết này để giải đáp nhé.

Chiến lược kinh doanh là gì? Hướng đi nào cho doanh nghiệp năm 2024?

Chiến lược và chiến thuật là 2 khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Để giúp bạn hiểu rõ chiến lược là gì, chúng tôi sẽ cùng bạn định nghĩa cũng như phân biệt cả 2 khái niệm trên.

1. Định nghĩa chiến lược là gì?

Chiến lược (Strategy)là tổ hợp những quyết định, hành động, cách thức, các mục tiêu dài hạn… được lên kế hoạch để đạt được mục tiêu hướng đến. Từ này vốn có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, chiến lược khi đó được hiểu là phương án để có thể chiến thắng đối thủ trong cuộc chiến.

Chiến lược là một kế hoạch tổng thể, được xem là một kế hoạch công việc toàn diện. Việc sở hữu một chiến lược rõ ràng, chi tiết thì cho dù chưa thể nắm chắc phần thắng cũng tăng xác suất thành công.

Chiến lược là gì?

2. Công thức xây dựng chiến lược thành công

Chiến lược trong bất kỳ tổ chức hoặc dự án nào là kế hoạch tổng thể định hướng để đạt được một hoặc nhiều mục tiêu cụ thể. Công thức xây dựng chiến lược được tạo nên từ các yếu tố:

Chiến lược = mục tiêu + nguồn lực + phương tiện
  • Mục tiêu: Điểm đích mà doanh nghiệp hoặc dự án muốn đạt được. Mục tiêu cần thực tế, rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được. Ví dụ như một trường học muốn nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc chuyển đổi số công tác quản trị trong vòng 2 năm tới.
  • Nguồn lực: Các yếu tố mà tổ chức có sẵn hoặc có thể huy động được để thực hiện mục tiêu, bao gồm tài chính, con người (nhân sự), công nghệ, thông tin, và các nguồn lực vật chất khác. Ví dụ, một doanh nghiệp có ngân sách đầu tư vào công nghệ mới, đội ngũ nhân viên có kỹ năng cao và cơ sở hạ tầng hiện đại.
  • Phương tiện: Các công cụ, phương pháp, kỹ thuật, và quy trình được sử dụng để huy động và sử dụng nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, nhà trường chuyển đổi số thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý học tập, nền tảng giáo dục trực tuyến hay phương pháp giáo dục tiên tiến.

Mỗi yếu tố trên đều có vai trò thiết yếu và cần được tích hợp chặt chẽ với nhau. Không có mục tiêu rõ ràng, chiến lược sẽ thiếu định hướng, đội ngũ khó đạt được. Không có nguồn lực đủ, mục tiêu trở nên bất khả thi, không thể thực hiện. Cuối cùng, khi không có phương tiện phù hợp, nguồn lực có thể không phát huy được tối đa năng lực, tốn nhiều thời gian triển khai.

Do đó, chiến lược hiệu quả phải xác định được mục tiêu rõ ràng, đánh giá nguồn lực một cách thực tế cũng như lựa chọn phương tiện để thực thi thành công.

3. Chiến lược và chiến thuật có gì khác nhau?

“Chiến lược” và “Chiến thuật” là hai khái niệm rất hay bị nhầm lẫn, vậy chiến thuật là gì? Chiến thuật được giải thích đơn giản là phương pháp hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể.

Chiến thuật khác với chiến lược ở những điểm sau:

  • Chiến thuật được coi là hành động để đạt được một mục tiêu cụ thể, còn chiến lược mang tính tích hợp đảm bảo được mục tiêu dài hạn.
  • Chiến thuật có thể được hiểu là một tập hợp con của chiến lược. Bởi vậy không có chiến lược thì chiến thuật cũng cũng không thể làm được gì.
  • Chiến thuật có rủi ro ít hơn chiến lược.
  • Chiến thuật có thể thay đổi theo điều kiện thị trường như thời tiết, nhiệt độ…

II. Mục tiêu chiến lược là gì?

Mục tiêu chiến lược là điều tiên quyết cần phải thực hiện, nhờ việc xác định và đặt được mục tiêu nên có thể xác định được phương hướng hoạt động, kế hoạch kinh doanh, chiến thuật cụ thể trong từng giai đoạn.

Có nhiều loại mục tiêu khác nhau như: Mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thương hiệu,.. tùy thuộc vào mỗi loại mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ tập trung những hoạt động chính nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Yếu tố hàng đầu để xây dựng chiến lược chính là mục tiêu mà chiến lược này hướng tới

Xác định mục tiêu chiến lược cần được xây dựng trên tình hình thực tiễn về phát triển, giai đoạn tăng trưởng và những đánh giá liên quan đến trong lĩnh vực kinh doanh, có như vậy thì chiến lược mới có thể hiệu quả, ổn định.

III. 5 Yếu tố giúp chiến lược thành công?

Chiến lược nắm giữ vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực, để có được một chiến lược thành công, nó phải đáp ứng được nhiều yếu tố, vậy những yếu tố đó là gì?

1. Mục Đích

Hãy xác định mục đích của bạn khi tạo ra một chiến lược là gì. Việc xác định mục tiêu chiến lược sẽ giúp bạn

  • Chỉ ra con đường cho chính
  • Tập trung các lực lượng để đạt được mục tiêu
  • Doanh nghiệp của mình có thể nhận thức rõ hơn
  • Đem lại định hướng rõ ràng cho nhân viên

2. Phạm vi chiến lược

Khi xác định được phạm vi chiến lược, doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp về đối tượng khách hàng cũng như phân khúc thị trường. Việc lựa chọn này cần phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình

Những vấn đề trong phạm vi chiến lược cần được làm sáng tỏ là thị trường, khách hàng mục tiêu, sản phẩm, giá trị, vị trí chiến lược…

3. Yếu tố giá trị khách hàng

Yếu tố giá trị khách hàng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận, để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần xác định được chính xác nhu cầu của khách hàng, giá trị mà các khách hàng mong muốn nhận được từ sản phẩm, dịch vụ của mình.

Một trong những nội dung trọng tâm của một chiến lược kinh doanh hiệu quả chính là yếu tố giá trị khách hàng

Từ việc xác định được giá trị khách hàng, bạn có thể vạch ra những hoạch định chiến lược là gì? nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, nhờ đó mà thu hút và ghi điểm trong mắt khách hàng về thương hiệu cũng như sản phẩm, dịch vụ của mình.

4. Yếu tố hệ thống hoạt động

Trong nội dung chiến lược, ngoài yếu tố giá trị khách hàng, việc truyền tải về giá trị và lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang lại cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh thu.

Thông qua hệ thống hoạt động phối hợp giữa các bộ phận như Marketing, chăm sóc khách hàng… dưới các hình thức tiếp cận khách hàng tinh tế, chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các chuỗi giá trị vượt bậc, gây dấu ấn đối với khách hàng. Độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ cũng được tăng lên đáng kể.

5. Yếu tố năng lực

Mỗi dơn vị đều có một giá trị cốt lõi riêng. Khi xây dựng chiến lược, việc xác định được điểm mạnh mà doanh nghiệp sở hữu sẽ tạo tiền đề thuận lợi hơn khi tìm con đường phát triển. Đồng thời nâng cao vị thế của mình trên thị trường, định hướng mục tiêu phát triển bền vững cho sau này.

IV. Lợi ích của việc xây dựng chiến lược là gì?

Để xây dựng chiến lược mang lại lợi ích thì cần xác định rõ xem mục tiêu chiến lược là gì? để xác định được bạn cần thực hiện các bước sau

1. Xây dựng định hướng phát triển của doanh nghiệp

Sở hữu một chiến lược rõ ràng, cụ thể sẽ giúp cho bạn có một cái nhìn tổng quan với nhiều góc nhìn mới. Nó góp phần điều chỉnh hoạt động kịp thời theo đúng định hướng và mục tiêu đặt ra. Nó cũng giúp các nhân viên, bộ phận hiểu rõ lý do mà doanh nghiệp tồn tại cũng như sứ mệnh của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận là gì, từ đó có những đóng góp, xây dựng phù hợp để phát triển.

Sở hữu một chiến lược rõ ràng sẽ xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

2. Nắm bắt vị trí trên thị trường

Với bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào, việc xác địnhđược vị trí trên thị trường là rất quan trọng trong việc định hướng. Không chỉ thế, biết rõ mình đang ở đâu và đối chiếu với mục tiêu đã đề ra trước đó còn đem lại. Những chiến thuật, những biện pháp mới phù hợp với tình hình.

3. Nâng cao hiệu suất kinh doanh

Dù đích đến của một chiến lược là ngắn hay dài thì việc có mục tiêu cụ thể cũng giúp cho bạn có một hướng đi tối ưu. Nó cũng xác nhận các hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Mỗi bộ phận sẽ ý thức được vai trò của mình trong chiến lược này và tìm cách đẩy mạnh năng suất công việc để đạt được các dấu mốc thành tựu, mang về, hiệu suất kinh doanh tốt.

Bên cạnh đó, chiến lược còn giúp kiểm soát được sự phát triển. Đội ngũ quản lý sẽ biết được đâu là hoạt động cần tập trung cải thiện và phát triển, lược bớt một số hoạt động không cần thiết để tránh gây mất thời gian, công sức.

4. Tạo sự phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận

Một chiến lược thành công đòi hỏi mọi nhân viên giữa các bộ phận phải biết cách phối hợp linh hoạt, hiệu quả với nhau. Đây cũng là cơ hội để các phòng ban trong doanh nghiệp làm việc và có sự trao đổi chuyên môn, nâng cao các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ… Điều này là tiền đề để các nhân viên trong doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển, nâng cao năng lực.

Một chiến lược thành công đòi hỏi mọi nhân viên giữa các bộ phận phải biết cách phối hợp linh hoạt, hiệu quả

Ngày ngay để tạo ra sự liên kết giữa các phòng ban, các doanh nghiệp thường dùng đến phần mềm quản lý công việc, giúp tối ưu năng suất lao đông, tiết kiệm thời gian quản lý,..

5. Đưa ra quyết định đúng đắn

Thay vì đưa ra quyết định dựa vào những đánh giá chủ quan từ phía doanh nghiệp, chiến lược sẽ đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện để có thể xem xét và ra quyết định đúng đắn nhất.

V. 5 bước xây dựng một chiến lược ấn tượng, đột phá

Để có một chiến lược đột phá bạn cần làm các bước sau:

Bước 1. Thiết lập mục tiêu

Bước đầu xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu hoặc mục đích dài hạn trong tương lai. Tất nhiên, những mục tiêu hay mục đích này cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá khách quan từ thực tiễn để có những phương pháp, hướng đi phù hợp để đạt được mục tiêu.

Trong việc thiết lập mục tiêu cho chiến lược, các mục tiêu thường là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư…

Nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập, bởi các doanh nghiệp này thường chưa biết phải tập trung vào điều gì. Mục tiêu chiến lược còn là thước đo cho sự phát triển của mình, nó được sử dụng như một tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý đến những yếu tố khi xác định mục tiêu là: cơ hội, nguyện vọng của cổ đông, khả năng tài chính…

Với MISA AMIS công việc, Phần mềm thông minh giao việc đầy đủ gồm người giao việc, người nhận việc, người liên quan, các hạng mục thành phần, tài liệu liên quan, thời hạn hoàn thành,… giúp quá trình lên mục tiêu hiệu quả.

Bước 2: Đánh giá tình hình

Để đánh giá khách quan tình hình, xây dựng chiến lược hiệu quả, lãnh đạo cần đánh giá dựa trên 2 lĩnh vực:

Đánh giá môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công ty, để xác định được yếu tố nào là cơ hội, yếu tố nào là nguy cơ thì đòi hỏi bạn phải nghiên cứu môi trường kinh doanh. Một số yếu tố quan trọng để đánh giá là: kinh tế, công nghệ, các sự kiện chính trị, quan hệ xã hội, áp lực thị trường…

Đánh giá nội lực: Doanh nghiệp cần có những nghiên cứu sâu về thế mạnh cũng như điểm yếu của các mặt như quản lý, marketing, hoạt động nghiên cứu, khả năng tài chính…

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Sau khi đã xác định mục tiêu và đánh giá tình hình, sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn chiến lược. Trong quá trình này, doanh nghiệp dựa vào những thông tin thu thập được từ việc nghiên cứu, đánh giá để cân nhắc. Có thể xem xét nó dựa trên các tiêu chí như nguồn lực, chi phí, thời gian – tiến độ…

Một chiến lược tốt đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề sau:

  • Mục tiêu cần đạt là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh gồm có những ai? Thế mạnh của họ là gì?
  • Lợi thế cạnh tranh của mình là gì và nên cạnh tranh như thế nào?

Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện chiến lược

Trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện chiến lược gồm 2 giai đoạn liên quan mật thiết đến nhau:

  • Giai đoạn tổ chức: Tổ chức nguồn lực và ngoài doanh nghiệp để củng cố
  • Giai đoạn chính sách Phát triển chính sách chi tiết hơn chiến lược đã đề ra.

Tải ngay mẫu quy trình phối hợp giữa các phòng ban

Bước 5: Đánh giá kết quả và kiểm soát

Ở giai đoạn này, bạn cần xác định xem chiến lược có phù hợp với các tiêu chí cũng như mục tiêu mà công ty đề ra ban đầu hay không. Điều này vừa giúp bạn biết được tiến độ, hiệu quả mà chiến lược mang lại, vừa kiểm soát được chiến lược đi theo đúng hướng mong muốn.

VI. 3 cấp chiến lược ở trong doanh nghiệp

Thông thường trong doanh nghiệp sẽ có 3 cấp chiến lược chính là

  • Chiến lược cấp công ty: Tại chiến lược này bạn cần trả lời các câu hỏi như: Ngành gì, công ty nên tập trung đầu tư vào đâu, tại sao lại như vậy. Hoặc Quốc Gia, lãnh thổ nào mà mình nên tập trung đầu tư.
  • Chiến lược cấp đơn vị: Tại đây bạn cần làm rõ cách thức để kinh doanh hiệu quả, làm thế nào để cạnh tranh với các đối thủ khác
  • Chiến lược cấp chức năng: Đây là chiến lược ở các cấp bộ phận, chức năng. Tại cấp này các nhà quản lý cần xác định rõ vấn đề, để vận hành doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm thì sẽ làm như thế nào.

VII. 9 chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp cần biết

1. Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược tăng doanh thu, tăng thị phần bằng những nỗ lực đẩy mạnh hoạt động Marketing, bán hàng. Cơ sở của chiến lược này là sản phẩm hiện hữu và thị trường hiện hữu không thay đổi. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp chỉ tập trung một dòng sản phẩm, không có nhu cầu phát triển hay kinh doanh sản phẩm mới.

Ma trận Ansoff giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường

2. Chiến lược phát triển thị trường

Doanh nghiệp mở rộng nhiều phân khúc từ tệp khách hàng, thêm thị trường nhưng vẫn sử dụng một dòng sản phẩm. Ví dụ, những sản phẩm như sữa tươi hướng đến tệp khách hàng trẻ em song vẫn mở rộng bán hàng cho người lớn. Ngoài ra, một số sản phẩm đang bán chạy ở miền Bắc được đưa vào giới thiệu tại thị trường miền Nam cũng là một chiến lược phát triển thị trường.

3. Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển sản phẩm tập trung vào việc cải tiến sản phẩm cũ hoặc bổ sung thêm phiên bản sản phẩm mới. Mục tiêu của chiến lược này là tăng doanh thu và thị phần trên thị trường cùng nhóm khách hàng hiện tại. Hướng đi an toàn, khả thi mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn là tạo ra những dòng sản phẩm khác nhau để giữ chân tệp khách hàng hoặc thị trường hiện tại.

Các bước phát triển sản phẩm

4. Chiến lược đa dạng hóa có liên quan

Chiến lược phát triển các sản phẩm khác nhau nhưng định vị cùng một đối tượng cho tệp khách hàng khác nhau. Một số thương hiệu áp dụng chiến lược này là hãng bột giặt OMO, VISO…

5. Chiến lược mở rộng đa dạng theo chuỗi giá trị

Doanh nghiệp triển khai đa dạng hóa ngành hoặc sản phẩm theo chuỗi giá trị. Ví dụ, một công ty dược có thể mở rộng đa dạng sang sản xuất thuốc, kinh doanh chuỗi nhà thuốc bán lẻ hoặc công ty logistic…

6. Chiến lược mở rộng, đa dạng các kênh phân phối

Đây là chiến lược mở rộng thêm nhiều kênh bán hàng khác nhau nhằm tiếp cận và phục vụ số lượng khách hàng lớn hơn. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh đều mở thêm kênh Facebook, Website, thương mại điện tử Shopee, Lazada…

Các kênh phân phối cho doanh nghiệp

7. Chiến lược đa dạng hóa không liên quan

Chiến lược đa dạng hóa không liên quan được đánh giá mang tính mạo hiểm, rủi ro cao. Doanh nghiệp sẽ phát triển một thị trường độc lập với tệp khách hàng, thị trường, sản phẩm và ngành nghề hoàn toàn mới.

8. Chiến lược liên minh

Chiến lược liên minh bao gồm hai hình thức:

  • Liên minh hàng ngang: Sự hợp tác giữa các công ty cùng ngành để tạo ra lợi thế cạnh tranh, chi phối được thị trường hoặc điều phối khách hàng…
  • Liên minh hàng dọc: Sự hợp tác theo chuỗi giá trị, phổ biến nhất là kênh phân phối liên minh với kênh cung cấp. Chẳng hạn như các siêu thị liên minh với nông trại, nhà sản xuất thực phẩm…

9. Chiến lược mua lại, sát nhập

Hoạt động mua lại, sát nhập giúp các doanh nghiệp tăng nhanh quy mô, tận dụng tối đa những ưu điểm, lợi thế của nhiều đơn vị. Chiếc lược này cũng có thể thực hiện theo hàng dọc – mua lại doanh nghiệp khác theo chuỗi giá trị hoặc theo hàng ngang – sát nhập doanh nghiệp đối thủ.

Từ những chiến lược trên, các doanh nghiệp cần biết cách kết hợp chúng một cách nhịp nhàng để tăng tốc kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn. Dưới đây là mô hình chiến lược tăng tốc kinh doanh do Công ty Cổ phần và Quản trị Thanhs tổng kết:

Mô hình chiến lược tăng tốc kinh doanh cho doanh nghiệp

VIII. Case study từ các công ty có chiến lược kinh doanh thành công

Một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu về chiến lược kinh doanh là học hỏi từ các ví dụ thực tế. Dưới đây là ba công ty đã phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng thành công vượt qua chúng nhờ có chiến lược kinh doanh xuất sắc:

1. Best Buy

Best Buy là công ty bán lẻ đồ điện tử đa quốc gia đã tăng trưởng vượt bậc khi thay đổi chiến lược kinh doanh thông minh.

Best Buy ứng dụng chiến lược kinh doanh tận dụng tối đa những nguồn lực và thế mạnh sẵn có

Năm 2012, Best Buy phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường với các nền tảng trực tuyến như Amazon cùng các cửa hàng lớn như Walmart và Home Depot. Thời điểm đó, công ty mất hơn một tỷ đô la doanh thu chỉ trong một quý.

Thay vì đóng cửa các cửa hàng hoặc phát triển sản phẩm mới, ban lãnh đạo của Best Buy đã quyết định tận dụng yếu tố không ngờ tới: mặt tiền các cửa hàng. Best Buy chuyển các cửa hàng của mình thành một nhà kho nhỏ, cung cấp dịch vụ lấy hàng dễ hơn, thời gian vận chuyển nhanh hơn và chuẩn bị nhiều mặt hàng có sẵn hơn. Nhờ đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, công ty đã tăng mức sẵn sàng chi trả của khách hàng.

2. Nike

Nike là một trong những thương hiệu giày dép, quần áo và phụ kiện thể thao toàn cầu hàng đầu thế giới. Mặc dù phần lớn thành công của hãng đến từ các sản phẩm mang tính biểu tượng, nhưng nó cũng là kết quả của các chiến lược kinh doanh hiệu quả so với đối thủ trong thị trường đồ thể thao đông đúc ngày nay.

Định giá dựa trên giá trị đã góp phần rất lớn vào doanh thu toàn cầu được báo cáo là hơn 44 tỷ USD vào năm 2021 của công ty. Ví dụ, Nike liên tục tận dụng nhận thức của người mua về các sản phẩm của mình để tăng giá trong mức tiêu dùng của họ.

Sản phẩm độc quyền cùng giá trị thương hiệu là chiến lược kinh doanh của Nike

Ban lãnh đạo công ty từ lâu đã hiểu rằng mô hình định giá của họ không chỉ phản ánh ở chất lượng sản phẩm mà còn ở ảnh hưởng của logo thương hiệu. Từ đó, các mẫu mã độc quyền của Nike, chẳng hạn như Air Jordans, đã góp phần đẩy giá trị cảm nhận sản phẩm lên tầm cao hơn.

Như vậy, giá trị thương hiệu cùng lòng trung thành của khách hàng là hai trụ cột chính trong thành công lâu dài của Nike.

3. Starbucks

Chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks, cũng áp dụng chiến lược dựa trên giá trị để chiếm lĩnh thị trường. Năm 2008, Starbucks phải đối mặt với áp lực tài chính to lớn từ sự cạnh tranh ngày càng tăng của chuỗi thức ăn nhanh, giá thực phẩm và nguồn cung cấp tăng cao, cũng như căng thẳng toàn cầu về kinh doanh cà phê.

Trên thực tế, đến ngày 30 tháng 3 năm 2008, lợi nhuận của Starbucks đã giảm gần 28% so với năm trước, dẫn đến 300 cửa hàng đóng cửa và 6.700 nhân viên bị sa thải. Để giải quyết những thách thức này, Giám đốc điều hành Starbucks, Howard Shultz chỉ ra rằng: “Công ty phải chuyển trọng tâm khỏi bộ máy quan liêu và quay lại với khách hàng. Chúng ta cần nối lại tình cảm gắn bó với khách hàng của mình.”

Chiến dịch “My Starbucks Idea”

Phương pháp để thực hiện điều này là “Ý tưởng Starbucks của tôi” (My Starbucks Idea). Chiến dịch tạo ra một không gian để khách hàng trao đổi ý kiến với nhau, với công ty về các sản phẩm, dịch vụ, cửa hàng và trách nhiệm xã hội của Starbucks.

Với gần 93.000 ý tưởng được ghi lại và 1,3 triệu ý tưởng mới được tạo ra trên mạng xã hội, Starbucks thành công khai thác được những gì khách hàng của họ quan tâm nhất.

Hiểu được điều gì thúc đẩy khách hàng đã dẫn đến nhiều thay đổi mô hình kinh doanh như ngày nay. Cụ thể, hiện nay Starbucks có Wi-Fi miễn phí, ghế dài và nhiều chương trình phần thưởng hấp dẫn. Tất cả chúng đều bắt nguồn từ phản hồi của khách hàng. Chính vì vậy, Starbucks được biết đến rộng rãi là một trong những chuỗi thức ăn nhanh nổi tiếng với lượng khách hàng trung thành đông đảo.

Chủ đề