Nội dung cơ bản của hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 15 của đảng (1959) là gì?

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp từ ngày 12 đến 22/1/1959 để kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà cho toàn Đảng và toàn dân. Hội nghị đã bàn về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đoạn trích từ Văn kiện Đảng toàn tập.
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Hồ Chủ tịch chủ tọa họp tại thủ đô Hà Nội vào tháng 1-1959. Ảnh: baotanglichsu.vn


I- Những đặc điểm của tình hình miền Nam

c) Trong xã hội miền Nam thuộc địa và nửa phong kiến, có hai mâu thuẫn cơ bản:

1- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta ở miền Nam và bọn đế quốc xâm lược, chủ yếu là đế quốc Mỹ.

2- Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân, và giai cấp địa chủ phong kiến.

Và, trong giai đoạn hiện nay, mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta ở miền Nam và bọn đế quốc xâm lược Mỹ cùng tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, đại diện cho bọn địa chủ phong kiến và tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất.

II- Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam

Căn cứ vào các đặc điểm tình hình hiện nay và thái độ chính trị của các giai cấp ở miền Nam, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam như sau:

1. Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

2. Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới.

Phương hướng phát triển của cách mạng ở miền Nam

Vì chế độ miền Nam là một chế độ thực dân và nửa phong kiến cực kỳ phản động và tàn bạo, vì chính quyền miền Nam là chính quyền đế quốc và phong kiến độc tài, hiếu chiến, cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ. Chỉ có sự thắng lợi của cách mạng mới chấm dứt cảnh cùng khổ của nhân dân miền Nam, mới triệt để đánh bại mọi chính sách nô dịch, chia cắt và gây chiến của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam. Cách mạng Việt Nam ở miền Nam nói chung không thể đi ra ngoài quy luật chung của cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa từ trước đến nay, cho nên con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.

...

Theo Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 20, tr 81,82.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II (tháng 1-1959) và đường lối cách mạng miền Nam?

Quảng cáo

Bối cảnh lịch sử:

- Sau Hiệp định Giơnevơ, ở miền Nam, Mỹ - Diệm thi hành chính sách tàn bạo. phátxít hoá, trắng trợn vi phạm Hiệp định Giơnevơ, tổ chức tổng tuyển cử riêng rẽ, khủng bố, đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam.

- Qua nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của nhân dân miền Nam và bản Đề cương cách mạng miền Nam do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo từ mùa thu năm 1956, tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II họp tại Hà Nội ra Nghị quyết vế đường lối cách mạng miền Nam.

Nội dung cơ bản:

Nghị quyết chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việi Nam một là,mâu thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến và bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị cả miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam, bao gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam; hai là, mâu thuẫn giữa con đường Xã hội chủ nghĩa với con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai mâu thuẫn này mang tính chất khác nhau, song chúng quan hệ biện chứng với nhau và tác động mạnh mẽ lẫn nhau.

- Từ sự phân tích mâu thuẫn trên, Nghị quyết chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hoà bình: thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.

- Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết phân tích tình hình xã hội miền Nam sau năm 1954 có hai mâu thuẫn cơ bản: một là, mâu thuần giữa nhân dân miền Nam với bọn đế quốc xâm lược, chủ yếu là đế quốc Mỹ; hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân mìên Nam, trước hết, là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

+ Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam; thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.

+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân.

+ Về khả năng phát triển của tình hình, Nghị quyết dự báo: đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc khởi nghĩa vũ trang trường kỳ và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

+ Về lực lượng cách mạng, Nghị quyết xác định: lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, lấy liên minh công nông làm cơ sở. Nghị quyết chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền Nam, có cương lĩnh phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và thành phần nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai.

+ Về vai trò của Đảng bộ miền Nam, Nghị quyết khẳng định: sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát-xít là một yếu tố quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng miền Nam. Vấn đề mấu chốt là phải củng cố, xây đựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong hoàn cảnh mới, Đảng bộ phải hết sức đề cao công tác bí mật, triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp để gìn giữ lực lượng của Đảng... Để bảo vệ cơ quan đầu não và che giấu cán bộ cần xây dựng ở các địa phương những cơ sở an toàn và khu an toàn.

Ý nghĩa:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II (tháng 1-1959) có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của cách mạng miền Nam. Nó phản ánh đúng và giải quyết kịp thời yêu cầu của cách mạng miền Nam trong việc khẳng định phương pháp đấu tranh dùng bạo lực cách mạng để tự giải phóng mình là đúng đắn, phù hợp với tình thế cách mạng đã chín muồi, khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ và nhân dân ta.

- Nghị quyết đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thể hiện sâu sắc tinh thần độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch, trong vận đụng lý luận Mác - Lênin vào cách mạng miền Nam.

  • Nghị quyết 15 dã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, đã xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc "Đồng khởi" oanh liệt của toàn miền Nam nàm 1960, làm tan rã hàng loạt bộ máy kìm kẹp của chính quyền địch ở thôn xã, từng bước giành quyền làm chủ, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo của cách mạng miền Nam. Có thể nói, Nghị quyết 15 là tiền đề quan trọng dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Chủ trương của Đảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại Hội nghị Trung ương 11 (tháng 3-1965) và Hội nghị Trung ương 12 (tháng 12-1965)?
  • Đường lối của Đảng trong lãnh đạo cách mạng miền Nam và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)?
  • Nội dung và ý nghĩa của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 khoá III (tháng 7-1973)?
  • Chủ trương và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng trong giai đoạn 1945 - 1946?
  • Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm - Bài 2
  • Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II (tháng 1-1959) và đường lối cách mạng miền Nam?
  • Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10-1930)?
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Hoàn cảnh lịch sử

  • ở miền Nam, Mỹ-Diệm thi hành chính sách tàn bạo, phát xít hoá đàn áp phong trào cách mạng . Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân có nhiều chuyển biến mới, Đảng ta không thể chờ đợi thêm nữa, mà phải có quyết định mới, dứt khoát, mặc dù xu hướng hoà hoãn do đánh giá quá cao lực lượng của đế quốc Mỹ trong các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế lúc đó đang là một trở lực lớn đối với cuộc vận động cách mạng ở miền Nam nước ta.
  • Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã thông qua Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Tư tưởng chỉ đạo cực kỳ quan trọng để chuyển cách mạng miền Nam sang bước chuyển biến mới có tính nhảy vọt được đề ra trong Nghị quyết có tính lịch sử này là nhân dân miền Nam phải dùng con đường cách mạng bạo lực để tự giải phóng mình, ngoài ra không còn có con đường nào khác.

Nội dung cơ bản của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng 1959 là gì

2 tuần trước

Video liên quan

Chủ đề