Nghệ thuật đặc sắc của văn bản Lão Hạc là gì

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh cuối tháng 10 năm 1917 nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1915. Ông trưởng thành trong một gia đình bậc trung ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam).

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 với rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả, trong đó phải kể đến tác phẩm Lão Hạc.

Vậy đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Giới thiệu về Nam Cao

Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.

Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi; bế tắc trong xã hội cũ.

Giới thiệu Lão Hạc

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Tác phẩm được đăng báo lần đầu năm 1943.

Tác phẩm Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. Cụ thể đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì sẽ được bài viết làm rõ ở phần tiếp theo.

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là:

Về nghệ thuật kể chuyện: Tác phẩm Lão Hạc với nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn được xây dựng thông qua ngôi kể thứ ba bằng lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện Ông giáo làm cho câu chuyện giàu tính chân thực, khách quan, bộc lộ được thái độ tình cảm và cách đánh giá nhân vật Lão Hạc rất thuyết phục . . .

Thứ hai là nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: Lão Hạc thông qua miêu tả ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác như qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo …  với nhiều khía cạnh khác nhau bộc lộ nên các tính cách, hành động sống động, đa chiều chứ không khô khan.

Thứ ba nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng,lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái chết thêthảm của lão Hạc … Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.

Bên cạnh đó, một trong những nét nổi bật của nghệ thuật trong tác phẩm Lão Hạc chính là khắc họa rất nhiều triết lí của câu truyện. Trong tác phẩm có chứa rất nhiều câu văn, đoạn văn giàu tính triết lí về cuộc sống, về con người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là gì đến bạn đọc.  Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện sinh động tài năng nghệ thuật của Nam Cao – ông xứng đáng là một nhà văn xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng thángTám 1945.

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

Dòng nào nêu đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc?

A. Nghệ thuật xây dựng hình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

B. Miêu tả chân thực, so sánh tiêu biểu, lời văn tha thiết, cảm động

C. Sử dụng điểm nhìn của trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng

D. Cả A, B và C đều sai.

Đặc sắc nghệ thuật của truyện Lão Hạc.

Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?

Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích

Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc

Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc

Thuyết minh về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Nội dung chính bài Lão Hạc

Nghệ thuật đặc sắc của văn bản Lão Hạc là gì

1122 điểm

minhkhoi

Văn bản “Lão Hạc” có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?

Tổng hợp câu trả lời (2)

- Tình huống truyện: Bất ngờ, ngoài sự dự đoán của độc giả. Tình huống đó làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc trong lòng người đọc (không ai nghĩ rằng lão Hạc lại tự hủy diệt cuộc đời mình bằng bả chó. - Cách xây dựng nhân vật: Chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là miêu tả khuôn mặt của lão Hạc khi khóc. - Tác dụng của ngôi kể: Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt.

- Tình huống truyện: Bất ngờ, ngoài sự dự đoán của độc giả. Tình huống đó làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc trong lòng người đọc (không ai nghĩ rằng lão Hạc lại tự hủy diệt cuộc đời mình bằng bả chó. - Cách xây dựng nhân vật: Chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là miêu tả khuôn mặt của lão Hạc khi khóc. - Tác dụng của ngôi kể: Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đọc đoạn văn Tháp cổ Chăm-pa và trả lời Dòng nào nói đúng nhất góc độ quan sát tháp cổ của người viết ? A. Đứng ở bên ngoài nhìn vào. B. Đứng ở bên trong nhìn ra. C. Đứng ở trên đỉnh tháp nhìn xuống. D. Đứng từ rất xa nhìn lại.
  • TẤT CẢ SỨC MẠNH Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”). Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
  • Câu nào sau đây không phải là dẫn chứng rút ra từ thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô ? A. Bất cứ đâu tôi yêu thích, tôi lưu lại đấy. B. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; ... C. Đi bộ ngao du là đi ngao du như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go. D. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.
  • Câu sau thuộc hành động nói nào? “Này, Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn” A. Hỏi B. Trình bày C. Điều khiển D. Hứa hẹn
  • Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch thuốc lá.
  • "Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". (Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu văn trên là: A. quan hệ lựa chọn B. quan hệ tương phản C. quan hệ nối tiếp D. quan hệ nguyên nhân
  • Viết đoạn văn nghị luận nói về lợi ích của việc đi bộ ngao du
  • Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) A. Bé Hồng cố gắng giấu tình cảm thực của mình. B. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô. C. Bé Hồng thực sự không muốn vào. D. Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm.
  • [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] (Vũ Quần Phương) Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy?
  • Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi mãi Đế diễn tả dòng cảm nghĩ này, một nhà văn viết : "Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học…” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016) Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm