Ngày nào cũng ăn yến mạch có tốt không?

Chứa cả chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, rất tốt cho tim mạch, yến mạch là loại thực phẩm tuyệt vời để giữ cho trái tim hoạt động tốt.

2. Rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa

Yến mạch rất giàu chất xơ, nửa tách yến mạch buổi sáng có thể cung cấp 8 gram chất xơ, chiếm đến 25 - 33% nhu cầu hằng ngày.

Nếu thêm các loại trái cây giàu chất xơ như dâu tây, quả mâm xôi hoặc chuối vào bột yến mạch, thì không gì tuyệt vời hơn để bắt đầu ngày mới, theo ET.

3. Nguồn đạm phong phú

Yến mạch cung cấp một lượng đạm đáng ngạc nhiên. Ngoài hàm lượng khoáng chất phong phú, chỉ nửa cốc yến mạch khô chứa khoảng 15% lượng đạm khuyến nghị hằng ngày. Nếu thêm một ít các loại hạt vào là bạn có thể có được một buổi sáng đầy đủ để khởi động ngày mới.

4. Nguồn chất chống ô xy hóa tuyệt vời

Yến mạch, giống như dầu ô liu, chứa hàm lượng polyphenol cao. Đây là những hợp chất tự nhiên có đặc tính chống ô xy hóa mạnh mẽ. Yến mạch còn chứa một loại polyphenol đặc biệt gọi là avenanthramides, có thể giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa viêm.

Yến mạch cũng chứa a xít ferulic, có đặc tính chống ô xy hóa đáng kể. Vì vậy, càng ăn nhiều yến mạch, cơ thể sẽ càng có khả năng chống lại các tác động làm suy giảm cơ thể do lão hóa, theo ET.

5. Nguồn năng lượng ổn định

Có một sự khác biệt độc đáo giữa tinh bột đơn - có trong bột mì tinh chế, đường tinh chế, soda, và nhiều loại thực phẩm ăn nhẹ và tinh bột phức - có trong ngũ cốc nguyên hạt.

Đó là tinh bột phức có cấu trúc phức tạp hơn nhiều và cơ thể cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, từ đó giải phóng năng lượng từ từ ổn định, đồng thời giúp no lâu hơn và ổn định lượng đường trong máu. Và yến mạch chính là nguồn tinh bột phức nổi bật.

\n

6. Giảm cholesterol xấu

Ăn yến mạch có thể giảm cholesterol có hại. Yến mạch chứa beta-glucan, sẽ bao phủ bên trong dạ dày khi được hòa tan với chất lỏng như nước hoặc sữa. Beta-glucan làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, theo ET.

7. Giảm viêm da, tốt cho với làn da

Bạn đang đối phó với da ngứa, bong tróc hoặc bệnh về da như bệnh chàm?

Vậy thì hãy ăn yến mạch như một liều thuốc chữa bệnh! Bằng cách giảm viêm, yến mạch góp phần cho làn da khỏe mạnh, mịn màng và sáng tự nhiên hơn.

Yến mạch rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là những loại tác động đến da. Chỉ nửa tách yến mạch khô, bằng một khẩu phần bột yến mạch, đã chứa tới 20% nhu cầu kẽm và sắt hằng ngày, 34% nhu cầu magiê, và đến 191% nhu cầu mangan.

Sự kết hợp của các khoáng chất này giúp giảm sưng và viêm, cải thiện lưu thông máu và tái tạo da, và làm thông thoáng lỗ chân lông.

8. Giảm cân

Tinh bột phức có trong yến mạch không chỉ giúp cơ thể có thêm năng lượng, nó cũng tạo điều kiện giảm cân.

Vì yến mạch cung cấp năng lượng và giúp no lâu hơn, nó cũng ngăn ngừa ăn quá nhiều.

Bột yến mạch chứa beta-glucan - là dạng chất xơ hòa tan giúp chống tăng huyết áp và chống lại việc tăng mức chất béo bất thường trong máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa (Mỹ), chất xơ này có thể giúp tăng cảm giác no, giúp giảm ăn và từ đó giảm cân.

Thêm một lý do nữa là yến mạch giúp ổn định lượng đường trong máu, rất có lợi cho cơ thể.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tốt nhất là nên ăn yến mạch xay bể hạt hoặc cán dẹp. Yến mạch ăn liền đã qua chế biến sẽ không tốt bằng, theo ET.

Yến mạch được xem là thực phẩm vàng cho sức khoẻ, có công dụng lớn trong việc giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng yến mạch quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ.

Bị tiêu chảy, táo bón

Trong yến mạch có chứa một lượng lớn chất xơ, khi lượng chất xơ này đi vào trong ruột sẽ sản sinh ra khí gây chứng đầy hơi. Đặc biệt, đối với những người có hệ tiêu hoá kém, cao tuổi, trẻ em,... khi ăn quá nhiều yến mạch thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.

Việc ăn quá nhiều yến mạch không chỉ khiến bạn bị tiêu chảy mà còn có thể gặp vấn đề về tiêu hóa khác như bị đau bụng.

Gây suy giảm trí nhớ

Theo Healthline, việc ăn quá nhiều yến mạch còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu sắt. Khi ruột bị bít tắc do các chất xơ sẽ dẫn tới việc không thể hấp thu một số khoáng chất như sắt, canxi, mangan… Điều này làm tăng nguy cơ thiếu canxi cũng như thiếu sắt cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn bị suy giảm trí nhớ, loãng xương, mất ngủ, suy dinh dưỡng,…

Bên cạnh đó, tác dụng phụ của yến mạch ngày càng nghiêm trọng khi bạn ăn yến mạch sống. Ăn quá nhiều yến mạch cũng có thể khiến bạn giảm đi khả năng hấp thu dinh dưỡng ở các loại thực phẩm khác.

Dễ dàng tăng cân

Một trong những tác dụng phụ của yến mạch đó là dễ kiến bạn tăng cân nếu sử dụng quá nhiều. Bởi trong yến mạch chứa lượng lớn cacbohydrat cũng như rất giàu chất béo và protein. Chính vì thế khi bạn sử dụng quá nhiều yến mạch có thể khiến bạn không kiểm soát được cân nặng của mình.

Hàm lượng cacbohydrat trong yến mạch cao khiến chúng nhanh chóng được chuyển hóa thành đường, làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao còn khiến bạn có nguy cơ mắc tiểu đường, đặc biệt là chứng tiểu đường tuyp 2.

Căng thẳng hơn

Khi bạn sử dụng quá nhiều yến mạch, khiến cho cơ thể tăng tiết insulin, insulin quá nhiều khiến hệ thần kinh của bạn trở nên căng thẳng, kích thích, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, cáu gắt…

Ăn yến mạch mỗi ngày có tác dụng gì?

Thường xuyên ăn yến mạch phòng ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ ung thư và đẹp da. Yến mạch chứa nhiều vitamin E, B6, B5 cùng khoáng chất như sắt, selen, magiê và đồng. Đây là một trong những loại ngũ cốc giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhất. Bạn nên ăn yến mạch vào bữa sáng.

Ăn yến mạch khi nào tốt nhất?

Yến mạch sử dụng trong bữa sáng vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại không mất nhiều thời gian để chế biến. Món ăn này rất phù hợp cho những ai có công việc bận rộn, thời gian eo hẹp thì vẫn có thể có bữa sáng thơm ngon và bổ dưỡng.

1 ngày ăn bảo nhiêu yến mạch là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bạn chỉ nên nạp tối đa khoảng 230g yến mạch sống (tương đường 400g yến mạch chín) vào cơ thể. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, giới tính, nhu cầu giảm cân hay tăng cân mà số lượng yến mạch cần tiêu thụ đối với mỗi cá nhân khác nhau.

Những người nào không nên ăn yến mạch?

Những người bị bệnh Crohn, viêm ruột hoặc viêm túi thừa cần tránh tiêu thụ yến mạch. Yến mạch sẽ làm bệnh lý trầm trọng. Nếu bạn đang bị viêm dạ dày ruột hay tiêu chảy thì cũng cần ngừng ăn yến mạch.

Chủ đề