Nghề xây dựng là gì

Nghề xây dựng là gì và đâu là những tố chất cần có khi theo đuổi ngành nghề này? Những vấn đề liên quan đến ngành nghề này được rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau tranh luận. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ hé lộ các thông tin liên quan, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Giải đáp nghề xây dựng là gì?

Nghề xây dựng là tập hợp từng cá nhân, công ty, doanh nghiệp hoặc là từng tổ chức làm những công việc xây dựng, cung cấp dịch vụ nhằm xây dựng nên căn nhà, tòa nhà hoặc là hệ thống cầu cống,… và các công trình khác.

Giải đáp nghề xây dựng là gì?

>>> Quan tâm thêm về nghề kol là gì

Ngành xây dựng theo như khía cạnh học tập thì đây chính là một chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến xây dựng nhằm giúp cho sinh viên sau khi học song sẽ trở thành một thợ lành nghề, hoặc có thể là một kỹ sư, một người làm việc tốt ở trong ngành xây dựng.

Theo đó nghề xây dựng trong tiếng Anh là Construction industry. Industry có nghĩa là công nghiệp. Nhưng trong cụm từ construction industry, nó lại có ý nghĩa gồm cả công việc, dịch vụ thiết kế, thi công xây dựng nhằm mang lại được giá trị kinh tế.

Tìm hiểu về những tố chất cần có trong nghề xây dựng

Với một số các thông tin được các chuyên gia hàng đầu chia sẻ ở trên thì mọi người cũng đã hiểu được rõ về nghề xây dựng là gì. Thực tế cho thế khi các bạn lựa chọn được đúng vị trí, ngành nghề phù hợp với thế mạnh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng phát triển và sớm thành công trong lĩnh vực mà mình lựa chọn.

Theo đó, khi bạn quyết định lựa chọn nghề xây dựng thì nhất định cần phải có các tính cách cụ thể như sau:

+ Tỉ mỉ, thận trọng – Kỷ luật, nguyên tắc: làm việc tại công trường, có rất nhiều thứ rất nguy hiểm có thể gây thương tích. do đó, các bạn cần phải là một người có kỷ luật, nguyên tắc, tỉ mỉ và thận trọng thì khi đó mới được việc.

+ Là người có sức khỏe: điều này rất quan trọng. Nếu bạn là người không có được sức khỏe tốt, khi đó hãy phát triển lĩnh vực khác sẽ có giá trị hơn so với nghề xây dựng.

+ Yêu thích công việc ở ngoài trời: bởi có người sẽ yêu thích công việc làm việc ở trong văn phòng. Nhưng cũng có người lại không thể nào chịu nỗi khi phải ngồi trước máy tính quá 5 phút. Thích làm việc ở ngoài trở, làm việc cùng với thiên nhiên chúng là yếu tố quan trọng và cần thiết nhằm phù hợp với công việc xây dựng.

+ Đầu óc tư duy logic: làm việc cùng với các thiết bị máy móc, dụng cụ, khi đó các bạn cần phải tính toán logic nhằm vận hành mọi thứ diễn ra tốt nhất và có hiệu quả.

+ Óc thực tế và óc quan sát: đối với công việc xây dựng sẽ yêu cầu các bạn cần phải tập trung cao độ vào tình hình hiện tại. Trong trường hợp bạn là người có tính nghệ sĩ và quá mộng mơ, khi đó hãy thử vị trí thiết kế và cần phải cân nhắc kỹ đối với những vị trí yêu cầu phải đi công trình thì tốt hơn.

Nghề xây dựng gồm những mảng nào?

Nghề xây dựng là nói chung và được tiến hành phân chia ra thành từng ngành nhỏ cụ thể như sau:

Nghề xây dựng gồm những mảng nào?

>>> Tìm hiểu về nghề account là gì

– Nghề xây dựng dân dụng: khách sạn, nhà ở, tòa nhà văn phòng, cao ốc,…

– Nghề xây dựng lớn: xây dựng từng công trình lớn như sân bóng đá, bệnh viện, rạp chiếu phim, tượng đài,…

– Nghề xây dựng công nghiệp: xây dựng nhà xưởng, nhà kho, thi công nhà thép tiền chế công nghiệp, nhà máy lọc dầu, xây dựng nhà máy luyện kim, xây dựng nhà rác thải, xử lý hóa chất,… xây dựng đập, đê, nhà máy thủy điện,…

Nghề xây dựng giao thông vận tải: trong đó sẽ những công trình giao thông, công trình thủy, cống rãnh, cầu đường, cảnh quan đô thị,…

– Nghề xây dựng quốc phòng.

– Nhiều lĩnh vực khác.

Trong lĩnh vực xây dựng, chúng ta cần phải đi một quãng đường rất dài so với tổ tiên của chúng ta ngày xưa, vốn chỉ sống ở trên cây hoặc ở trong hang động. Hiện nay, chúng ta cần phải sống tách biệt với từng. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng lên mọi thứ, chúng ta đã tự tạo nên được một môi trường sống cho riêng mình.

Kết luận

Chắc hẳn với toàn bộ các thông tin được chia sẻ ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ về nghề xây dựng và những phẩm chất cần có trong ngành nghề này. Hiện nay, nghề xây dựng cũng nằm trong số những nhóm ngành quan trọng và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn nhằm thỏa sức khám phá, chiêm ngưỡng trong từng công trình.

Ngành xây dựng là gì?

Ngành xây dựng là tập hợp các cá nhân, các công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức làm các công việc xây dựng, cung cấp dịch vụ để xây dựng nhà cửa, tòa nhà, cầu cống… và những công trình khác.

Không giống như các lĩnh vực sản xuất khác ngành xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng riêng biệt có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng.

Theo mục đích sử dụng và đối tượng khách hàng khi phân tích ngàng xây dựng, có thể chia thành những ngành nhỏ như sau:

  • Ngành xây dựng dân dụng: Nhà ở, khách sạn, cao ốc, tòa nhà văn phòng….
  • Ngành xây dựng lớn: xây dựng nên các công trình lớn như: rạp chiếu phim, sân bóng đá, bệnh viện…
  • Ngành xây dựng giao thông vận tải: bao gồm các công trình giao thông và công trình thủy, cầu đường, cống rang, cảnh quan đô thị…
  • Ngành xây dựng công nghiệp: xây dựng nhà kho, nhà xưởng, thi công nhà thép, xây dựng nhà máy luyện kim, lọc dầu, khai thác, xử lý hóa chất, rác thải… xây dựng đê, đập, nhà máy thủy điện…
  • Ngành xây dựng quốc phòng

Cơ hội nghề nghiệp sau khi học ngành xây dựng

Kiến trúc sư: với công việc quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng… các công trình dân dụng như nhà ở, văn phòng, khách sạn, bệnh viện, nhà văn hóa… công việc này đòi hỏi cần sự sáng tạo, hiểu biết nghệ thuật, khả năng tưởng tượng, am hiểu kiến thức địa lý, văn hóa, quản lý, xã hội pháp luật…

Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình: là kỹ sư xây dựng, kỹ sư địa chất, kỹ sư môi trường… công việc sẽ tập trung vào phần nền móng của các loại công trình. Để hoàn thiện một công trình người Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình cần hiểu biết các chỉ tiêu kỹ thuật của đất nền về khả năng chịu tải, độ lún khi có trong tải công trình, khả năng thấm của đất. Am hiểu khả năng chống trợt lỡ, xói mòn, chống sự nhiễm bẩn nước, không khí… các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, quan trắc. Đối với ngành này cần có sự thông minh, sáng tạo, kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa vùng miền vì mỗi nơi sẽ có địa hình khác nhau

Kỹ sư kết cấu công trình: Là người thiết kế công trình đảm bảo kết cấu mà bạn cần thiết kế chịu được lực tác động và những tác động của trọng tải, kết cấu cần có sự ổn đinh và liên kết bền vững với nhau, từ đó tạo ra một công trình bền vững và an toàn. Đối với kỹ sư kết cấu công trình cần phải sáng tạo trong mỗi công trình mang đến cho người sử dụng hài lòng về thiết kế, kết cấu, về thẩm mỹ mà còn đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng.

Kỹ sư vật liệu xây dựng: là những người chịu trách nhiệm nghiên cứu, sử dụng, sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho mục đích làm nhà ở, công trình công cộng, giao thông thủy lợị… từ các vật liệu chuyên về hóa, sili cát, đá, bê tông, vật liệu composit, phụ gia, gốm, vật liệu nano… để chế tạo ra các vật liệu mới và công nghệ ché tạo chúng đáp ứng cho các loại công trình xây dựng nhằm phục vụ chon nhu cầu thực tiễn.

Kỹ sư giao thông công chính: họ được trang bị kiến thức tổng hợp về xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, cơ học đất, kỹ thuật đất, địa kỹ thuật, môi trường, kinh tế, dự toán, quản lý tho công, tổ chức sản xuất, quản lý điều hành… nhằm phục vụ việc tư vấn, thiết kế, đo đạc, quản lý, chỉ đạo thi công,, quản lý dự án…

Kỹ sư điện, nước, và thiết bị kỹ thuật: những hệ thống điện, nước, xử lý rác, thang máy, hệ thống cứu hỏa, hệ thống đảm bảo an ninh, chống sét, hệ thống thông tin liên lạc, vui chơi giải trí… người kỹ sư phải chịu trạc nhiệm thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp các dịch vụ khác cho công trình xây dựng.

Quản lý dự án xây dựng: người quản lý dự án xây dựng vừa có khả năng tổ chức, quản lý, tư duy tổng thể, am hiểu về xây dựng và cả quản trị kinh doanh, chịu trách nhiệm về dự án, chỉ đạo, kết nối giữa các bên, các bộ phận… như chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm tra, nhà thầu. tư vấn giám sát, các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, nghiệm thu… để hoàn thành dự án.
 

Video liên quan

Chủ đề