Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là gì

  Nguyên nhân:

 - Do người điều khiển giao thông:
   +Văn hóa tham gia giao thông quá kém
  Ý thức xã hội nói chung và ý thức tham gia giao thông của người Việt rất thấp so với xã hội văn minh. Điều này đã được các phương tiện truyền thông khai thác và phê phán lâu nay.

 Hình ảnh những ngã ba, ngã tư luôn chật cứng ô tô, xe máy chậm chạp di chuyển không hàng, không lối trong những giờ cao điểm, những khuôn mặt cáu gắt, mệt mỏi, những tiếng còi xe inh ỏi lẫn khói bụi mù mịt là chuyện xảy ra hàng ngày tại các đô thị lớn.

 Văn hóa chen lấn, không ai chịu nhường ai chính là nguyên nhân gây ra ách tắc giao thông.

 Bên cạnh đó, tình trạng vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, chạy lấn tuyến, vượt đường... là một điều gì đó quá đỗi bình thường trong văn hóa giao thông xứ Việt. Hầu như những người đi xe máy không có khái niệm nhường đường, kể cả cho người đi bộ.

  

  + Uống rượu bia khi tham gia giao thông

  Những người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia là nguyên nhân gây ra TNGT nghiêm trọng nhiều nhất.

  Thống kê cho thấy phần lớn các vụ tử vong do TNGT có nguyên nhân từ rượu bia. Những ngày nghỉ, ngày lễ, tỷ lệ tử vong vì TNGT luôn cao hơn những ngày bình thường.

 + Thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ

    Mặc dù đã được siết chặt, nhưng công tác đào tạo và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức, với mục tiêu của người học là có bằng lái xe chứ không phải để hiểu biết luật giao thông đường bộ lẫn kỹ năng lái xe.

 - Hạ tầng không đảm bảo an toàn:

  + Chất lượng các công trình hạ tầng giao thông xuống cấp nghiêm trọng. Một phần do quá tải, một phần do công trình kém chất lượng, một phần do sự chắp vá trong quá trình sửa chữa, nâng cấp.

  + Tình trạng sụn lún, sạt lở, bong nứt mặt đường thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường có số lượng phương tiện giao thông lớn.

  + Bên cạnh đó, việc người dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè, sử dụng mặt đường làm nơi buôn bán, kinh doanh dẫn đến lòng đường trở nên chật hẹp và che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.


Chất lượng các công trình hạ tầng nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng

 - Độ an toàn của phương tiện quá thấp

 Cách khắc phục:

 - Các ngành chức năng cần thông tin tuyên truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật

 - Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên

 - Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy. Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.

 ( Nguồn: //www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131120_tai_nan_giao_thong_vietnam.shtml )

Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông rất đa dạng nhưng không phải tất cả mọi người đều nhận thức hậu quả của tai nạn giao thông để lại. Hiện nay, tai nạn giao thông ngày càng diễn ra phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, trật tự an toàn xã hội. Vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn về khái niệm tai nạn giao thông cũng như nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông từ đó đề ra các biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông là gì? chúng tôi xin gửi tới quý độc giả những thông tin qua bài viết sau đây.

Nghiên cứu khái niệm “Tai nạn giao thông” không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu học thuật mà còn trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trật tự an toàn giao thông.

Hiện nay tai nạn giao thông là gì được quy định tại Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 97) Cụ thể: Tại tiểu mục 1901 mục 19 – Trật tự, an toàn xã hội và tư pháp, phần phụ lục của Nghị định số 97, quy định: “Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng (gọi là mạng lưới giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản.

Ngoài quy định Bộ Công An về tai nạn giao thông thì  Bộ Y tế cũng xây dựng khái niệm tai nạn giao thông như sau: “Tai nạn giao thông là sự va chạm bất ngờ nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dụng hoặc ở địa bàn công cộng nhưng do chủ quan vi phạm luật lệ giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phanh, tránh, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe”
Như vậy, thông qua các quy định do các nhà làm luật xây dựng ta có thể thấy tai nạn giao thông có một số đặc điểm chung:

+ Tai nạn giao thông là sự việc hoặc sự cố giao thông nằm ngoài mong muốn của người tham gia giao thông trong quá trình tham gia giao thông

+ Nguyên nhân của tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông vi phạm các qui định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ.

+ Hậu quả của tai nạn giao thông gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nguyên nhân tai nạn giao thông là gì?

Sau khi hiểu tai nạn giao thông là gì thì việc chúng ta cần tìm hiểu tiếp theo chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Khi xem xét các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân khách quan liên quan đến cơ sở hạ tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng kém chất lượng xuống cấp cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến giao thông gặp phải những khó khăn nguy hiểm. Đặc biệt, đường giao thông xuống cấp trầm trọng làm cho người tham gia giao thông gặp những khó khăn nguy hiểm hơn là gặp tai nạn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ngoài gia, hiện nay việc bố trí hệ thống biển báo giao thông không phù hợp cùng trở thành một nguyên nhân khách quan dẫn tới tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, nguyên nhân đến từ chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông không đạt tiêu chuẩn an toàn cũng làm cho tình trạng tai nạn giao thông trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện nay các vụ tai nạn giao thông liên quan đến chất lượng phương tiện giao thông ngày càng phổ biến.

Nhắc tới nguyên nhân gây ra tai nạn, thì nguyên nhân chủ quan là yếu tố con người là nguyên nhân chủ yếu và khiến cho tai nạn giao thông ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Đầu tiên: Khi tham gia giao thông, người tham gia giao thông không có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông. Ngoài các lý do khách quan thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt.

Bên cạnh đó, công tác quản lý lái xe của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, trong khi lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, tuần tra kiểm soát còn mỏng trên các địa bàn quản lý”,

Ngoài ra cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, mưa bão, lũ lụt…

Hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra cho con người và cho xã hội

Sau khi đã biết về nguyên nhân tai nạn giao thông và hiểu tai nạn giao thông là gì? Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra. Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.

Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó còn tác động khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất.

Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.

Một số giải pháp để hạn chế tai nạn giao thông

+ Tuyên truyền vận động người dân tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng như xe bus để giảm thiểu mật độ tham gia giao thông.

+ Tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ, tiến hành xử phạt nghiêm minh với các trường hợp vi phạm.

+ Mỗi cá nhân khi tham gia giao thông luôn cần tự ý thức bản thân phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định luật giao thông đường bộ

Việc giảm thiểu tai nạn giao thông không phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của bất kỳ một cá nhân nào mà nó cần có sự hợp tác, đoàn kết của cả một cộng đồng. Nhà nước đưa ra các biện pháp, giải pháp đồng bộ, cụ thể, chi tiết, phù hợp với dân để có thể khiến người dân hưởng ứng một cách nhiệt tình.

Trên đây là bài viết tai nạn giao thông là gì? Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ đề