Nguyên nhân của người ở giới tính thứ 3

Trương Hồng Quang

Có nhiều giả thuyết với nhiều cách lý giải khác nhau về nguyên nhân dẫn đến đồng tính. Đã có nhiều giả thuyết nêu rằng do di truyền học, sinh hoá học – nội tiết và các yếu tố cấu trúc. Song không giả thuyết nào được kiểm chứng cả, cuối cùng các nhà khoa học đã chia ra hai nguyên nhân chính dẫn đến đồng tính là do bẩm sinh và do yếu tố bên ngoài tác động

1. Các yếu tố dẫn đến đồng tính bẩm sinh

1.1. Giả thuyết dựa trên di truyền học

Có thời gian các nhà bác học cho rằng đồng tính có thể được mã hoá bằng gen, có nghĩa là có khả năng di truyền. Nhưng luận chứng này lại dựa trên một truyền thuyết cho rằng: Tồn tại một lúc nào đó, con người đã từng có 3 giống: “Giống đực”, “giống cái” và “giống trung” có khả năng đóng vai trò cả đàn ông và đàn bà.

Về nguyên nhân này, khoa học ngày nay vẫn chưa có bằng chứng có tính thuyết phục, nhiều điều vẫn còn trong vòng bí ẩn. Nói đến di truyền của các người đồng tính người ta thường nói đến khuynh hướng tự nhiên hầu như không thể chữa trị được nỗi một cá nhân nào đó. Nhưng khuynh hướng tự nhiên di chuyển từ một người từ thế hệ trước sang một người thuộc thế hệ sau như thế nào, khoa học vẫn chưa hiểu được.

Vào năm 1953, trong công trình khảo cứu “Di truyền trong sức khoẻ và rối loạn tinh thần”, E.j Kalhan đã tiến hành trên những trẻ sinh đôi hợp tử và song hợp tử đã cho thấy; trong mọi trường hợp sinh đôi đơn hợp tử, khi một đứa đồng tính, thì đứa kia cũng thế.  Điều này không thấy ở những trường hợp sinh đôi song hợp tử. Nhưng ngay sau đó, đã có những công trình khác, lại có những chứng minh phản hồi lại ông, khi họ xác định được những trường hợp sinh đôi đơn hợp tử có khuynh hướng tình dục khác nhau[1].

Nhưng cho dù giải thích được trên cơ sở khoa học, người ta vẫn không thể lý giải được tại sao có những người đồng tính cơ quan sinh dục phát triển bình thường, cứ lao vào các cuộc tiếp xúc tình dục đồng tính mặc dù họ cứ bình thản sinh hoạt tình dục với người khác giới? Vấn đề đó còn là một dấu hỏi, đa số các nhà nghiên cứu ngã về ý tưởng cho rằng điều đó phụ thuộc nhiều vào việc giáo dục giới tính đúng đắn.

Theo BS. Trần Bồng Sơn, “bản tính là điều đa số các tác giả nhất trí, nhưng chưa ai hiểu tại sao, và nằm chỗ nào trong não, giả thuyết cho rằng có trục trặc ở hệ não viền vẫn chưa được chứng minh”.[2]

1.2. Giả thuyết dựa trên thần kinh – nội tiết và các yếu tố cấu trúc

Theo tiến sĩ Vladirmir Sakhizanhia đồng tính xuất hiện là do một biểu hiện của  thần kinh, đặc tính của nó là con người có xu hướng thực hiện các hành động khác nhau chống lại xã hội và phá huỷ những chuẩn mực đã được xã hội chấp nhận và bao gồm cả các hiện tượng không kiểm soát được hành động của bản thân.

Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, nếu nói về đồng tính thì đa số các trường hợp là do phát triển không bình thường, sai lệch giới tính, nhưng tuyệt nhiên đây không phải bệnh tật. Tố chất dẫn tới đồng tính có thể xuất hiện từ giai đoạn từ trong bụng mẹ khi trung tâm thần kinh điều khiển sự ham muốn tình dục được hình thành. Sự rối loạn của trung tâm thần kinh đó sẽ dẫn tới sự mất cân bằng hormone và dĩ nhiên sẽ làm rối loạn việc cung cấp nội tiết tố cho chức năng giới tính, và kết quả là sẽ có xu hướng tình dục lệch lạc.[3]

2. Các yếu tố dẫn đến đồng tính bẩm sinh

2.1. Giả thuyết dựa trên các yếu tố giáo dục

Theo tiến sĩ V.Sakhizanhia, người ta có thể làm bất kỳ một người nào đó trở thành đồng tính được.

Theo ông, “việc giáo dục giới tính sai lệch, không có mục đích đúng đắn đối với người khác giới” đó chính là nguyên nhân làm một người bình thường bị đồng tính.[4] Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như do tò mò hoặc bị ép buộc quan hệ tình dục với người đồng tính, sau đó vài lần thì trở thành thói quen, như là một sự lôi cuốn và cứ muốn tiếp tục việc ấy.

Ở Ailen, một nơi được coi là có nền văn hoá “ trấn áp tình dục”, qua khảo sát của các nhà khoa học thì “ở đó bà mẹ vốn là những người có uy tín nhất trong gia đình đã luôn nhồi nhét cho con trai những thành kiến đối với phái nữ. Các ông bố cũng thái độ ác cảm không kém. Đây có thể những yếu tố gây nên xu hướng tình dục đồng tính vốn đang diễn ra âm thầm trong cư dân địa phương”.[5]

Đôi khi các cuộc đồng tính ở thanh niên mang tính chất thủ dâm cùng nhau thì đó hoàn toàn không có nghĩa là họ những người đồng tính thật sự.

2.2. Giả thuyết dựa trên yếu tố văn hóa cá nhân

Theo Hesnard, những người đồng tính nam là những người trong buổi ấu thơ đã chịu ảnh hưởng quá mạnh mẻ của một người phụ nữ nhiều nam tính.[6] Có thể là mẹ, vú nuôi hay một ai đó có tác động trực tiếp đối với họ.

Còn đồng tính nữ thì theo Hesnard nguyên nhân làm họ trở nên thế là do họ hình ảnh cha trong họ.

 2.3. Giả thuyết dựa trên các yếu tố xã hội

Mức độ đô thị hoá và sự phát triển xã hội càng cao bao nhiêu thì các hiện tượng đồng tính càng nảy sinh ra nhiều bấy nhiêu. Chúng ta đang sống trong một thế giới có thể được xem như là một thế giới đề cao bình đẳng, và như thế thì có quá nhiều lý do để cho khuynh hướng đồng tính có mảnh đất phát triển.

Với cuộc sống căng thẳng như hiện nay, nhiều thanh niên rất sợ lập gia đình khi chưa có sự nghiệp. Điều này, khiến cho số phụ nữ chưa chồng, ở mọi tầng lớp, mọi trình độ xã hội đang ngày càng gia tăng. Nhiều cô gái đã tìm đến nhau để thoả mãn trước hết là về mặt tình cảm, nhu cầu cần thiết của phụ nữ nói chung, chứ không hẳn để được đáp ứng về mặt tình dục, và như thế cũng không thể xem đây là đồng thực sự.[7]

Đồng tính cũng có thể xảy ra nơi những người thích chạy theo phong trào thị hiếu, dưới danh nghĩa ‘tìm cảm giác mới lạ”, hoặc nơi những người làm cùng công việc đang được công chúng ngưỡng mộ; nơi những người nghiền ma tuý…

Ngoài những trường hợp trên, cũng có những người quan hệ tình dục đồng tính theo kiểu thiếu vắng người khác giới dài hạn như ở trại lính, trại giam. Việc này cũng có nguy cơ trở thành thói quen, nhất là khi đương sự còn trẻ và có sẵn một số yếu tố bị kích động bởi các chất kích thích thần kinh khác. “Chẳng hạn những người đàn ông thuộc chủng tộc Tong (Mozambic) làm việc tại các hầm mỏ Nam phi và sống trong trại tập trung nam đã hình thành một thói quen sinh hoạt tình dục đồng tính với sự thay đổi vai trò giới có tính chất định kỳ.Ở Xu Đăng, một số dân tộc của nước này có tục lệ tổ chức nam giới sống theo nhóm từ 22 đến 25 tuổi. Các thanh niên này không gian díu với phụ nữ nhưng lại được quan hệ với cánh đàn ông”.[8]

Cũng có những trường hợp do hoàn cảnh xã hội thay đổi đột ngột khuynh hướng đồng tính luyến ái  cũng phát sinh, chẳng hạn một người đàn ông thất vọng về vợ mình sẽ cảm thấy chán ghét những người khác phái và như vậy dễ chạy theo khuynh hướng đồng tính luyến ái . Tương tự cũng có thể áp dụng trong những trường hợp của phụ nữ ở các khu đô thị.[9]

Nhìn chung các giả thuyết trên đều có tính hợp lý và khoa học, nhưng có lẽ vẫn chưa thật sự đầy đủ. Xét cho cùng, người đồng tính không ai giống ai, có người do bẩm sinh cũng có người do yếu tố xã hội bên ngoài tác động, nhưng nhóm nghiên cứu chúng tôi nghĩ rằng dù là nguyên nhân nào đi nữa thì những người đồng tính vẫn đáng thương hơn đáng trách, việc xác định nguyên nhân dẫn đến đồng tính sẽ góp phần làm xã hội nhìn nhận người đồng tính theo một chiều khác, cảm thông hơn, và hơn thế nữa nó là căn cứ để xây dựng quyền cho người đồng tính sau này.


[1] N.Y. Norten, 1953. Trích đăng trong Nhận dạng giới tính, Tr.225.

[2] Một số nghiên cứu nhìn nhận về đồng tình luyến ái

[3] Một số nghiện cứu nhìn nhận về đồng tình luyến ái

[4] Một số nghiện cứu nhìn nhận về đồng tình luyến ái

[5] TS. Zbigniewlew Starowbz.sdd tr.272

[6] Thiên hướng tình dục

[7] Đồng tính và làn sóng công khai “giới tính thứ ba” ở ViệtNam

[8] xem TS. Zbigniewlew, sdd, tr.282

Explore posts in the same categories: Bài nghiên cứu nhỏ, Luật Dân sự, Luật hôn nhân gia đình, Pháp luật Dân sự

This entry was posted on Tháng Mười Hai 6, 2011 at 9:14 sáng and is filed under Bài nghiên cứu nhỏ, Luật Dân sự, Luật hôn nhân gia đình, Pháp luật Dân sự. You can subscribe via RSS 2.0 feed to this post's comments. You can comment below, or link to this permanent URL from your own site.