Nguyên nhân gây lỗi phần mềm

Khi máy tính bạn gặp vấn đề, nguyên nhân có thể đến từ lỗi do phần cứng hoặc phần mềm. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là dân IT thì việc xác định nguyên nhân gây ra sự cố vô cùng khó khăn. Hiểu được điều đó, Yêu Công Nghệ Số sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách nhận biết lỗi phần mềm hay phần cứng trên PC thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  • 1 Cách nhận biết lỗi phần mềm hay phần cứng trên PC
    • 1.1 Cách 1. Thử trên một hệ thống khác
    • 1.2 Cách 2: Chạy Windows 10 ở chế độ Safe Mode
  • 2 Một số trường hợp bị lỗi ở PC và cách nhận biết
    • 2.1 1. Màn hình xanh
    • 2.2 2. Máy tính hoạt động và xử lí chậm

Cách 1. Thử trên một hệ thống khác

Cách này là cách khá rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nếu bạn có 1 bộ máy tính thứ 2 cũng sử dụng Windows 10, bạn hãy thử rút các linh kiện mà bạn nghi rằng đang gặp vấn đề gắn sang bên máy thứ 2. Nếu sau khi gắn mà vẫn gặp phải lỗi cũ thì nguyên nhân đến từ lỗi phần mềm và ngược lại.

Tuy cách này khá nhanh, nhưng lại bất tiện vì không phải ai cũng có điều kiện để sắm tới 2 bộ máy PC. Vì thế hãy tham khảo thêm cách 2 nhé.

Cách 2: Chạy Windows 10 ở chế độ Safe Mode

Safe Mode là chế độ hạn chế của Windows. Cụ thể: khi chạy Windows 10 ở Safe Mode, tất cả mọi thứ có khả năng gây lỗi phần mềm đều bị vô hiệu hóa. Hay nói cách khác là các ứng dụng nào không phải là ứng dụng mặc định của Windows thì không thể chạy được.

Chính vì thế, nếu bạn chạy Windows 10 ở Safe Mode mà lỗi không xảy ra nữa thì khả năng cao lỗi là do phần mềm có vấn đề. Còn nếu lỗi vẫn xảy ra thì là do phần cứng. Đương nhiên là vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nhưng đây là cách đơn giản nhất nếu bạn không có một bộ máy thứ 2 để thử.

Cách truy cập chế độ Safe Mode cho Windows 10

  • Bạn chọn vào Windows chọn Power, sau đó nhấn giữ Shift rồi chọn Restart.
  • Khi bạn Restart máy tính khi giữ phím Shift, bạn sẽ truy cập vào chế độ Troubleshooting. Tại đây, bấm theo thứ tự sau Troubleshoot > Advanced Options > See more recovery options > Startup Settings

  • Sau đó chọn Restart rồi bấm phím 4 để truy cập chế độ Safe Mode (thông thường sẽ là số 4, nhưng nếu muốn chắc ăn thì bạn nên xem hết danh sách nhé).

Khi truy cập chế độ Safe Mode sẽ có 4 water mark xuất hiện ở 4 góc màn hình ám chỉ rằng bạn đang ở trong Safe Mode. Để thoát khỏi chế độ này, bạn đơn giản chỉ cần restart lại máy tính, nếu desktop của bạn quay lại bình thường thì bạn đã thoát khỏi chế độ Safe Mode.

Một số trường hợp bị lỗi ở PC và cách nhận biết

1. Màn hình xanh

Các phiên bản mới của hệ điều hành Windows hoạt động ổn định hơn các phiên bản trước đó. Kết hợp với việc cài đặt một bộ driver điều khiển phần cứng mới nhất và được cài đặt ổn định sẽ không gây nên vấn đề về màn hình xanh.

Tuy nhiên nếu máy tính của bạn thường xuyên bị lỗi màn hình xanh, nguyên nhân mà bạn nên nghỉ đến đầu tiên có lẽ là driver điều khiển phần cứng đang được cài trên máy. Và phần cứng máy tính sẽ không gây nên hiện tượng này nếu bạn chưa hề thay mới nó gần đây.

Một ví dụ điển hình là bản thân người viết từng gặp trường hợp màn hình xanh sau khi cài đặt driver card màn hình NVidia. Và sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra là do xung đột giữa driver âm thanh của máy và driver âm thanh HD của NVidia.

Bạn hãy xác định xem gần đây có nâng cấp driver điều khiển phần cứng nào đó hay không. Nếu có, hãy tiến hành gỡ bỏ nó và cài đặt lại bằng phiên bản nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu như vẫn còn lỗi này thì có lẽ phần cứng là điều mà bạn nên nghỉ đến.

2. Máy tính hoạt động và xử lí chậm

Như một quy luật, theo thời gian sử dụng, máy tính hay cụ thể hơn là hệ điều hành mà bạn đang sử dụng hoạt động sẽ ngày càng chậm đi do việc cài đặt quá nhiều phần mềm, bao gồm cả các phần mềm độc hại. Bạn sẽ nhanh chóng kết luận rằng máy tính của mình hoạt động chậm vì đã cũ, và đây là kết luận khá phổ biến. Nhưng nó hoàn toàn sai!

Nguyên nhân của vấn đề này được chắc chắn hoàn toàn là do phần mềm, phần cứng của máy tính hoàn toàn “vô can”. Tuy nhiên có một số trường hợp là do CPU phải xử lí nhiều hoạt động của người dùng khiến nó trở nên quá nóng và như thế nó phải tự giảm khả năng xử lí để làm mát lại – nhưng nguyên nhân chính vẫn là do ở phần mềm.

Cách tốt nhất là bạn nên cài đặt những phần mềm phù hợp với cấu hình máy, cũng như nên phân chia hợp lí công việc trên máy để tránh CPU phải xử lí nhiều gây nên tình trạng máy hoạt động chậm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách nhận biết lỗi phần mềm hay phần cứng trên PC, hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Tại sao lại bị lỗi phần mềm?

rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi phần mềm. Lý do thường gặp nhất đó là do sai sót của con người trong quá trình thiết kế và lập trình. Khi đã biết được nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của phấn mềm, việc sửa chữa để giảm thiểu những khiếm khuyết đó sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Defect trong kiểm thử phần mềm là gì?

DEFECT: Lỗi trong quá trình phát triển (coding) hoặc lỗi logic làm cho chương trình hoạt động sai yêu cầu đề ra. (cơ bản giống định nghĩa bug). ERROR: hành động của con người dẫn đến kết quả sai.

Khi nào tìm thấy các failure?

Nếu theo hoàn cảnh và môi trường, defects trong ứng dụng hay sản phẩm được thực thi thì dẫn đến lỗi hệ thống đó là failure - thất bại.

Lỗi phần mềm điện thoại là gì?

Dấu hiệu nhận biết lỗi phần mềm trên điện thoại thông minh: Người sử dụng smartphone hay gặp các lỗi như lỗi cảm biến, không truy cập được các ứng dụng… Cách xử lý đơn gian thoát ra và cài đặt lại các ứng dụng hoặc cập nhật phần mềm hệ thống mà thiết bị đó được hỗ trợ từ các nhà sản xuất.

Chủ đề