Nguyên nhân tôm an chậm

Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm và cách xử lý
 

Tôm chậm lớn (hay tôm còi) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ nuôi. Do vậy, theo dõi trọng lượng tôm hằng ngày để sớm xác định nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn; từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

Tôm nuôi chậm lớn làm:

- Hệ số FCR cao.

- Kéo dài thời gian thu hoạch, tăng chi phí nuôi

- Giảm giá trị, giảm năng suất tôm nuôi.
 

Nguyên nhân gây chậm lớn trên tôm:

1. Tôm giống chất lượng kém

2. Thức ăn chất lượng kém, nấm mốc

3. Mật độ nuôi quá dày, sinh khối lớn

4. Tôm bị bệnh phân trắng mãn tính

5. Thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chức năng chuyển hóa

6. Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn: Hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS), Bệnh còi ở tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV), Bệnh vi bào tử trùng EHP

7. Lạm dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh

8. Căng thẳng (stress/shock) do môi trường nuôi: khí độc, pH cao, kiềm thấp, độ mặn thấp,…

9. Nuôi tôm mùa nghịch (mùa lạnh), …
 

Cách Xử lý chậm lớn trên tôm:
 

1. Tôm chậm lớn do nuôi tôm giống kém chất lượng:

- Chọn con giống nhà sản xuất có uy tín trên thị trường, khỏe mạnh - sạch bệnh

- Đạt yêu cầu thả nuôi (kích cỡ với tôm sú PL 15, tôm thẻ PL 12)
 

2. Tôm chậm lớn do thức ăn chất lượng kém, nấm mốc

- Dùng thức ăn chất lượng, bảo quản tốt

- Trộn ăn PROMIC 15-20 g/kg thức ăn, 2 cử chính trong ngày, liên tục 5-7 ngày. Sau đó định kỳ cứ 7 ngày cho ăn 3 ngày 5-10 g/kg TĂ để phòng ngừa
 

3. Tôm chậm lớn do mật độ nuôi quá dày, sinh khối lớn

- Mật độ thả nuôi phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật

- Định kỳ chài lưới kiểm tra đánh giá số lượng tôm có trong ao
 

4. Tôm bị bệnh phân trắng mãn tính

Phát hiện sớm khi tỉ lệ bệnh thấp, môi trường còn chưa ô nhiễm nặng để điều trị hiệu quả và giảm chi phí (Xem phác đồ điều trị phân trắng)
 

5. Thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn chức năng chuyển hóa

- Trộn ăn: BIOTICBEST 10 g + DOSAL 10 ml với 1 kg thức ăn, 1-2 cữ/ ngày, liên tục 7-10 ngày.

- Kích thích tôm lột để tăng trưởng: tạt kết hợp trộn ăn CALCIPHORUS

6. Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn

-Hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS), Bệnh còi ở tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV): Chưa có thuốc trị bệnh hiệu quả, áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp.

-Bệnh vi bào tử trùng EHP: (Xem phác đồ xử lý vi bào tử trùng)

-Khi phát hiện cần loại bỏ những con tôm còi, yếu ra khỏi ao bằng cách đặt chà nhỏ quanh ao
 

7. Tôm chậm lớn do lạm dụng kháng sinh để phòng, trị bệnh cho tôm:

- Hạn chế sử dụng kháng sinh. Nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, chỉ dẫn của chuyên gia

- Sau khi sử dụng kháng sinh nên:

+ Trộn ăn HEPAVIROL, HERTO 10 ml/kg thức ăn, ngày 1-2 cử để đào thải kháng sinh.

+ Trộn BIOTICBEST, BACDOCI để khôi phục hệ vi khuẩn có lợi đường ruột.
 

8. Căng thẳng (stress) do môi trường nuôi

-Quản lý môi trường tốt, duy trì các thông số môi trường (pH, kiềm, độ mặn, …) trong ngưỡng phù hợp

-Dùng SAN ANTI SHOCK 1 kg/2000 m3, buổi chiều mát, 2-3 ngày liên tục; kết hợp trộn ăn 10-15 g/kg thức ăn, ngày 2 cử, 5-7 ngày liên tục.
 

9. Nuôi tôm mùa mưa-lạnh (xem TL nuôi tôm mùa mưa-lạnh)
 

Tài liệu do phòng Kỹ thuật Công ty TNHH San Do biên soạn.

Chủ đề