Người bị ngu có thể sống được bao lâu

Khoảng một nửa bệnh nhân tử vong do ung thư có đau nặng. Tuy nhiên, chỉ một nửa số bệnh nhân này được giảm đau đáng kể. Nhiều bệnh nhân chết vì suy gan hệ thống và chứng sa sút trí tuệ cũng gây đau nặng. Đôi khi đau có thể được kiểm soát nhưng vẫn tồn tại bởi vì bệnh nhân, thành viên trong gia đình và bác sĩ có quan niệm sai lầm về đau và thuốc (đặc biệt là opioid) có thể làm giảm nó, dẫn đến việc giảm liều nghiêm trọng và liên tục.

Bệnh nhân nhận thấy đau khác nhau, phụ thuộc vào một vài yếu tố khác (ví dụ như mệt mỏi, mất ngủ, lo lắng, trầm cảm, buồn nôn). Lựa chọn thuốc giảm đau phụ thuộc phần lớn vào cường độ và nguyên nhân đau, điều này chỉ có thể được xác định bằng cách nói chuyện và quan sát bệnh nhân. Bệnh nhân và bác sĩ phải nhận ra rằng tất cả các cơn đau đều có thể được giảm bớt bằng một loại thuốc có hiệu lực phù hợp với liều vừa đủ, mặc dù điều trị tích cực cũng có thể gây ra sự an dịu hoặc lú lẫn. Các loại thuốc thông dụng là aspirin, acetaminophen, hoặc NSAIDs cho đau nhẹ; oxycodone cho đau vừa phải và hydromorphone, morphine, hoặc fentanyl cho đau nặng ( xem Điều trị Đau Điều trị Đau Các thuốc giảm đau opioid và không opioid là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị đau. Có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và các thuốc tác động lên hệ thống... đọc thêm ).

Ở bệnh nhân sắp chết, liệu pháp điều trị opioid đường uống thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Thuốc đặt dưới lưỡi cũng thuận tiện đặc biệt vì nó không đòi hỏi bệnh nhân phải nuốt. Trong trường hợp bất thường mà opioid không thể dùng đường uống hoặc dưới lưỡi, chúng có thể được dùng qua trực tràng, hoặc tiêm (tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, hoặc tiêm dưới da). Opioid tác dụng kéo dài là tốt nhất cho đau lâu dài. Các bác sĩ nên kê toa thuốc opioid với liều lượng thích hợp, liên tục và có thêm các thuốc opioid hoạt động ngắn có sẵn để điều trị nền cho đau. Mối quan tâm của công chúng và của những người hành nghề chăm sóc sức khỏe về tình trạng nghiện có thể hạn chế một cách bất hợp lý việc sử dụng opioid ở những bệnh nhân sắp chết một cách bất hợp lý. Sự phụ thuộc dược lý có thể là hệ quả của việc sử dụng đều đặn nhưng không có vấn đề ở những bệnh nhân tử vong, ngoại trừ việc phải tránh tình trạng cai. Các chiến lược giảm thiểu rủi ro opioid theo toa, chẳng hạn như các chương trình theo dõi thuốc theo toa và các thuốc đảo ngược opioid như naloxone, thường không cần thiết cho bệnh nhân tử vong.

Khi liều opioid duy trì trở nên không thích hợp, tăng liều từ 1½ đến 2 lần so với liều trước đó (ví dụ: tính dựa trên liều hàng ngày) là hợp lý. Thông thường, tình trạng ức chế hô hấp nghiêm trọng chỉ xảy ra nếu liều mới nhiều hơn gấp đôi liều đã dung nạp trước đó.

Đối với những cơn đau cục bộ nặng, phong bế thần kinh tại chỗ mà do bác sĩ gây mê có kinh nghiệm trong điều trị đau thực hiện có thể giúp giảm bớt các tác dụng phụ. Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật phong bế thần kinh khác nhau. Có thể truyền thuốc giảm đau thường trộn với thuốc gây mê vào trong các khoang ngoài màng cứng hoặc trong màng cứng liên tục.

Kỹ thuật điều chỉnh đau (ví dụ: gây ám thị Hình ảnh hướng dẫn Hình ảnh có hướng dẫn, một loại y học cơ thể, bao gồm việc sử dụng các hình ảnh tinh thần, tự định hướng hoặc hướng dẫn của một bác sỹ để giúp bệnh nhân thư giãn (ví dụ trước khi làm thủ tục)... đọc thêm , thôi miên Liệu pháp thôi miên Liệu pháp thôi miên, một loại y học tâm-thân, có nguồn gốc từ phương pháp điều trị tâm lý học phương Tây. Bệnh nhân được đưa vào trạng thái thư giãn và tập trung tập trung để giúp... đọc thêm , châm cứu Châm cứu Châm cứu, liệu pháp trong y học cổ truyền Trung Quốc, là một trong những liệu pháp bổ sung được chấp nhận rộng rãi nhất ở thế giới phương Tây và thường là một phần của y học tích hợp. Các huyệt... đọc thêm , thư giãn Kỹ thuật thư giãn Kỹ thuật thư giãn, một loại y học tâm trí - cơ thể, là những thực hành được thiết kế đặc biệt để giảm áp lực và căng thẳng. Kỹ thuật cụ thể có thể nhằm vào Giảm hoạt động của hệ thần... đọc thêm , phản hồi sinh học Phản hồi sinh học Đối với phản hồi sinh học, một loại y học tâm-thân, các thiết bị điện tử được sử dụng để cung cấp thông tin cho bệnh nhân về các chức năng sinh học (nhịp tim, BP, hoạt động của cơ... đọc thêm ) giúp ích cho một số bệnh nhân. Tư vấn để giảm căng thẳng và lo lắng cho bệnh nhân có thể rất hữu ích cũng như sự hỗ trợ tinh thần từ một giáo sĩ.

Các nhà khoa học dự đoán con người có thể sống đến 130 tuổi trong thế kỷ này.

Người bị ngu có thể sống được bao lâu
Bà Jeanne Calment sinh năm 1875, qua đời vào năm 1997, ở tuổi 122 năm 164 ngày.

Tuổi thọ của con người là bao nhiêu là câu hỏi được mọi người quan tâm và giới khoa học cũng nghiên cứu để tìm ra câu trả lời trong nhiều năm qua.

Hiện nay, kỷ lục người sống lâu nhất trên thế giới là bà Jeanne Calment, một phụ nữ Pháp sinh năm 1875, qua đời vào năm 1997, ở tuổi 122 năm 164 ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học phát hiện ra rằng con người có thể sống lâu hơn con số 122 này.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tuổi thọ của hơn 3.800 cao tuổi người Italia, những người đã vượt qua tuổi 105 và hơn 9.800 người có tuổi thọ tương tự ở Pháp. Kết quả cho thấy khi con người đạt đến độ tuổi hơn 110, những người có gen kém và sức khỏe không tốt sẽ chết, nhưng cơ hội sống sót là khoảng 50/50.

Việc cải thiện chăm sóc sức khỏe và lối sống trong những năm qua mà con người luôn nỗ lực khiến các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng sẽ có ai đó đạt đến độ tuổi 130 ngay trong thế kỷ này.

Tiến sĩ Léo Belzile, nhà thống kê đứng đầu cuộc nghiên cứu từ Trường Kinh doanh HEC ở Montreal cho biết: "Khi dân số thế giới không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều người đạt 100 tuổi và hơn 110 tuổi. Với tỷ lệ 50/50, chúng tôi hi vọng chờ đợi ai đó sẽ sống đến 130 tuổi".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science nhằm xác định xem có giới hạn tuổi thọ của con người. Ở tuổi 108, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ tử vong của mọi người bắt đầu ổn định, đạt khoảng 50/50.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hiểu biết thực nghiệm vững chắc về tỷ lệ tử vong của con người ở độ tuổi cực cao là một cơ sở cho nhằm tìm ra phương pháp chữa trị, hạn chế quá trình lão hóa.

Tiến sĩ Belzile nói: "Mọi người bị cuốn hút với ý tưởng sống trường thọ mãi mãi, nhưng tiếc là rất ít người đạt đến độ tuổi siêu già này".

Ở Anh và xứ Wales, tính từ năm 1968 đến năm 2017, chỉ có 157 người siêu tuổi thọ trên 110 tuổi.

Hiện tại, người cao tuổi nhất thế giới và sống lâu thứ ba từ trước đến nay là Kane Tanaka, 118 tuổi, người Nhật Bản. Các chuyên gia cho rằng người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ chế độ ăn nhiều cá, ít chất bão hòa và dịch vụ y tế tốt.

"Tôi còn sống được bao lâu nữa?" là câu hỏi khó trả lời nhất cho bác sĩ ung thư, ngay cả với những người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Đây cũng là câu hỏi thường gặp, khổ tâm, khao khát nhất của người bệnh ung thư. Câu hỏi này cũng là suy nghĩ rất tự nhiên ở người bị bệnh nan y vì họ cần biết để chuẩn bị cho những điều chờ đợi ở phía trước cũng như chuẩn bị cho những gì sẽ để lại phía sau.

25 năm trong ngành ung thư, cũng như các đồng nghiệp của mình, tôi đã ngồi với vô số bệnh nhân và gia đình để trao đổi, tiên lượng thời gian sống thêm. Với bác sĩ là công việc thường ngày, nhưng với người bệnh và gia đình là sự kiện không thể nào quên trong đời. Việc này sẽ dễ dàng hơn với những bệnh nhân có tiên lượng tốt. Tôi thường nói bệnh ung thư cũng như các bệnh mãn tính khác như huyết áp, tiểu đường, có thể không chữa khỏi được hoàn toàn nhưng kiểm soát được, và khi kiểm soát được bệnh, thì cuộc sống, công việc cũng như mọi người bình thường.

Nhưng đối với người bệnh giai đoạn muộn, đặc biệt người trẻ tuổi, thì không hề dễ dàng, họ còn cả tương lai tuyệt vời phía trước. Cách đây vài năm, tôi điều trị một bệnh nhân mới ngoài 30, có vợ và 2 con, Trưởng phòng một doanh nghiệp lớn, trên hình ảnh cắt lớp vi tính khối ung thư tuỵ thâm nhiễm rộng và di căn phúc mạc. Em khóc rất nhiều vì nghĩ rằng mình chuẩn bị chết, theo những thông tin tìm hiểu được trên Internet, không cho phép em hy vọng nhiều.

Tôi bảo em tôi không hứa hẹn em sẽ sống thêm được nhiều năm nữa để thấy con trẻ trưởng thành, để tiếp tục đạt được những đỉnh cao nghề nghiệp, nhưng không phải là không có khả năng đấy. Tôi cũng đã có trường hợp thực tế, nhưng hãy xác định và dành thời gian cho việc quan trọng nhất vì điều xấu lúc nào cũng có thể xảy ra, thậm chí với bất kì ai và chúng ta lúc nào cũng phải chuẩn bị cho điều xấu nhất. Sau đó em lạc quan hơn và yên tâm điều trị, em bảo em không còn lo rằng khi nào mình sẽ ra đi nữa, mà chỉ lo làm sao sống trọn vẹn từng ngày.

Em đáp ứng khá tốt với điều trị, có một khoảng thời gian ổn định bệnh kéo dài, hoàn thành tâm nguyện trong công việc và với gia đình. 

"Tôi còn sống được bao lâu nữa?" là câu hỏi khó trả lời nhất cho bác sĩ ung thư, ngay cả với những người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Đây cũng là câu hỏi thường gặp, khổ tâm, khao khát nhất của người bệnh ung thư. Câu hỏi này cũng là suy nghĩ rất tự nhiên ở người bị bệnh nan y vì họ cần biết để chuẩn bị cho những điều chờ đợi ở phía trước cũng như chuẩn bị cho những gì sẽ để lại phía sau.

Tuy nhiên, để dự đoán một người bệnh còn sống được bao lâu là một điều thực sự khó. Bác sĩ phải xem xét kĩ lưỡng nhiều yếu tố như loại ung thư, độ ác tính, thể mô bệnh học, đặc điểm sinh học khối u, giai đoạn bệnh, các biến chứng của bệnh, các phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng, thể trạng người bệnh, tình trạng chức năng các cơ quan, các xét nghiệm, tuổi tác, các bệnh lý kèm theo và nhiều yếu tố khác. Mỗi người bệnh là một trường hợp khác nhau.

Hơn nữa một tình trạng nhiễm trùng do suy kiệt hay những biến chứng khác của khối u cũng như của điều trị có thể xảy ra. Hoặc không ít trường hợp đáp ứng tốt hơn mong đợi và làm thay đổi mọi tiên đoán. Do vậy bác sĩ chỉ có thể gợi ý cho người bệnh một khoảng thời gian ước tính, một con số phần trăm cơ hội.

Một số bệnh nhân sống lâu hơn thời gian mà bác sĩ dự đoán, số khác lại ngắn hơn. Vì điều này một số người bệnh có tâm lý oán trách vì cho rằng bác sĩ chẩn đoán và tiên lượng sai. Nhưng hãy nhớ rằng đây chỉ là một dự đoán, hoàn toàn dựa trên các thống kê y văn, kinh nghiệm của bác sĩ, không phải một công thức toán học và không thể chính xác tuyệt đối. Do vậy có câu chuyện vui nửa đêm một người bệnh ung thư gọi điện cho bác sĩ bảo qua đêm nay tôi vừa sống hết 5 năm, mà chưa thấy bị làm sao cả, chưa thấy dấu hiệu thần chết gõ cửa.

Ngay cả ở những quốc gia có nền y học tiến bộ nhất, với sự trợ giúp của dữ liệu lớn và các công cụ tiên lượng khoa học, thông minh, trí tuệ nhân tạo... các bác sĩ cũng phải thừa nhận tiên lượng người bệnh là một nghệ thuật hơn là khoa học, đòi hỏi một cách tiếp cận từng bước cẩn thận, sát sao với diễn biến người bệnh dựa trên kinh nghiệm, nhạy cảm lâm sàng và trực giác của người thầy thuốc.

Công cụ khoa học phổ biến nhất trong tiên lượng sống thêm ung thư là biểu đồ toán học Kaplan Meier trông như đường máy bay đang hạ cánh, đuôi càng dài, càng chậm hạ cánh thì sự sống càng kéo dài nhiều năm. Mà suy cho cùng máy bay nào cũng hạ cánh, nhưng vấn đề là xác định được thời điểm hạ cánh. Có máy bay đang bay đâm bổ nhào xuống thể hiện khoa học thống kê không nhất thiết giống thực tế y học về bệnh tật.

Các bác sĩ ung thư thường không cảm thấy thoải mái khi phải đưa ra dự đoán rằng một người còn sống được bao nhiêu thời gian nữa do một câu trả lời không chắc chắn đưa ra có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh, có thể là điểm tập trung, ám ảnh họ trong quá trình điều trị và theo dõi.

Tuy nhiên với bệnh nhân ung thư giai đoạn IV hoặc giai đoạn sớm hơn nhưng có các biến chứng, tình trạng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng, khả năng sống thêm trung bình theo thống kê dưới một năm thì việc đưa ra tiên lượng cùng lúc với chẩn đoán là bổn phận quan trọng của bác sĩ, thậm chí là quan trọng nhất. Con đường phía trước sẽ rõ ràng hơn nếu người bệnh biết còn mấy tháng, mấy năm để làm những việc quan trọng nhất đối với họ.

Trước khi đưa ra tiên lượng, các bác sĩ thường đặt câu hỏi để hiểu những gì người bệnh muốn biết và những gì họ đã biết. Thực tế không phải người bệnh nào cũng muốn biết tiên lượng, họ chỉ quan tâm làm sao được điều trị tốt nhất. Một nguyên tắc quan trọng trong giải thích mà bác sĩ ung thư nào cũng phải lưu tâm thực hành là thành thật về tiên lượng với người bệnh nhưng luôn mở đường cho hy vọng, luôn giữ một tia sáng cho người bệnh. Không che giấu, không gây ảo tưởng cho người bệnh, nhưng hướng kỳ vọng người bệnh vào phạm vi xác suất hợp lý. Chẳng hạn thay vì nói khả năng 70-80% sẽ tử vong trong vòng 5 năm, có thể diễn đạt theo cách khả năng sống thêm sau 5 năm là 20-30%, và 2 năm nữa thì có thể có các phương pháp mới giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Thực sự ra, không ai trong chúng ta - những người khoẻ mạnh biết chắc được trước tương lai của mình chứ chưa nói là biết khi nào chúng ta sẽ rời xa trần thế. Đấy là tính bấp bênh và bất định của cuộc sống. Những sự kiện không mong đợi vẫn diễn ra hàng ngày và Y học cũng như vậy. Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định được rằng phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Bằng các biện pháp phòng bệnh chúng ta có thể phòng được trên 30% bệnh ung thư, đơn giản chỉ cần không hút thuốc đã loại trừ được tới trên 90% ung thư phổi, 80% ung thư hạ họng thanh quản và nhiều loại ung thư khác, chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tập luyện, tiêm vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng vi rút gây u nhú ở người (HPV) đã loại bỏ được phần lớn ung thư gan, cổ tử cung, đại trực tràng, vú....

Qua các phương pháp phát hiện sớm, điều trị kịp thời chúng ta có thể chữa khỏi được trên 30% người bệnh ung thư tiếp theo và bằng các liệu pháp chính thống kết hợp với chăm sóc chúng ta có thể nâng cao chất lượng sống và kéo dài thời gian sống thêm cho 1/3 người bệnh ung thư còn lại. Ung thư biết sớm trị lành.

Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là cố gắng không ngừng và sống hết mình cho ngày hôm nay như một câu danh ngôn "Đừng tiếc nuối quá khứ, hãy sống tốt hiện tại, thì tương lai sẽ luôn mỉm cười".

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K

(Góc nhìn/Vnexpress)