Nhà lắp ghép 2 tầng giá bao nhiêu

Nhà lắp ghép là loại nhà được lắp ráp từ các vật liệu nhẹ như gỗ, gạch AAC, bê tông nhẹ với khung thép được chế tạo theo bản thiết kế định sẵn. Kiểu nhà lắp ghép vẫn đảm bảo tiêu chuẩn và kết cấu như một ngôi nhà bình thường bao gồm trần, tường, mái, sàn và cột và có thể sử dụng các giải pháp chống âm, chống cháy cho mọi công trình hiện nay.

Mẫu nhà lắp ghép đẹp, đơn giản, hiện đại (Nguồn: Internet)

Cấu tạo nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép được ghép từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, đúng như tên gọi của nó. Cụ thể cấu tạo nhà lắp ghép cơ bản như sau:

  • Hệ thống khung cột, kèo và xà gồ được làm từ vật liệu thép CT3 và vật liệu U cùng với hộp mạ kẽm.
  • Hệ thống tấm che và các tấm vách ngăn được cấu tạo từ loại tôn chất lượng cao 2 mặt. Phần chính giữa tấm che và vách ngăn là lớp xốp hoặc nhựa PU có khả năng cách nhiệt tốt. Vật liệu cách âm, cách nhiệt có độ dày tiêu chuẩn 50mm - 100mm.
  • Hệ thống tôn lợp mái từ vật liệu tôn chống sét với độ dày 50mm - 100mm.
  • Hệ giằng chống bão có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho toàn bộ công trình và người sử dụng.
  • Cửa ra vào và cửa sổ được làm từ vật liệu nhôm kính hoặc thép hoặc cửa Panel tùy nhu cầu của khách hàng.
  • Hệ thống máng nước lắp đặt gần khu vực tầng mái của ngôi nhà. Chi tiết lắp ghép giữa 2 kết cấu này có tác dụng dẫn nước ra bên ngoài để giữ sự khô ráo cho không gian bên trong nhà ở.

Ứng dụng của kiểu nhà lắp ghép

Với các ưu điểm dễ dàng sử dụng, di chuyển đơn giản, thời gian thi công nhà lắp ghép hoàn thiện nhanh, chi phí rẻ, kết hợp lối thiết kế hiện đại, khối lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ cứng, tính an toàn, đa dụng nên kiểu nhà lắp ghép thường được đưa vào ứng dụng trong các công trình như:

  • Văn phòng làm việc của công ty, văn phòng điều hành tại công trường xây dựng và nhà ở của công nhân.
  • Nhà nổi trên mặt hồ hoặc các vùng đất có nền đất yếu.
  • Xây dựng trường học cho các trẻ em vùng sâu vùng xa, các vùng gặp khó khăn trong việc di chuyển vật liệu xây dựng để thi công kiểu truyền thống.
  • Homestay du lịch, resort nghỉ dưỡng.
  • Nhà ở, nhà hàng, cửa hàng.
  • Nhà máy, công xưởng, lắp ráp nhà kho
  • Xây dựng bệnh viện dã chiến khi có tình huống khẩn cấp.

So sánh nhà lắp ghép và nhà xây

Tiêu chí Nhà lắp ghép Nhà xây truyền thống Cấu tạo

  • Bộ khung nhà bằng thép và gỗ
  • Vách lắp ghép bằng tôn panel & các vật liệu khác
  • Mái nhà bằng tôn hoặc nhựa
  • Có tấm cách nhiệt mái, vách
  • Phụ kiện
  • Cửa bằng nhôm, tôn panel hoặc cửa nhựa lõi thép
  • Chủ yếu sử dụng các vật liệu nhẹ, nhân tạo
  • Khung nhà bằng bê tông, cốt thép
  • Vách xây bằng gạch, bê tông và các vật liệu khác.
  • Mái ngói hoặc tôn hoặc vật liệu khác
  • Cửa gỗ tự nhiên, cửa sắt hoặc cửa nhôm
  • Các vật liệu chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên Chức năng Chức năng đa dạng: Nhà ở, làm kho hoặc kinh doanh mục đích khác, showroom, cửa hàng,... Chủ yếu dùng để ở và cho các công trình dân dụng Chất liệu Chất liệu đa dạng, kim loại, gỗ Cát, đá, xi măng Tính thẩm mỹ Với thiết kế và việc chế tạo linh hoạt, kiểu nhà lắp ghép có thể đáp ứng các yêu cầu thẩm mỹ cao mà nhà truyền thống không thể đáp ứng được Tính thẩm mỹ bị giới hạn. Độ an toàn Độ an toàn cao cho người sử dụng tùy thuộc vào giá trị đầu tư. Ngày nay, với công nghệ 4.0 thì độ an toàn của hai loại nhà này là tương đương nhau. Sự tiện lợi & chất lượng
  • Vật liệu nhẹ, dễ gia công thiết kế.
  • Hệ thống đà kiềng, móng không quá phức tạp như nhà truyền thống
  • Vận chuyển và thi công nhà lắp ghép đơn giản, tiện lợi và linh hoạt.
  • Thân thiện môi trường.
  • Nếu được đầu tư đúng mực kết hợp với nhà thầu uy tín thì chất lượng không thua kém gì nhà truyền thống.
  • Xuất phát từ các vật liệu nặng nề, có yêu cầu cao về thiết kế móng, khung, hệ thống vì kèo và mái.
  • Sử dụng vật liệu xây dựng là xi măng, sau khi xây dựng còn phải làm các thao tác thẩm mỹ, tô trát, trét bột matrix dẫn đến bụi bặm và cực kỳ ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Chi phí Chi phí xây dựng nhà lắp ghép chỉ bằng 50% - 70% so với nhà truyền thống, tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công. Chi phí khá cao, chưa tương xứng với các tiện nghi và công năng nó mang lại.

Có nên xây dựng nhà lắp ghép hay không?

Để đánh giá việc có nên xây dựng nhà lắp ghép không thì chúng ta hãy đi vào phân tích ưu và nhược điểm của kiểu nhà này!

Ưu điểm của mẫu nhà lắp ghép

  • Thân thiện với môi trường: Khác với các công trình truyền thống sau khi xây dựng xong thì phần xà bần thường được vứt ra bãi rác, với nhà lắp ghép thì số lượng vật liệu được tính toán đến từng chi tiết, vô cùng kỹ càng nên sẽ không dư thừa bao nhiêu, phần vật liệu thừa sẽ được tái chế lại nên vô cùng sạch sẽ, không gây gánh nặng cho môi trường.
  • Thời gian thi công nhà lắp ghép nhanh: Một trong những điểm cộng lớn cho nhà lắp ghép là thời gian thi công nhanh, giúp tiết kiệm chi phí nhân công đáng kể.
  • Dễ dàng thay đổi hay di chuyển khi có nhu cầu: Bất cứ ai cũng muốn mở rộng ngôi nhà của mình khi có điều kiện. Tuy nhiên đối với các ngôi nhà bê tông truyền thống thì việc này khá khó là vì vướng phải nhà hàng xóm, diện tích thi công, kiểu dáng thiết kế và chi phí. Khi lựa chọn nhà lắp ghép, bạn có thể tùy biến lắp ghép, mở rộng vô cùng cơ động mà không lo bị lấn sang nhà hàng xóm, đặc biệt còn rất tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của nhà lắp ghép

  • Không phù hợp với kiểu nhà dân dụng yêu cầu sự ổn định và lâu dài: Người Việt Nam khi xây nhà ở thường chú trọng sự ổn định và lâu dài, ngại sự thay đổi hay di chuyển nên có lẽ đây là lý do khiến kiểu nhà lắp ghép không được ứng dụng nhiều trong kiểu nhà dân dụng.
  • Để thi công nhà lắp ghép, bạn cần diện tích đủ rộng: Khi lựa chọn kiểu nhà lắp ghép cho mục đích văn phòng hay nhà hàng, quán ăn thì bạn đều cần một khoảng diện tích đủ rộng để thao tác thi công được dễ dàng.
  • Yêu cầu kỹ thuật thi công phải có chuyên môn: Nhà lắp ghép sử dụng vật liệu là gạch chưng áp AAC đòi hỏi lúc thi công phải có thép neo và vữa với tỉ lệ nước cao hơn gạch đỏ. Đồng thời, bạn cũng cần bảo dưỡng tưới nước để tránh mạch xi măng và vữa trát bị khô khi chưa đạt tiêu chuẩn. Để đảm bảo chất lượng công trình thì nhà thầu phải có chuyên môn và đảm bảo đúng biện pháp thi công gạch chưng áp phù hợp tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn từ bên sản xuất.

Các cách thi công nhà lắp ghép rẻ đẹp hiện nay

Xây nhà lắp ghép bằng tấm bê tông nhẹ Cemboard

Tấm Cemboard là vật liệu thi công nhà lắp ghép được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam nhờ những ưu điểm siêu việt như độ bền cao, khả năng chống cháy, chịu nước, chịu ẩm tốt, lắp đặt dễ dàng và an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, loại vật liệu thi công này được ứng dụng trong mô hình nhà lắp ghép khá nhiều, có thể dùng tấm xi măng DURAflex 2X trên 12mm làm tấm lót sàn nhà, tấm xi măng DURAflex 2X 6mm - 10mm làm vách ngăn phòng hoặc tấm xi măng vân gỗ DURAwood làm ốp tường trang trí.

Tấm xi măng Cemboard là vật liệu thi công nhà lắp ghép tối ưu, mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư, bởi ngoài việc làm giảm 30% thời gian thi công thì nó còn giúp gia chủ tiết kiệm tối đa 15%- 29% giá thi công nhà lắp ghép.

Xây dựng nhà lắp ghép bằng tấm Cemboard (Nguồn: Internet)

BÁO GIÁ NGAY

Xây nhà lắp ghép bằng tôn xốp

Nhà lắp ghép bằng tôn xốp ngoài ưu điểm giá rẻ tiện lợi, tiết kiệm chi phí hơn so với nhà bê tông cốt thép thông thường thì còn sở hữu khả năng cách nhiệt chống cháy và cách âm tốt.

Kết cấu của mẫu nhà lắp ghép này là khung sắt hộp kết hợp với tấm panel dựng trần, vách, mái và các phụ kiện kèm theo. Với những ưu điểm nổi trội, nhà lắp ghép bằng tôn xốp đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường và được ứng dụng rộng rãi trong các công trình như: Xây dựng văn phòng, cửa hàng, nhà kho, nhà xưởng, nhà chế điện; kho lạnh, kho mát, kho đông; phòng sạch, bệnh viện, phòng thí nghiệm, quán cà phê,...

Thi công nhà lắp ghép bằng tôn xốp (Nguồn: Internet)

Xu hướng xây nhà lắp ghép từ tấm Panel

Nhà lắp ghép từ tấm tôn Panel là một mô hình nhà ở được xây dựng bằng cách dùng những tấm Panel cố định hình dạng. Xây nhà bằng tấm Panel giúp chống nóng, chống ẩm, cách nhiệt và cách âm tốt, sử dụng loại vật liệu này vừa tiện lợi, vừa có tính thẩm mỹ cao không hề thua kém các kiểu nhà cố định truyền thống bằng xi măng hoặc gạch lát.

Các vật liệu lắp ghép vô cùng đơn giản là những tấm Panel cùng với cột, kèo, xà gồ, tấm tường, tấm mái và các khung cửa. Những ngôi nhà Panel được ứng dụng rộng rãi trong đời sống: nhà ở dân dụng, nhà ở cho công nhân, nhà hàng, nhà trọ, phòng khám, siêu thị, …

Xu hướng xây nhà lắp ghép từ tấm Panel (Nguồn: Internet)

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông khí chưng áp

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông khí chưng áp là giải pháp xây nhà lắp ghép bằng vật liệu tấm bê tông nhẹ ALC. Việc xây nhà bằng loại vật liệu này đem lại giá trị sử dụng và kinh tế cao. Chính điều đó đã giúp vật liệu này được ưa chuộng suốt hơn 100 năm qua tại các đất nước phát triển. Trong dòng vật liệu bê tông khí chưng áp là loại vật liệu thuộc phân khúc cao cấp. Với các ưu điểm là loại vật liệu bê tông có trọng lượng nhẹ nhất, khả năng chống nóng, chống cháy, cách âm và cách nhiệt vượt trội hoàn toàn so với các vật liệu xây dựng truyền thống, bê tông khí chưng áp xứng đáng là một giải pháp tối ưu cho nhà lắp ghép.

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông khí chưng áp (Nguồn: Internet)

Quy trình thi công nhà lắp ghép

Cách thi công nhà lắp ghép trọn gói khá đơn giản, bao gồm 6 bước sau đây:

Bước 1: Đặt nền móng cho nhà lắp ghép Tùy vào cấu tạo của từng loại đất khác nhau sẽ có những thiết kế nền móng tương ứng. Với những khu vực có nền đất yếu, bạn nên chọn loại móng có tải trọng nhẹ và không bị lún sau thời gian dài sử dụng.

Bước 2: Dựng khung cho nhà lắp ghép Nhà cung cấp sẽ sản xuất một số bộ phận khung bằng thép dành cho nhà lắp ghép từ thiết kế có sẵn. Sau đó, đơn vị thi công nhà lắp ghép sẽ bắt đầu dựng những khung chính của ngôi nhà và dùng bulong để giữ cố định với khung thép.

Bước 3: Lắp vách mái, tường nhà lắp ghép Nhân công định hình cấu tạo nhà lắp ghép bằng cách dựng các trụ và khung chính và cố định bằng ốc vít bulong. Sau đó, lắp tường và vách khung thép vào khung nhà của bạn.

Bước 4: Tiến hành lắp ráp các sửa sổ ra vào Sau khi tiến hành lắp ai và tường vào khung nhà, thợ lắp đặt sẽ gắn cửa vào trong khuôn. Giai đoạn này đòi hỏi người thợ lắp ghép cần phải có kinh nghiệm cao bởi cửa sổ và cửa ra vào khi được lắp vào tường cần có độ chính xác tuyệt đối về hình dáng và kích thước.

Bước 5: Lắp nền nhà lắp ghép Nguyên tắc lắp nền là phải tạo được góc nghiêng từ 3 đến 10 độ để nước có thể thoát ra dễ dàng. Với vật liệu là lớp bê tông siêu nhẹ và phần gạch lát được lát lên sàn nhà.

Bước 6: Nghiệm thu công trình và bàn giao cho chủ đầu tư Trước khi bàn giao nhà cho gia chủ, bên đơn vị thi công nhà lắp ghép cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ và hoàn tất nghiệm thu lắp ghép. Cần kiểm tra mái nhà và tường kỹ để đảm bảo không bị dột, nền nhà ráo nước và vách nhà kín gió.

Báo giá thi công nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ Cemboard DURAflex 2X

Giá thi công nhà lắp ghép còn tùy thuộc vào diện tích công trình, vật liệu xây dựng, vị trí địa lý,... Vì vậy, các gia chủ cần tham khảo mức giá thị trường hiện tại của các yếu tố trên để có thể dự trù ngân sách thi công nhà lắp ghép một cách chính xác nhất.

Sau đây, mời quý khách hàng tham khảo bảng giá vật liệu tấm xi măng nhẹ DURAflex 2X làm sàn, vách ngăn, ốp tường trang trí, lót mái chống nóng cho nhà lắp ghép dưới đây:

Lưu ý: Bảng giá chỉ dành cho khu vực miền Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau). Còn đối với khu vực miền Bắc, các bạn có thể bấm: BÁO GIÁ NGAY và để lại thông tin, DURAflex sẽ liên hệ tư vấn cho bạn nhanh nhất có thể!

50+ Mẫu nhà lắp ghép đẹp, đầy đủ tiện nghi

Mẫu nhà lắp ghép 20m2

Nhà lắp ghép 20m2 là kiểu nhà thông dụng với kích thước chuẩn nhất trong thiết kế thi công nhà ở tại Việt Nam hiện nay. Mẫu nhà lắp ghép độc đáo này chính là lựa chọn lý tưởng và phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều gia đình. Mặc dù diện tích không quá lớn nhưng mẫu nhà lắp ghép 20m2 vẫn đảm bảo đầy đủ không gian sống cho 1 hộ gia đình bao gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và khu vệ sinh. Dưới đây là một số mẫu thiết kế nhà lắp ghép 20m2 đẹp bạn có thể tham khảo!

Mẫu nhà lắp ghép đẹp, thoáng đãng (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 20m2 (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 40m2 có 2 phòng ngủ

Mẫu nhà lắp ghép 40m2 có 2 phòng ngủ mang đến cho bạn không gian sinh hoạt rộng rãi với 2 phòng ngủ được thiết kế riêng biệt. Nhà có 1 phòng khách kết hợp bếp, 2 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh nên đảm bảo đủ không gian sinh hoạt thoải mái cho nhóm 4-5 người. Vị trí các phòng được bố trí hợp lý và thiết kế thẩm mỹ giúp tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng 1 phòng ngủ chính và biến phòng còn lại thành phòng làm việc nếu muốn.

Mẫu nhà lắp ghép 40m2 bền đẹp, tiện nghi (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 40m2 có 2 phòng ngủ (Nguồn: Internet)

\>> Để nhận được tư vấn và bảng giá chi tiết vật liệu tấm xi măng DURAflex 2X làm sàn - tường -trần - lót mái nhà lắp ghép giá rẻ, vui lòng bấm:

BÁO GIÁ NGAY

Mẫu nhà lắp ghép di động 45m2 có 2 ngủ và 2 WC

Nếu bạn là người khá chú trọng sự riêng tư thì mẫu nhà lắp ghép di động 45m2 có 2 phòng ngủ và 2 WC sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Với thiết kế này, ngôi nhà vừa mang đến sự kết nối cho các thành viên mà vẫn đảm bảo sự riêng tư hoàn hảo.

Mẫu nhà lắp ghép 45m2 đẹp, đầy đủ tiện nghi (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép di động 45m2 có 2 ngủ và 2 WC

Mẫu nhà lắp ghép dạng biệt thự mini 60m2

Nếu bạn đang muốn sở hữu một căn biệt thự mini 60m2 chi phí rẻ, thi công nhanh mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao không kém gì các căn biệt thự từ bê tông truyền thống thì giải pháp nhà lắp ghép dạng biệt thự mini sẽ là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Với thiết kế độc đáo, đa dạng phong cách và khả năng biến tấu mạnh mẽ, kiểu nhà lắp ghép này ngày càng được ứng dụng rộng rãi và có xu hướng phát triển mạnh mẽ.

Mẫu nhà lắp ghép dạng biệt thự đầy sang trọng (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép dạng biệt thự mini 60m (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép Homestays

Với thiết kế mới lạ, độc đáo và có thể tùy biến theo nhu cầu người dùng, kiểu nhà lắp ghép rất được các chủ đầu tư Homestay yêu thích. Thực tế chứng minh, những kiểu homestay nhà lắp ghép rất được lòng phái trẻ và dân du lịch.

Mẫu nhà lắp ghép được ứng dụng làm Homestay (Nguồn: Internet)

Nhà lắp ghép rất được các chủ đầu tư Homestay yêu thích (Nguồn: Internet)

Mẫu quán cà phê lắp ghép

Hiện nay, trên thị trường dần xuất hiện ngày càng nhiều mẫu quán cà phê lắp ghép vô cùng thú vị và độc đáo, giúp hút khách tốt. Kiểu nhà này không chỉ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian thi công, chi phí và tiền bạc mà còn mang lại lợi ích kinh doanh to lớn. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, nếu chủ đầu tư muốn biến tấu kiểu thiết kế để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

Mẫu quán cafe xây theo kiểu lắp ghép đẹp, hiện đại (Nguồn: Internet)

Mẫu quán cà phê tiền chế được nhiều người ưa chuộng hiện nay (Nguồn: Internet)

\>> Để nhận được tư vấn và bảng giá chi tiết vật liệu tấm xi măng DURAflex 2X làm sàn - tường -trần - lót mái nhà lắp ghép giá rẻ, vui lòng bấm:

BÁO GIÁ NGAY

Mẫu nhà Container lắp ghép

Nhà container lắp ghép không chỉ đáp ứng đầy đủ không gian sinh hoạt cho các thành viên mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ và độc đáo riêng. Tùy vào sở thích và phong cách ưa thích, bạn có thể lựa chọn và bổ sung nội thất và một số chi tiết trang trí đơn giản để tùy biến cho căn nhà Container của mình theo ý muốn nhé!

Mẫu nhà lắp ghép từ thùng container đẹp, ấm cúng (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà container lắp ghép đẹp, gần gũi với thiên nhiên (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 2 tầng

Nhà lắp ghép 2 tầng mang lại không gian sống vô cùng rộng rãi và thoải mái cho người sử dụng. Đây cũng đang là xu hướng xây nhà hiện nay bởi những ưu điểm vượt trội như thời gian thi công nhà lắp ghép nhanh, chi phí tiết kiệm, tuổi thọ lâu từ 50-60 năm, nhà lắp ghép 2 tầng đã và đang thu hút sự đón nhận của rất nhiều người.

Mẫu nhà lắp ghép 2 tầng đẹp với tấm vân gỗ DURAwood làm sàn, ốp tường trang trí (Nguồn: Internet)

Nhà lắp ghép 2 tầng hiện đại (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 3 tầng

Nhắc đến thiết kế nhà lắp ghép phải kể đến mẫu nhà lắp ghép 3 tầng độc đáo, tiện dụng và mang lại nhiều tiện ích thú vị cho người dùng. Với mẫu nhà này, bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một không gian sống đẹp, hiện đại với diện tích rộng rãi vô cùng thoải mái.

Mẫu nhà lắp ghép 3 tầng đẹp có hồ bơi (Nguồn: Internet)

Nhà lắp ghép 3 tầng hiện đại, tiện nghi (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà trọ lắp ghép

Nhà trọ lắp ghép đang là xu hướng phổ biến hiện nay. Với những ưu điểm như thiết kế độc đáo, chi phí rẻ, dễ thay đổi, thời gian thi công nhà lắp ghép nhanh, mẫu nhà này được ví như là “con cưng” của các chủ nhà trọ.

Mẫu nhà trọ lắp ghép đơn giản, tiện nghi (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà trọ lắp ghép tiết kiệm chi phí (Nguồn: Internet)

\>> Để nhận được tư vấn và bảng giá chi tiết vật liệu tấm xi măng DURAflex 2X làm sàn - tường -trần - lót mái nhà lắp ghép giá rẻ, vui lòng bấm:

BÁO GIÁ NGAY

Chi phí xây nhà lắp ghép hiện nay là bao nhiêu?

Mẫu nhà lắp ghép 30 triệu

Thông thường, với khoản chi phí hạn hẹp 30 triệu – 40 triệu, người ta sẽ áp dụng kiểu nhà lắp ghép mini có thiết kế nhỏ gọn với diện tích dao động khoảng từ 20m2 – 30m2. Thiết kế này thường được áp dụng cho các công trình: nhà ở, hàng quán, nhà yến. Toàn bộ công trình được làm hoàn toàn từ vật liệu thép, chế tạo và lắp đặt theo đúng quy trình chủ đầu tư chỉ định theo mẫu định sẵn.

Mẫu nhà lắp ghép 50 triệu

Những mẫu nhà lắp ghép chi phí 50 triệu có diện tích phải chăng, dao động từ 20m2 - 40m2 và tùy thuộc vào chất lượng nội thất nhà đầu tư lựa chọn. Toàn bộ công trình được thiết kế theo chuẩn chung của nhà lắp ghép, đảm bảo đầy đủ công năng và tiện ích cho người sử dụng.

Nhà lắp ghép chi phí 50 triệu (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 100 triệu

Với chi phí 100 triệu bạn sẽ có ngay một ngôi nhà lắp ghép với thiết kế đơn giản mà tiện nghi đầy đủ có diện tích từ 20m2 - 40m2. Nếu bạn lựa chọn lắp đặt chỉ với 1 tầng, bên trong nhà chỉ bố trí 1 vài phòng chức năng thì có thể nâng mức chi phí cho nội thất lên để có một không gian sinh hoạt vừa đẹp vừa chất lượng.

Nhà lắp ghép chi phí 100 triệu (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 150 triệu

Với chi phí 150 triệu, nhà lắp ghép thường được xây dựng với 1 tầng duy nhất nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng. Bên trong căn nhà có lối trang trí tối giản, hiện đại và tiết kiệm diện tích. Tuỳ vào yêu cầu của khách hàng, các đơn vị thi công nhà lắp ghép sẽ bố trí thêm một vài phòng chức năng như phòng ngủ, phòng vệ sinh,... sao cho phù hợp với thiết kế chung mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà.

Nhà lắp ghép chi phí 150 triệu (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 200 triệu

Với chi phí 200 triệu bạn có thể lựa chọn phương án tăng diện tích nhà ở hoặc tập trung đầu tư vào chi phí nội thất và đề cao tính thẩm mỹ cho căn nhà.

Kiểu nhà lắp ghép giá 200 triệu (Nguồn: Internet)

Mẫu nhà lắp ghép 500 triệu

Với mức chi phí 500 triệu, bạn đã có thể sở hữu ngay cho mình một căn biệt thự mini lắp ghép vô cùng sang trọng và xinh đẹp.

Nhà lắp ghép 500 triệu với thiết kế 2 tầng thường có vẻ ngoài nổi bật hơn so với những ngôi nhà được xây dựng với phương pháp truyền thống. Với diện tích 70m2 cho mức giá 500 triệu, phần tầng lầu thiết kế có 2 nội thất phòng ngủ chính với 2 phòng vệ sinh khép kín đầy đủ thiết bị vệ sinh mức khá đáp ứng không gian sinh hoạt thoải mái cho hộ gia đình 4 - 5 người. Phần tầng trệt bố trí phòng khách đầy đủ nội thất sang trọng và phòng bếp được thiết kế ấm áp. Giải pháp nhà lắp ghép 500 triệu phù hợp cho các đối tượng có điều kiện kinh tế khá, thích sự mới mẻ và độc đáo.

Kiểu nhà lắp ghép giá 500 triệu (Nguồn: Internet)

Bài viết trên đây DURAflex đã bật mí cho bạn “tất tần tật” về quy trình thi công nhà lắp ghép và chia sẻ những mẫu nhà lắp ghép thiết kế đẹp, xu hướng hiện nay. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về giải pháp làm sàn, vách, cơi nới không gian nhà lắp ghép, nhà tiền chế, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 18001218 hoặc thông qua website duraflex.com.vn.