Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước đặc biệt

- Định nghĩa về nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức quyền lực đặc biệt của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân.

Với tư cách là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tổ chức quyền lực đặc biệt, thể hiện và thực hiện lợi ích, ý chí của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân. Chính vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân, được thể hiện tập trung qua hai chức năng chủ yếu của nó, đó là chức năng thống trị giai cấp và chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

- Đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Khác với các hình thức nhà nước đã từng có trong lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt. Đó là kiểu nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau đây:

+ Một là, nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

+ Hai là, nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản. Cũng là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân, nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện sự trấn áp đối với những kẻ chống đói, phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Ba là, trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực và trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn xem mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của chuyên chính vô sản. V.I. Lênin cho rằng, chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức xây dựng toàn diện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

+ Bốn là, nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và theo V.I. Lênin con đường vận động, phát triển của nó là: ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

+ Năm là, nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu vong”. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản.

- Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa

+ Chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai chức năng cơ bản là chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và chức năng trấn áp - trấn áp đối với mọi sự chống đối công cuộc xây dựng xã hội mới, bảo vệ lợi ích của nhân dân (cũng gọi tắt là chức năng tổ chức xây dựng và chức năng trấn áp).

Trong hai chức năng đó, chức năng tổ chức xây dựng là chức năng cơ bản nhất.

+ Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, trên lĩnh vực chính trị: nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ quyền lực chủ yếu để bảo vệ sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua sự lãnh dạo của chính Đảng của nó; thực hiện lợi ích của nhân dân; đảm bảo sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội;...

Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế: nhà nước xã hội chủ nghĩa đại biểu cho toàn thể xã hội thực hiện việc quản lý, vận hành toàn bộ tài sản quốc gia; tạo điều kiện môi trường pháp luật cho sự phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất; đảm bảo việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần không ngừng tăng lên của nhân dân;...

Đối với lĩnh vực kinh tế, nhà nước vô sản phải nhanh chóng phát triển mạnh số lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động mới và nâng cao năng suất lao động được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Thứ ba, trên lĩnh vực văn hoá, xã hội: nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện việc quản lý mọi hoạt động văn hoá, xã hội bằng pháp luật và bằng những chính sách đầu tư, khuyến khích sự phát triển toàn diện các hoạt động văn hoá, xã hội theo mục tiêu phục vụ lợi ích của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa;...

Đối với lĩnh vực xã hội, phải xây dựng được quan hệ xã hội mới, hình thành những tổ chức lao động mới, tập hợp được đông đảo những người lao động có khả năng vận dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện từng bước cải tạo những người tiểu sản xuất hàng hóa thông qua những tổ chức thích hợp.

- Tính tất yếu của việc xây dựng, củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Tính tất yếu của việc xây dựng, củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa được phân tích ở những điểm căn bản sau đây:

+ Chỉ có thiết lập và củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có thể có công cụ quyền lực để xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.

+ Khi đã thiết lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì chỉ có xây dựng, củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa - với tư cách là đại biểu cho toàn dân - thực hiện, việc quản lý và vận hành tài sản công hữu đó ví mục đích của nhân dân.

+ Chỉ có xây dựng, củng cố nhà nưóc xã hội chủ nghĩa thì nhân dân mới có thể có công cụ quyền lực để thực hiện lợi ích chính đáng của mình trước sự chống đối của kẻ thù giai cấp (trong và ngoài nước).

+ Chỉ có xây dựng, củng cố nhà nước xã hội chủ nghĩa thì chính Đảng của giai cấp công nhân mới có thể có công cụ đắc lực cho việc thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với toàn thể xã hội; đồng thời mới có thể thực hiện được việc huy động, thống nhất các lực lượng, nguồn lực của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng xã hội mới, đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Loigiaihay.com

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?

  • Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người, ra đời sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

    Các đặc điểm cơ bản của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc.

    Hình thức phổ biến là chính thể cộng hòa dân chủ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA TÌNH HUỐNG NÀY

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bởi vì thách thức cơ bản của tất cả các cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền, trong đó việc giành chính quyền rất khó.

Các kiểu và hình thức nhà nước có trong lịch sử

Các kiểu nhà nước

“Kiểu nhà nước” dùng để chỉ giai cấp xã hội mà bộ máy cai trị thuộc về, cũng như hệ thống kinh tế và hình thái kinh tế xã hội mà nó thuộc về. Hệ thống kinh tế của xã hội tạo ra nó quyết định kiểu nhà nước. Kết quả là, có ba kiểu nhà nước tương ứng với ba hình thái kinh tế xã hội có các giai cấp đối kháng: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu chính quyền độc đáo và mới lạ.

Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đều có những đặc điểm riêng, nhưng đều là “nhà nước theo đúng nghĩa”, được xây dựng trên nền tảng sở hữu tư nhân. tư liệu sản xuất và công cụ duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với quần chúng nhân dân lao động.

Khác với các nhà nước có giai cấp bóc lột trong quá khứ, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công nhân thực hiện dân chủ và công bằng xã hội cho mọi công dân. Sứ mệnh lịch sử của nhà nước xã hội chủ nghĩa là vừa chống độc tài bằng bạo lực, vừa đàn áp thù trong, giặc ngoài, vừa tổ chức và xây dựng thành công các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; trong đó chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là vừa độc tài bằng bạo lực vừa đàn áp thù trong, giặc ngoài; trong đó chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là vừa độc tài bằng bạo lực vừa đàn áp thù trong, giặc ngoài.

Các hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác, đó là một hình thức quyền lực do giai cấp thống trị nắm giữ. Giai cấp thống trị có tổ chức độc tài dưới một hình thức nhất định, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, trước hết là mối quan hệ lực lượng giữa các giai cấp trong một thời kỳ lịch sử nhất định, cũng như đặc điểm, truyền thống của mỗi giai cấp, dân tộc

Hình thức nhà nước có tác động đáng kể đến việc củng cố, bảo vệ và thực hiện quyền lực nhà nước. Chính vì vậy, để thực hiện quyền lực thống trị chính trị của mình một cách hiệu quả nhất, các giai cấp thống trị đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một kiểu nhà nước phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Các kiểu nhà nước khác nhau có tác động đến cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, nhưng không làm thay đổi bản chất của quyền lực nhà nước.

Đặc điểm của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

  • Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện quyền kiểm soát đối với giai cấp công nhân.
  • Nhà nước ta dựa trên nguyên tắc thống nhất quyền lực và nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng phân công rõ ràng và hỗ trợ hiệu quả của cả ba nhánh chính quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  • Chính phủ của chúng ta vừa là một cơ cấu chính trị, hành chính, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Nhà nước phục vụ hai mục đích: nó tổ chức xây dựng và nó đàn áp. Trong đó mục tiêu chủ yếu của tổ chức xây dựng là bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi toàn diện và triệt để chỉ vì có tổ chức mới xây dựng thành công xã hội mới.
  • Vì lợi ích thực tế của dân tộc do nhà nước ta đại diện hoàn toàn tương ứng với lợi ích quốc tế của giai cấp công nhân nên nhà nước ta có sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế.
  • Nhà nước ta là phương tiện để Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với sự phát triển của đất nước. Bản chất giai cấp công nhân của bộ máy nhà nước do Đảng lãnh đạo quyết định.

Video liên quan

Chủ đề