Nhổ răng bao lâu thì cầm máu

Quá trình nhổ răng gây tác động đến các mạch máu và dây thần kinh xung quanh. Do đó, chảy máu và đau buốt là hiện tượng thường gặp ở những người sau khi mới nhổ răng khôn. Vậy làm cách nào để cầm máu khi nhổ răng khôn? Đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây để biết cách khắc phục tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhé!

1. Chảy máu khi nhổ răng khôn

Răng khôn mọc lệch không đúng vị trí gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sức khỏe răng miệng. Do đó, nhiều người thường giải quyết bằng cách đến nha sĩ và loại bỏ chúng.

Thông thường, sau khi nhổ răng máu sẽ chảy rỉ rả từ 30 - 60 phút hoặc lâu hơn 1 - 2 giờ, tùy vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên nếu sau hơn một ngày mà tình trạng này vẫn không chấm dứt, hoặc sau nhổ răng 1-2h mà thấy máu vẫn chảy đầy khoang miệng, ướt đẫm băng gạc thì bạn nên tìm gặp nha sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Tránh trường hợp để máu chảy kéo dài dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác.

Răng khôn mọc không đúng vị trí, gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, sức khỏe răng miệng nên nhiều người muốn loại bỏ chúng

Nguyên nhân gây chảy máu khi nhổ răng khôn:

Mặc dù chảy máu sau khi nhổ răng là hiện tượng hoàn toàn bình thường, nhưng bạn nên có biện pháp xử lý kịp thời. Trước khi tìm hiểu về những cách cầm máu khi nhổ răng khôn hiệu quả thì bạn nên xác định được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này:

  • Răng khôn thường có thân to, nhiều chân và nằm sâu trong cung hàm nên việc nhổ bỏ sẽ làm tổn thương nướu và mạch máu xung quanh.

  • Quy trình nhổ không đúng kỹ thuật có thể tạo vết rách quá to, làm tổn thương mạch máu lớn bên trong. Khiến máu chảy kéo dài và lâu cầm lại được.

  • Bỏ sót chân răng ở sâu bên trong vì vậy cần thực hiện tiểu phẫu để lấy hết.

  • Ăn đồ cứng, vận động mạnh sau khi nhổ răng.

Ngoài ra, hiện tượng máu chảy kéo dài còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân bất thường khác như:

  • Nhổ răng khôn bị viêm hoặc do mắc phải các bệnh lý như: sâu răng, viêm nha chu,…

  • Cơ thể người nhổ răng bị thiếu hụt Vitamin C hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, đồng thời phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng dễ gặp tình trạng này.

  • Người mắc các bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, u máu xương hàm,…

  • Không nạo sạch các mô hạt nhiễm trùng ở xương ô răng, dị vật hoặc nang răng rơi vào trong.

Để biết được tình trạng chảy máu là bình thường hay bất thường bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ, đồng thời đưa ra cách cầm máu khi nhổ răng khôn hiệu quả.

Tình trạng chảy máu kéo dài có thể do nha sĩ nhổ đúng răng bị viêm hoặc do bạn mắc phải các bệnh như: sâu răng, viêm nha chu,…

2. Cách cầm máu khi nhổ răng khôn hiệu quả

Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, bạn nên áp dụng các biện pháp cầm máu khi nhổ răng khôn càng sớm càng tốt, cụ thể như:

Cố định băng gạc đúng vị trí:

Để cầm máu khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ và dặn bạn cắn chặt vào miếng băng gạc đó. Máu ở vết thương sẽ được thấm từ từ và đông lại nhanh hơn. Do đó khi về đến nhà, bạn cũng có thể thực hiện cách này như sau:

  • Lấy một miếng gạch sạch cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông sao cho vừa khít với ổ răng.

  • Đặt miếng gạc đã chuẩn bị vào vị trí răng vừa nhổ, và cố định chắc chắn bằng cách cắn giữ trong khoảng 45 - 60 phút. Việc này sẽ tạo áp lực lên ổ răng nên có thể ngăn chặn được tình trạng chảy máu ở các mao mạch nhỏ.

Ngoài cách này, bạn có thể làm tương tự với túi lọc trà để nhanh chóng tạo cục máu đông, giảm thiểu tình trạng chảy máu.

Không tác động đến cục máu đông:

Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, bạn nên hạn chế tác động đến cục máu đông. Bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc cầm máu và hồi phục vết thương. Do đó, bạn nên kiêng kỵ những thói quen dưới đây:

  • Khạc nhổ, súc miệng quá mạnh.

  • Vận động mạnh, ăn đồ cứng.

  • Sử dụng ống hút hoặc tay, lưỡi chạm vào vị trí vừa nhổ răng khôn.

  • Chơi các loại nhạc cụ như kèn, sáo,…

Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý:

Tinh thần thoải mái, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Để cầm máu khi nhổ răng khôn bạn nên tránh làm việc nặng nhọc ít nhất 1 - 2 ngày sau khi nhổ răng. Đồng thời bạn nên kê cao đầu khi ngủ để kiểm soát tình trạng chảy máu.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ góp phần giúp bạn hồi phục nhanh chóng. Sau khi nhổ răng khô, bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm nhừ như: cháo, súp,… Nhai nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh ăn các đồ cứng, dai tránh tình trạng làm vết thương trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm các loại sinh tố trái cây.

Đặc biệt, trong thời điểm này bạn không nên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau khi mới nhổ răng khôn.

Để hồi phục nhanh chóng, sau khi nhổ răng khôn bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm nhừ như: cháo, súp,…

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Vậy vệ sinh răng miệng như thế nào để cầm máu khi nhổ răng khôn? Trong khoảng 1 - 2 ngày đầu, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng và giúp vết thương nhanh lành.

Vào những ngày tiếp theo thì bạn nên đánh răng bằng bàn chải mềm, đánh nhẹ nhàng và tránh động chạm đến vị trí vừa nhổ răng.

Thăm khám bác sĩ:

Sau khi đã áp dụng những biện pháp trên mà máu vẫn chảy kéo dài thì bạn nên tìm gặp nha sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và đề ra phương pháp xử lý:

  • Trường hợp chảy máu do rách nướu, vỡ ổ xương thì nha sĩ sẽ giúp bạn rửa sạch, khâu miệng vết thương.

  • Nếu sót chân răng, tổ chức viêm thì bạn cần được nạo bỏ hết những phần này, rửa sạch và cắn gạc tẩm oxy già để hạn chế viêm nhiễm.

  • Đối với tình trạng chảy máu do đứt mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện tiểu phẫu để thắt lại mạch máu đó.

Nếu máu vẫn chảy kéo dài thì bạn nên tìm gặp nha sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và đề ra phương pháp xử lý

Nhiều người vẫn cứ nghĩ cầm máu khi nhổ răng khôn đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng. Hy vọng với những biện pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn cầm máu nhanh chóng và hiệu quả.

Để đảm bảo an toàn khi nhổ răng khôn, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, điển hình như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp bởi các bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện chúng tôi.

Răng khôn mọc lệch gây ra hàng loạt rắc rối ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa quyết định can thiệp nhổ răng vì sợ máu ra nhiều. Nhiều thắc mắc đã được gửi về cho Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để hỏi về thời gian chảy máu sau khi nhổ răng khôn. Làm thế nào để kiểm soát hiện tượng chảy máu nhiều sau nhổ răng, tránh nhiễm trùng? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc ngay dưới đây.

Nhổ răng khôn được xem là nỗi sợ hãi chung của tất cả mọi người. Vì vị trí mọc trong cùng của cung hàm, tư thế mọc lệch, mọc ngang, thân răng to nên vấn đề chảy máu sau khi nhổ răng khôn được nhiều người quan tâm.

Nhổ răng khôn được xem là nỗi sợ hãi chung của tất cả mọi người

1. Nhổ răng khôn chảy máu bao lâu thì hết?

Thời gian máu vẫn tiếp tục chảy sau nhổ răng thường kéo dài từ 30  – 60 phút rồi chấm dứt hoàn toàn. Đây là hiện tượng bình thường nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn bao lâu thì cầm máu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Nếu người nhổ răng có cơ địa tốt, da lành tính thì máu ngưng chảy nhanh hơn so với bình thường. Ngược lại, nếu cơ địa không tốt thì thời gian cầm máu cũng diễn ra lâu hơn.
  • Khi nhổ răng, người bệnh đang bị sốt, sức khỏe không tốt hoặc mắc các bệnh như máu khó đông, giảm tiểu cầu,… thì sau nhổ răng khôn quá trình cầm máu sẽ diễn ra lâu, máu chảy nhiều hơn so với người bình thường.
  • Tình trạng răng khôn cần nhổ phức tạp đến mức độ nào cũng ảnh hưởng đến thời gian cầm máu. Bởi nếu răng bị lệch hay mọc ngầm ở vị trí khó nhổ, khi nhổ sự tác động đến mô mềm và xương ổ răng nhiều hơn bình thường nên vết thương sẽ chảy máu lâu hơn.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, người đang uống thuốc đông máu,… khi thực hiện nhổ răng có thể khiến máu chảy nhiều hơn so với bình thường và việc cầm máu cũng như thời gian đông máu diễn ra lâu hơn.

Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh từng người mà có thời gian cầm máu khác nhau

2. Những lưu ý cần biết sau khi nhổ răng khôn

  • Thời gian đầu sau khi nhổ răng, bệnh nhân chú ý không để các vật nhọn, sắc va vào vị trí ổ răng sau khi nhổ, sẽ khiến tình trạng nhổ răng khôn bị chảy máu nghiêm trọng hơn.
  • Tốt nhất, ngay sau khi nhổ răng khôn xong phải cắn chặt bông gòn trong 30 phút để cầm máu.
  • Sau 6 giờ đầu sau khi nhổ răng, không súc miệng với nước muối, không uống nước quá nóng, không đẩy lưỡi vào vị trí răng mới nhổ.
  • Nếu sau 2 giờ mà vẫn thấy máu chảy nhiều, bạn cần liên hệ ngay với các bác sỹ để được can thiệp kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm răng miệng.
  • Việc lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, không đau, ít chảy máu có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe răng miệng của bạn.

Nhổ răng khôn là một trong những thủ thuật nằm trong danh mục khám, điều trị nha khoa tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Trong suốt quá trình nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ mang đến cho chúng ta cảm giác thoải mái và dễ chịu. Sau khi các công đoạn kết thúc, người bệnh sẽ được cầm máu và có thể trở về nhà ngay.

Tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chúng tôi luôn tin tưởng rằng một hàm răng xinh xắn với nụ cười tươi có thể mang lại cho bạn một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nơi đây hội tụ một đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm và có thời gian tu nghiệp tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc… Bệnh viện Thu Cúc cũng đầu tư một hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc nhập khẩu Châu Âu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và luôn ứng dụng những công nghệ thẩm mỹ và điều trị nha khoa mới nhất, sẽ mang lại cho quý người bệnh sự hài lòng và an tâm.

Người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ nhổ răng khôn tại Bệnh viện Thu Cúc

Để được tư vấn trực tiếp và đặt lịch nhổ răng khôn, người bệnh  hãy tới các địa chỉ y tế của Thu Cúc.

Video liên quan

Chủ đề