Nghĩ luận xã hội về của cho không bằng cách cho

Bảng hiệu của cà phê Trung Nguyên ở Đắk Lắk - Ảnh: Trung Tân

Một điều đáng mừng là có rất nhiều doanh nhân không chỉ đọc sách mà còn chia sẻ các suy nghĩ của mình về sách cho nhân viên và mọi người khác biết đến qua mạng xã hội và các cuộc gặp.

Thậm chí có người như ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, còn tuyên bố sẽ tặng sách “Đổi đời” cho thanh niên Việt.

Có không ít người nói ông Vũ quá ảo tưởng, nhưng có lẽ ông ấy là người mơ mộng thì đúng hơn. Ông Vũ cũng đã tặng nhiều cuốn sách sau hai năm triển khai và dù không biết chúng có được đọc hay không, nhưng sự thành tâm của những người chủ chương trình là có thật, cần được ghi nhận.

Tuy nhiên, người xưa có câu: của cho không bằng cách cho. Đừng tưởng cho không người khác cái gì mà họ đã mang ơn mình, không biết cách thì nhiều khi vừa mất tiền vừa mang họa.

Gần đây dư luận bắt đầu râm ran về việc chương trình tặng sách lấy thông điệp là “Những cuốn sách đổi đời do chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ chọn cho thanh niên Việt”. Những panô quảng cáo khổng lồ cùng những chiếc xe chạy khắp đất nước đang mang thông điệp này đến với toàn dân.

Và đáng tiếc là không phải ai cũng thấy thoải mái khi nhìn thấy dòng chữ này. Thậm chí, UBND tỉnh Đắk Lắk phải ra quyết định thu hồi một số bảng hiệu của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên do chữ nghĩa gây hiểu lầm.

Quả thật, nếu xét đoán theo ngữ cảnh thì chữ “chủ tịch” trong thông điệp này dễ gây ra những suy luận không phù hợp. Nếu tặng sách cho thanh niên làm việc tại Tập đoàn cà phê Trung Nguyên thì chức danh chủ tịch có thể hiểu được. Mà nếu chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên tặng sách cho toàn bộ thanh niên Việt thì có lẽ cũng không ai thắc mắc gì.

Nhưng cắt ngắn, dù là một cách vô tình hay cố ý, các từ liên quan đã làm thông điệp, nói thẳng ra là khá chướng tai gai mắt. Nhất là trong văn hóa Việt, nơi người ta luôn hiểu ngầm các ẩn ý trong câu và dù các đại từ danh xưng vô cùng phong phú, nhưng người ta chỉ có thể xưng bố với con mình, chứ không thể xưng bố với con người khác.

Thường thì các doanh nhân thành đạt luôn có đội ngũ tư vấn về hình ảnh và thông điệp cá nhân. Khi bạn giàu đến mức nào đó thì bạn không thể nói với nhân viên giống như nói với người nhà của mình, không thể mắng khách hàng như mắng con.

Về mặt nào đó, các bảng hiệu này đang hết sức thành công, làm ai cũng phải biết đến, nhưng nếu như chúng làm cho người dân thấy phản cảm, các cơ quan quản lý nhà nước phải can thiệp vào để thay đổi nội dung và nếu người được tặng sách cảm thấy mình ở một vị thế chịu ơn thì có lẽ hiệu quả của chương trình sẽ giảm đi đáng kể và đó thật là một điều đáng tiếc, không của riêng ai.

TỪ PHONG

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa câu Của cho không bằng cách cho là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Giải thích Của cho không bằng cách cho:

  • Của cho có nghĩa là ám chỉ đến những đồ dùng – vật dụng – thức ăn mà người khác cho – tặng – biếu – giúp đỡ cho mình.
  • Cách cho có nghĩa là nói đến việc cho bằng cách là đưa 2 tay, quăng xuống, hay thậm chí là ném.

Câu Của cho không bằng cách cho có nghĩa là khi cho người khác cái gì – vật gì – giúp đỡ gì thì giá trị nó không quan trọng hay đặt lên hàng đầu mà là cái cách của bạn cho đi nó như thế nào, có phải là quăng xuống đất – ném như cho thức ăn cho chó hay thậm chí là vừa cho và vừa thái độ nặng nề – nói nặng với họ. Thế thì, đừng nên cho và làm từ thiện nữa, đó là 1 sự xúc phạm với những người được giúp đỡ.

Với nhiều người, tuy họ cho chỉ có gói mì – chai dầu ăn – bịch gạo nhưng họ cúi người và đưa 2 tay cho người được giúp đỡ rồi cảm ơn họ vì đã đến nhận quà thì đó là điều cực kì đáng trân trọng và đáng quý. TUy món quà không giá trị lớn nhưng cách cho và ý nghĩa đằng sau đó là cả 1 gia tài mà nhiều người cho hàng triệu đồng không có.

Thế nên, khi đi làm từ thiện thì việc đầu tiên là bạn phải đặt cái tâm – tấm lòng của mình vào đó đừng chú trọng đến giá trị vật chất của món quà.

Của cho không bằng cách cho tiếng Anh:

=> Love grows by giving. The love we give away is the only love we keep.

Đồng nghĩa Của cho không bằng cách cho:

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa câu Của cho không bằng cách cho là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Dù nhịp sống đầy hối hả với bộn bề lo toan nhưng ngày càng có nhiều người hướng đến các hoạt động từ thiện. Điều này thật đáng quý, thể hiện đẹp tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Thế nhưng làm từ thiện như thế nào lại là một việc không hề đơn giản, rất cần sự ứng xử văn hóa, chân thành và tế nhị của người cho, người nhận.

Ông bà ta có câu “Của cho không bằng cách cho”, do vậy nên làm sao để người nhận không phải cảm thấy mình đang bị thương hại. Người nhận sẽ vui biết bao khi nhận được thứ mình cần và cảm thấy mình được tôn trọng, được chia sẻ niềm vui, hạnh phúc với người sung túc, đủ đầy hơn mình.

Thế nhưng hiện nay, có không ít cách cho khiến người nhận cảm thấy ê chề. Chúng ta không thể không suy ngẫm về câu chuyện của một sinh viên kể trên mạng xã hội về một tình huống gặp phải khi đi phát cơm đã bị một người vô gia cư ném trả hộp cơm và lớn tiếng quát: “Tôi nghèo chứ không hèn, tự làm tự ăn, không nhận của ai thứ gì!”. Ở TPHCM, hiện nay có nhiều nhóm bạn trẻ tham gia các hoạt động thiện nguyện, góp kinh phí và dành những ngày cuối tuần mang các hộp cơm đi phát tặng những người vô gia cư, lao động nghèo, người bán vé số, người tàn tật đang mưu sinh trên đường phố. Có lẽ ai nhìn thấy hình ảnh ấy cũng cảm thấy ấm lòng, cũng tự hào về một thế hệ trẻ biết sẻ chia. Thế nhưng, hãy đặt mình vào địa vị người nhận để hiểu và cảm nhận tâm trạng của họ.

Là một người từng tham gia các nhóm từ thiện, từng nấu cơm và đi khắp các nẻo đường để tặng cơm cho người nghèo, tôi suy ngẫm và nhận thấy đây chưa phải là cách làm từ thiện hay. Hầu hết các nhóm đều đưa ra tiêu chí nấu cơm sao cho với chi phí phải chăng mà số lượng được nhiều, rồi mang đi phát cho những người mà mình gặp trên đường phố mà cảm thấy là trường hợp khó khăn. Cứ thế, các tình nguyện viên ào xuống đường, gặp những người lượm ve chai, bán vé số, người khuyết tật… là dúi vào tay họ hộp cơm rồi nhanh chóng chụp tấm hình để về đưa lên trang mạng xã hội của nhóm hoặc đưa lên facebook cá nhân. Tôi đã từng nhìn thấy ánh mắt bực bội và tỏ vẻ tức giận của một số người được chúng tôi tặng cơm trên hè phố. Đã có người thẳng thừng từ chối, có người miễn cưỡng nhận hộp cơm, lộ vẻ bối rối khó xử.

Hiện nay tại TPHCM có rất nhiều quán cơm 2.000 đồng, quán cơm miễn phí dành cho người nghèo, họ đến đây được phục vụ như những thực khách bình thường, được thưởng thức bữa cơm nóng sốt trong không gian khang trang, mát mẻ. Hay là các tổ chức từ thiện nấu hàng ngàn suất cơm mỗi ngày để tặng bệnh nhân ở các bệnh viện, ai có nhu cầu sẽ ra nhận. Nếu muốn sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể đóng góp công sức hoặc kinh phí để cùng các tổ chức từ thiện này hoạt động có hiệu quả, thiết thực hơn nhiều.

PHƯƠNG UYÊN
(quận 9, TPHCM)

Lâu nay, câu chuyện tặng quà từ thiện đã trở nên quá quen thuộc trên dải đất Việt Nam. Không cần đến khi có dịch Covid-19, cũng chẳng cần đến lúc có thiên tai, truyền thống “lá lành đùm lá rách” mới có dịp phát huy. Mà bất cứ lúc nào, nơi nào người ta cũng thấy những câu chuyện thiện nguyện. Ấy thế nhưng đến thời điểm hiện nay, câu chuyện từ thiện vốn tốt đẹp ấy lại có lắm điều để nói.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền video clip phát cơm từ thiện của một kênh trên youtube. Trong video, người quay phim đã thể hiện ngôn từ hết sức tự do, người này bắt bẻ, cho rằng một số người không xứng đáng để đến nhận cơm do sơn móng, hay nghi ngờ người nhận không có hoàn cảnh khó khăn vì ngoại hình mập mạp.

Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng mạng còn vô cùng bức xúc khi người này thể hiện thái độ gay gắt, trịnh thượng khi làm từ thiện. Qua video, người xem thấy rõ nhiều người đến nhận cơm bị từ chối thẳng thừng, hay một cụ già cũng bị "chỉnh" với những ngôn từ khiếm nhã.

Cụ già đến nhận cơm và nhận những lời khiếm nhã. Hình ảnh được cắt từ video.

Vốn việc tự quay phim về việc làm từ thiện vốn từ trước đến nay đã nhận được nhiều ý kiến không đồng tình, nhiều những ý kiến cho rằng việc quay lại những hình ảnh đó là không cần thiết.

Và rằng, việc làm từ thiện là việc tự thân chứ không phải là việc để PR hay đánh bóng tên tuổi của bất cứ ai. Video đã nhắc trên rõ ràng nhận được nhiều những trách cứ của dư luận.

Còn nhớ năm ngoái, ở một bối cảnh khác nhưng cũng có một câu chuyện tương tự. Câu chuyện xảy ra tại một cây ATM gạo miễn phí. Nhân viên trực ở cây ATM gạo lúc đó đã từ chối và nhất định không cho một cô gái tóc ngắn, ăn mặc sạch sẽ với lý do bạn này không đúng đối tượng được nhận gạo.

Hành động đó được truyền lại với người xem qua hình thức livestream, ngày ấy, nhiều người sau khi xem vẫn còn ám ảnh với ánh mắt bẽ bàng, ngơ ngác của cô gái ấy.

Hai câu chuyện ở hai thời điểm khác nhau, nhưng cũng tương tự về cách “cho” trong chuyện từ thiện. Tấm lòng của các nhà hảo tâm là rất đáng quý. Thế nhưng, của cho không bằng cách cho. Một bữa cơm, một túi gạo có giá trị không lớn nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với những người đang gặp cảnh sa cơ lỡ vận, với những người vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành.

Thế nhưng cái cách cho người ta thế nào lại cũng là một câu chuyện đáng nói. Chẳng cần Covid-19 nhiều người dân đang ngửa tay nhận lấy những xuất cơm ấy cũng đã bội phần khốn khổ, đâu cần chỉ với một miếng ăn mà tiếp tục nhấn chìm những con người vốn không được may mắn ấy.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, anh Phan Dương (Nam Định) cho rằng, chuyện thiện nguyện xuất phát từ tâm, cho đi là không cần nhận lại. Với câu chuyện về người quay phim phát cơm từ thiện vừa qua, theo anh Dương: “Anh ta nên tập dùng chữ “mời” thay cho chữ “phát”. “Việc tốt” thay cho “từ thiện”.

Bởi theo anh Dương, vì với cụm từ “phát cơm từ thiện” với những người, những nhóm khác anh rất trân trọng, còn với người này: “Tôi thấy sai sai sao đó.”, anh Dương nói.

Cũng theo anh Dương, nếu có đi “mời” cơm, thì tốt nhất nên cất cái camera đi. “Rảnh tay rảnh chân đi tìm nhiều ông bà cụ đang ngồi đói thu lu ở một mái hiên nhà người khác chứ đừng lợi dụng những chuyện đau khổ của người khác mà PR cho bản thân.”, anh Dương nói.

Còn với anh H.T (Hải Phòng), anh chia sẻ trên facebook cá nhân: “Người nghèo, người túng quẫn suy nghĩ thường rất cạn.

Vậy thế nên giờ khi đi “gửi quà” cho các cô các chú ngoài đường mình luôn bắt nhóm mình không được quay phim, chụp ảnh khi đang tặng quà và phải nói cám ơn khi người ta nhận quà của mình.

Cám ơn là vì mình gửi cho người ta phần quà, nhưng người ta cho mình lại sự vui vẻ, an lạc trong tâm hồn và sự nhẹ lòng. Lúc đó thoải mái lắm.

Trong Phật giáo, giúp đỡ hoặc bố thí là hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí tuệ hoặc tinh thần cho người khác. Trong Thiên Chúa giáo, trong phần “Hành vi bác ái”, có chỉ rõ có sự bác ái trong lời nói, suy nghĩ và hành động.

Tùy trường hợp, tùy khả năng, chúng ta bị đòi buộc phải giúp đỡ những người thiếu thốn, hoạn nạn, những người cần đến chúng ta".

Từ thiện là một nét văn hóa, bởi lẽ hoạt động từ thiện tự thân nó đã là một hành vi văn hóa và nhân đạo. Về vấn đề này, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, PGS Nguyễn Thị Xuân Thu đã từng phát biểu: “Làm từ thiện cũng phải có văn hóa, văn hóa từ thiện, đừng mang danh từ thiện cứu trợ để trục lợi, đánh bóng tên tuổi hay phô trương đạo đức… Của cho không bằng cách cho, cả văn hóa cho nhận cũng cần phải học, cho làm sao để người nhận không bị cảm giác băn ơn, bố thí, nhận làm sao để người cho cảm thấy vui và hạnh phúc. Các cụ ta có câu “làm ơn, nhớ chịu ơn, chớ nên quên” là vậy.”

Minh Dương

Video liên quan

Chủ đề