Những bài toán tính nhanh lớp 5 có đáp án

Bài tập Toán tính giá trị biểu thức thi học sinh giỏi lớp 5 là dạng Toán nâng cao trong chương trình phạm vi Toán nâng cao lớp 5 có các dạng bài tập và đáp án chi tiết kèm theo cho các em học sinh lớp 4, lớp 5 củng cố kiến thức, mở rộng các dạng Toán từ cơ bản đến nâng cao. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn thi học sinh giỏi, ôn thi vào lớp 6 hiệu quả.

Chương trình Toán lớp 5 được coi là môn Toán có lượng kiến thức khó nhất so với toàn bộ chương trình Toán tiểu học. Trong đó, các bài toán biểu thức tính nhanh lớp 5 là một trong những chuyên đề quan trọng. Do đó, để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập và ôn luyện. Chúng tôi có tổng hợp Các bài toán tính nhanh lớp 5 có đáp án. Mời các bạn tham khảo và rèn luyện trong tài liệu bên dưới.

Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Các dạng bài toán tính nhanh lớp 5

Dạng toán về biểu thức tính nhanh lớp 5 có 4 dạng toán trọng tâm. Đó là:

  • Dạng 1: Dạng toán nhóm các số hạng trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,….rồi cộng (trừ) các kết quả lại.
  • Dạng 2: Dạng toán vận dụng tính chất: một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….
  • Dạng 3: Dạng toán vận dụng tính chất của các phép tính để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
  • Dạng 4: Dạng toán vận dụng một số kiến thức về dãy số để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất.

Mỗi dạng sẽ có phương pháp giải và hướng giải có sự khác biệt nhau. Do đó, các bạn cần nắm vững mỗi dạng thông qua tài liệu ” Các bài toán tính nhanh lớp 5 có đáp án”.

Kinh nghiệm làm bài hiệu quả

Để tính nhanh tốt một giá trị biểu thức, các bạn cần rèn luyện nhiều bài tập. Mỗi dạng bài sẽ luyện từ bài tập cơ bản đến bài tập toán nâng cao lớp 5. Ngoài ra, các bạn nên luyện thêm các dạng đề thi để tổng hợp thêm nhiều dạng bài. Chúc các bạn học tốt.

Chuyên đề Toán Tính nhanh lớp 5 tổng hợp những kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng những dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao cho các em luyện tập thật nhuần nhuyễn, nắm chắc dạng Toán tính nhanh lớp 5.

Qua đó, các em sẽ thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, số thập phân vô cùng nhanh chóng. Chuyên đề Toán Tính nhanh vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cách tính nhanh các giá trị của biểu thức theo từng dạng. Vậy mời các em cùng tải miễn phí:

I. Kiến thức cần nhớ tính nhanh

1. Phép cộng:

1.1. Tính chất giao hoán: Tổng không thay đổi khi ta đổi chỗ các số hạng.

Tổng quát: a + b + c + d = a + c + b + d = b + c + d + a = …

1.2. Tính chất kết hợp: Tổng không thay đổi, khi ta thay hai hay nhiều số hạng của tổng bằng tổng của chúng.

Tổng quát: a + b + c + d = a + (b + c) + d = a + b +(c + d) = …..

1.3. Tổng không thay đổi, khi ta thêm số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt đi số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.

Tổng quát: a + b = (a - n) + (b + n) = (a + n) + (b - n)

2. Phép trừ:

2.1. Hiệu hai số không thay đổi, nếu ta cùng thêm (hoặc cùng bớt) ở hai số cùng một số như nhau.

Tổng quát: a - b = (a - n ) - (b - n) = (a + n) - (b + n)

2.2. Trong phép trừ thì:

Số bị trừ = số trừ + hiệu số.

Số trừ = số bị trừ - hiệu số.

Hiệu số = số bị trừ - số trừ.

3. Phép nhân

3.1. Tổng các số hạng bằng nhau, có thể chuyển thành phép nhân, trong đó một thừa số là một số hạng còn thừa số thứ hai bằng số lượng số hạng của tổng.

Tổng quát: a + a + a +...+ a + a = a n ( Có n số hạng là a)

3.2. Tính chất giao hoán: Tích không thay đổi, khi ta đổi cổ các thừa số.

Tổng quát: a x b x c x d = a x c x b x d = b x d x a x c = ...

3.3. Tính chất kết hợp: Tích của chúng không đổi, khi ta thay hai hay nhiều thừa số bằng tích riêng của chúng.

Tổng quát: a × b × c × d = (a × b) (c × d) = (a × c) × (b × d) = (a × d) × (b × c)

3.4. Muốn nhân một số với 0,5 ta chỉ cần chia số đó cho 2.

Tổng quát: a × 0,5 = a : 2

3.5. Muốn nhân một số với 0,25 ta chỉ cần chia số đó cho 4.

Tổng quát: a × 0,25 = a : 4

3.6. Muốn nhân một số với 0,2 ta chỉ cần chia số đó cho 5.

Tổng quát: a × 0,2 = a : 5

3.7. Muốn nhân một số với 0,125 ta chỉ cần chia số đó cho 8.

Tổng quát: a × 0,125 = a : 8

3.8. Muốn nhân một số với 0,05 ta chỉ cần chia số đó cho 20.

Tổng quát: a × 0,05 = a : 20

3.9. Muốn nhân một số với 0,025 ta chỉ cần chia số đó cho 40.

Tổng quát: a × 0,025 = a : 40

3.10. Muốn nhân một số với 0,02 ta chỉ cần chia số đó cho 50.

Tổng quát: a × 0,02 = a : 50

3.11. Muốn nhân một số với 0,0125 ta chỉ cần chia số đó cho 80.

Tổng quát: a × 0,0125 = a : 80

3.12. Muốn nhân một số với 0,1 ; 0,01 ; 0,001.. ta chỉ cần chia số đó cho 10 ; 100 ; 1000 .

Tổng quát: a × 0.1 = a : 10; a × 0.01 = a : 100;

a × 0.001 = a : 1000; a × 0.001 = a : 1000

3.13. Tích của hai thừa số không đổi khi ta tăng thừa số này lên bao nhiêu lần, thì giảm thừa số kia đi bấy nhiêu lần.

Tổng quát: a × b = (a × n) × ( b : n) = (a : n) × (b x n)

3.14. Tích bằng 0 khi có một thừa số bằng 0.

Tổng quát: a × b × c × d = 0 khi chỉ cần a, hoặc b, hoặc c hoặc, d bằng 0

4. Phép chia

4.1. Trong phép chia thì:

* Số bị chia = số chia số thương.

* Số chia = số bị chia : số thương.

* Số thương = số bị chia : số chia.

4.2. Trong phép chia, nếu ta cùng tăng (hoặc cùng giảm)cả số bị chia và số chia đi cùng một số lần thi thương không thay đổi.

Chủ đề