Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Chọn đáp án C

Khu vực III của nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

  • Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Câu 1: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm ?

Quảng cáo

A. 2 nhóm.   B. 3 nhóm.   C. 4 nhóm.   D. 5 nhóm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/134 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành.

A. Dịch vụ công.     B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ kinh doanh.     D. Dịch vụ cá nhân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/134 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 3: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm:

A. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

B. Các dịch vụ hành chinh công.

C. Tài chinh, bảo hiểm.

D. Bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/134 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?

A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.

C. Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội.

D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa ,lịch sử ,các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/134 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Mức sống và thu nhập thực tế.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/135 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 6: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đế

A. Sự phân bố các mạng lưới dịch vụ.

B. Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

C. Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

D. Sức mua và nhu cầu dịch vụ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/135 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến

A. Cơ cấu ngành dịch vụ.

B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.

C. Hình thành các điểm du lịch.

D. Mạng lưới ngành dịch vụ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/135 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ ?

A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

B. Di tích lịch sử văn hóa.

C. Quy mô, cơ cấu dân số.

D. Mức sống và thu nhập của người dân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/135 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng.

A. Cao trong cơ cấu GDP của tất cả các nước trên thế giới.

B. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.

C. Thấp nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

D. Cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/136 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP ?

A. Hoa Kì.   B. Bra-xin.   C. Trung Quốc.   D. Thái Lan.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục III, SGK/136 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là:

A. Lôt an-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Pa-ri, Xao Pao-lô.

B. Phran-phuốc, Bruc-xen, Duy-rich, Xin-ga-po.

C. Niu i-ôc, Luân Đôn, Tô-ki-ô.

D. Luân Đôn, Pa-ri, Oa-sinh-tơn, Phran-phuốc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục III, SGK/136 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam ?

A. Lực lượng lao động dồi dào.

B. Nhu cầu du lịch lớn.

C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.

D. Cơ sở hạ tầng du lịch.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Nước ta là một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch, từ dụ lịch nhân văn, các di tích văn hóa – lịch sử đến du lịch thiên nhiên hết sức phong phú và đa dạng (tăm biển, nghỉ mát, leo núi, khám phá,…). Tài nguyên du lịch phong phú đa dạng chính là yếu tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch nước ta hiện nay.

Cho bảng số liệu

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á NĂM 2014

Quốc giaGiá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Ấn Độ475
Trung Quốc2342
Hàn Quốc714
Nhật Bản815

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 13,14

Câu 13: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của một số quốc gia là

A. Biểu đồ tròn.     B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đường.     D. Biểu đồ miền.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài -> Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của một số quốc gia.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 3,5 lần của Hàn Quốc.

B. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn thứ 2 trong bốn nước.

C. Ấn Độ có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc.

D. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không đáng kể.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 2,9 lần Nhật Bản; 3,3 lần Hàn Quốc và 4,9 lần Ấn Độ.

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nước
Pháp83,866,8
Tây Ban Nha65,064,1
Hoa Kì75,0220,8
Trung Quốc55,656,9
Anh32,662,8
Mê-hi - cô29,316,6

Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 15 đến 18

Câu 15: Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên ?

A. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột ghép.

D. Biểu đồ tròn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài → Biểu đồ cột (cụ thể là cột ghép hay cột nhóm) là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây là dúng với bảng số liệu ?

A. Pháp là nước có số lượng khách du lịch đến nhiều nhất, gấp 2,9 lần Mê-hi-cô.

B. Trung Quốc là nước có ngành du lịch đứng hàng đầu.

C. Anh là nước có doanh thu du lịc trên lượt khách rất cao.

D. Tây Ban Nha có số lượng khách du lịch đến nhiều thứ 2 trong sáu nước.

Hiển thị đáp án

Câu 17: Hoa Kì có doanh thu du lịch trên lượt khách là

A. 2744 USD / lượt khách.

B. 2820 USD/ lượt khách.

C. 2900 USD / lượt khách.

D. 2944 USD / lượt khách.

Hiển thị đáp án

Câu 18: Cho số dân năm 2014 của Pháp là 64,1 triệu người, thì trung bình mỗi người dân Pháp đón bao nhiêu lượt khách du lịch trong năm ?

A. 1,5 lượt khách.     B. 1,3 lượt khách.

C. 1,8 lượt khách.     D. 2,0 lượt khách.

Hiển thị đáp án

Câu 19. Nhận định nào sau đây là vai trò của ngành dịch vụ?

A. Hạn chế sự phát triển các ngành sản xuất vật chất trong nước.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo việc làm cho người dân.

C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi tự nihên.

D. Sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích:

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

Câu 20. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với đặc điểm nào dưới đây?

A. Các trung tâm công nghiệp.

B. Các ngành kinh tế mũi nhọn.

C. Sự phân bố dân cư.

D. Các vùng kinh tế trọng điểm.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với dân cư và sự phân bố dân cư.

Câu 21. Sự phân bố dân cư gắn bó mật thiết với ngành dịch vụ nào dưới đây?

A. Dịch vụ công.

B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ kinh doanh.

D. Dịch vụ tư.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao,…) => Đây là những ngành phục vụ nhu cầu sử dụng của con người -> vì vậy sự phân bố của dịch vụ tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự phân bố của dân cư.

Câu 22. Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?

A. Cơ cấu ngành dịch vụ.

B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.

C. Hình thành các điểm du lịch.

D. Mạng lưới ngành dịch vụ.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Mạng lưới ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư. Điều đó được thể hiện rất rõ ở các thành phố lớn và rất lớn ở trên thế giới.

Câu 23. Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến đặc điểm nào dưới đây?

A. Trình độ phát triển ngành dịch vụ.

B. Mức độ tập trung ngành dịch vụ.

C. Tổ chức dịch vụ.

D. Hiệu quả ngành dịch vụ.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động của ngành dịch vụ.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu khiến TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ hàng đầu nước ta?

A. Dân cư đông, mật độ dân số cao, kết cấu dân số trẻ.

B. Trung tâm công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng.

C. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục.

D. Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích:

- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - công nghiệp lớn nhất khu vực phía Nam nước ta, vì vậy các hoạt động dịch vụ kinh doanh (giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, bất động sản,…) phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều trung tâm chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục hàng đầu của nước ta.

- TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt của nước ta, tập trung dân cư đông đúc từ nhiều vùng di cư về, mật độ dân số cao, lối sống thành thị phổ biến => nên nhu cầu dịch vụ hết sức đa dạng, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng (nhà hàng, khách sạn, làm đẹp,…).

=> Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh được xem là trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của nước ta.

Câu 25. Cho bảng số liệu

SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nước Khách du lịch đến (triệu lượt) Doanh thu du lịch (tỉ USD)
Pháp 83,8 66,8
Tây Ban Nha 65,0 65,1
Hoa Kì 75,0 75,0 220,8
Trung Quốc 55,6 56,9
Anh 32,6 62,8
Mê-hi-cô 29,3 16,6

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện số lượng khách du lịch của các quốc gia trên thế giới, năm 2014?

A. Tròn.

B. Miền.

C. Cột.

D. Đường.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch của các quốc gia trên thế giới, năm 2014

Câu 26. Do du lịch là ngành phải đem lại sản phẩm chất lượng, hấp dẫn nên cần liêt kết với nhiều ngành kinh tế nên du lịch được coi là

A. Là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất.

B. Là ngành kinh tế tổng hợp, phụ thuộc vào các ngành kinh tế khác.

C. Là ngành kinh tế đơn giản vì phụ thuộc vào các ngành kinh tế khác.

D. Là ngành kinh tế đơn giản, tách biệt với các ngành kinh tế khác.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác như: Y tế, thương mại, tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải, khách sạn. Muốn phát triển du lịch một cách bền vững ta phải xem xét mối quan hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì vậy có thể nói rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và phức tạp nhất.

Câu 27. Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm nào dưới đây?

A. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

B. Môi trường và sự an toàn giao thông.

C. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt.

D. Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

Câu 28. Vì sao các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ?

1. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn.

2. Các thành phố thường là các trung tâm kinh tế, dịch vụ kinh doanh.

3. Các thành phố thường là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước, địa phương.

4. Dân cư đang dần chuyển đến, nhu cầu phục vụ đang lớn dần.

Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ là do ở các thành phố, thị xã thường có rất đông dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn; Các thành phố cũng thường là các trung tâm kinh tế, dịch vụ kinh doanh. Đồng thời các thành phố thường là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước, địa phương.

Câu 29. Ngành du lịch là ngành dịch vụ được ví là

A. ngành công nghiệp không khói.

B. ngành chỉ phát triển ở nước phát triển.

C. ngành thu lại ngoại tệ lớn nhất cho 1 quốc gia.

D. ngành hái ra tiền không cần đầu tư.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

- “Công nghiệp không khói” là ngành công nghiệp trong quá trình phát triển không xả thải ra môi trường các khí thải độc hại, gây ô nhiễm không khí. Du lịch phát triển chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên tự nhiên (danh lam thắng cảnh: sông hồ, biển, rừng, hang động…) và các di tích văn hóa lịch sử (chùa, đền, công trình kiến trúc…), hoạt động du lịch không cần phải xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vì vậy nó không thải ra môi trường các chất thải độc hại của công nghiệp.

- Mặt khác, du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường: Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn -> mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn, tạo nhiều việc làm, phối hợp và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, bảo vệ các giá trị văn hóa, môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành du lịch có thể gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta chỉ tập trung khai thác mà không chú trọng đến việc bảo vệ, tu bổ. Ví dụ như việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm các bãi biển sau mỗi mùa du lịch.

=> Với đặc điểm phát triển và vai trò to lớn trên, ngành du lịch đã được ví là “ngành công nghiệp không khói”.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Ngành nào sau đây không phải là ngành dịch vụ

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.