Người lớn sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm

Mỗi khi cảm thấy cơ thể nóng hơn bình thường liệu có phải là sốt hay không? Vậy một người bị sốt là bao nhiêu độ? Nên làm gì nhanh hạ sốt? Dưới đây là những điều bạn cần biết về sốt.

Thân nhiệt cơ thể không giống nhau ở từng bộ phận. Sốt là bao nhiêu độ? Dùng nhiệt kế ngậm trong miệng, nếu cao hơn 37,5 độ C thì gọi là sốt. Trong khi đó, đo hậu môn sẽ là 38 độ C. Nhìn chung nếu nhiệt độ từ 38 độ C thì được xem là sốt. Tuy nhiên bạn cần phân biệt khi nào là sốt còn khi nào là cơ thể nóng lên tạm thời do yếu tố khác:

  • Làm việc liên tục, hoạt động nhiều dưới trời nắng nóng.
  • Trẻ em vui chơi, chạy nhảy nhiều.
  • Tăng thân nhiệt nhẹ sau tiêm chủng hay uống kháng sinh.
  • Đặc trưng điển hình của một cơn sốt bao gồm các dấu hiệu sau:
  • Cảm giác ớn lạnh, nổi da gà dù trời đang nóng.
  • Cảm thấy khát nước, mất nước.
  • Cả người mệt mỏi, đau đầu, uể oải.
  • Mặt ửng đỏ, sờ trán nóng.

Mỗi khi cơ thể bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, dị ứng… sẽ có phản ứng điển hình là sốt. Ngoài việc đo thân nhiệt, bạn cần chú ý xem có biểu hiện nào khác như ở trên liệt kê hay không mới có thể kết luận được liệu mình có sốt không.

Sốt thường kèm theo các triệu chứng khác

Sốt ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ sốt 37,5 độ C vẫn hoạt động và vui chơi bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi.
  • Khó thở, buồn nôn, li bì.
  • Sốt cao co giật.
  • Nổi ban khắp người.
  • Đi ngoài phân lỏng, có lẫn máu.
  • Sốt cao trên 40 độ C.

Lúc này nên đưa bé đi bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Sốt ở người lớn

Ở người trưởng thành, nhờ sức đề kháng cao và hệ miễn dịch tốt hơn trẻ nhỏ nên nếu thỉnh thoảng bị sốt cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan khi sốt cao, vẫn có nguy cơ biến chứng nếu không tích cực chữa trị. Các trường hợp cần gặp bác sĩ đó là:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C dù đã dùng nhiều thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thuyên giảm.
  • Sốt cao kéo dài 48 giờ trở lên.
  • Người mắc bệnh nền về tim, phổi
  • Đau họng, ho nhiều không dứt.
  • Da phát ban hay xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể.

Xem thêm: Sốt cao đi ngoài là bệnh gì?

Làm gì để hạ sốt nhanh và an toàn?

Muốn hạ sốt nhanh, hiệu quả bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn như sau:

  • Người bệnh nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, dành thời gian nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh.
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Nếu sốt 37,5 độ có sao không? Sốt dưới 39 độ thì chỉ cần mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không đắp chăn và uống nhiều nước thì sẽ tự khỏi.
  • Tiến hành chườm mát, lau người bằng nước ấm bằng khăn. Tập trung lau vào các vị trí nếp gấp như nách, bẹn. Tiến hành lặp lại cho đến khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C thì dừng.

Nên uống nhiều nước khi bị sốt

Khi sốt cao trên 39 độ, cần làm như sau:

  • Cho người bệnh uống thuốc hạ sốt paracetamol đủ và đúng liều lượng, cân nặng (nhất là với trẻ em bị sốt) và cách 4 – 6 giờ nên uống 1 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu trẻ nhỏ quá mệt, hay buồn nôn khó uống thuốc thì có thể dùng thuốc hạ sốt dạng nhét vào hậu môn.
  • Trong quá trình hạ sốt nên tích cực cho người bệnh uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi. Với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì mẹ cần tăng cữ bú nhiều hơn. Có thể cho bé uống oresol để bù điện giải.
  • Về dinh dưỡng, người bị sốt vẫn cần hấp thu đủ chất để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục nhanh. Nên ăn những loại thức ăn lỏng dễ tiêu như cháo, súp, canh hầm… đồng thời uống các loại nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh…Sốt uống nước dừa được không? Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng cũng như giúp bù điện giải rất tốt, do đó rất phù hợp với người bị sốt.

Khi bị sốt do nhiễm virus thì không nên uống kháng sinh, việc điều trị sốt tập trung vào giảm mức độ của các triệu chứng.

Khi những cách hạ sốt trên không hiệu quả, tốt nhất nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế thăm khám và các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về sốt và cách hạ sốt an toàn. Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về cách xác định sốt cũng như biết phải làm gì khi bị sốt rồi nhé!

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2017 trên 126.000 người đã cho thấy nhiệt độ trung bình cơ thể người là khoảng 36,6 độ C. Các nghiên cứu gần đây cũng cho ra kết quả tương tự. Một số chuyên gia cho rằng, theo thời gian, nhiệt độ cơ thể người dần trở nên mát hơn.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo nhiệt độ cơ thể

SHUTTERSTOCK

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo nhiệt độ cơ thể.

Thứ nhất, nhiệt độ các cơ quan trong cơ thể khác nhau. Theo đó, nhiệt độ trực tràng cao hơn nhiệt độ ở miệng và cũng cao hơn đáng kể nhiệt độ ở da.

Thứ hai, nhiệt độ cơ thể sẽ dao động trong ngày, thường thấp vào buổi sáng và cao hơn vào cuối buổi chiều.

Thứ ba, thậm chí nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi khi chúng ta vừa ăn hay uống một thứ gì đó.

Thứ tư, về giới tính, nữ giới có xu hướng ấm hơn nam giới một chút.

Thứ năm, về tuổi tác, người trẻ tuổi thường có nhiệt độ cao hơn những người lớn tuổi.

Thứ sáu, các nhiệt kế cũng có thể khác nhau và đo ra kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cách chúng được hiệu chuẩn.

38 độ C trở lên được coi là sốt

Ông Waleed Javaid, bác sĩ và là giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Icahn (Mỹ) cho biết: "Giống như nhịp tim hay huyết áp, nhiệt độ cơ thể cũng có phạm vi".

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, nhiệt độ từ 38 độ C trở lên được coi là sốt.

Tuy nhiên, nếu nhiệt độ trung bình của con người thấp hơn thì nhiệt độ sốt cũng sẽ thấp hơn. Ông Javaid cho rằng chúng ta có khả năng bỏ sót các cơn sốt nhẹ do tiêu chuẩn nhiệt độ hiện nay.

Nhiệt độ cao là dấu hiệu để chúng ta xem xét lại sức khỏe của mình nhưng nhiệt độ cơ thể không phải là yếu tố duy nhất mà bạn cần chú ý.

Theo các bác sĩ, đối với tình trạng sốt nhẹ, chúng ta nên xem xét thêm các dấu hiệu khác để nắm bắt tình tình trạng sức khỏe một cách tốt hơn.

Chủ đề