Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Phần lớn các mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi lỡ ngửi thấy một mùi hương đặc biệt nào đó. Nếu cũng nằm trong số này, bạn nên tìm hiểu và loại bỏ bớt những “nguồn” gây khó chịu này.

10. Tập thể dục nhẹ nhàng

Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, mẹ bầu nên nằm nán lại một chút trước khi ra khỏi giường, ăn nhẹ một chút thực phẩm như đã nói ở trên và sau đó nên vận động cơ thể nhẹ nhàng để có tinh thần thoãi mái hơn, khí huyết lưu thông cũng có thể hạn chế tình trạng ốm nghén, khó chịu, buồn nôn.

Trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén nặng vào buổi sáng thì bạn cũng nên dậy khỏi giường. Nếu không vận động được, bạn có thể hít thở một chút khí trời vào buổi sáng để dễ chịu hơn.

11. Ngủ đủ giấc khi mang bầu

Ngủ đủ giấc khi mang thai cũng là một cách giảm nghén 3 tháng đầu. Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt.

Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu mẹ không nên bỏ qua

12. Cách giảm ốm nghén cho bầu – Uống đủ lượng nước

Một cách giảm nghén 3 tháng đầu là uống đủ nước. Ngoài giúp duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể, bổ sung nhiều chất lỏng khi mang thai cũng giúp hạn chế ốm nghén hiệu quả.

Không chỉ nước lọc, mẹ cũng có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước dừa… Tuy nhiên, cần tránh việc uống quá nhiều nước một lúc, nên chia làm nhiều lần trong ngày để không làm dạ dày đầy nhanh.

13. Cách giảm nghén cho bà bầu: Bổ sung vitamin B6

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong các loại vitamin, B6 là loại có thể hạn chế phần nào tình trạng ốm nghén khi mang thai. Vì vậy, thường xuyên “măm” các thực phẩm giàu loại vitamin này, mẹ nhé!

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu
Vitamin B6 cũng là một giảm nghén khi mang thai đơn giản, hiệu quả

14. Vấn đề dùng viên sắt trong ba tháng đầu

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt nên tránh cho đến khi triệu chứng ốm nghén được cải thiện vì sắt có thể gây kích thích acid dạ dày và “khiêu khích” cảm giác buồn nôn, nôn.Thay thế bằng các loại vitamin tổng hợp hoặc viên acid folic. Trong trường hợp mẹ uống sắt mà không gặp vấn đề thì hoàn toàn có thể dùng được nhé. Khi không thể dùng sắt có thể bổ sung thông qua thực phẩm giàu chất sắt, các chuyên gia khuyến khích mẹ tự xác định loại thức ăn mà cơ thể có thể dung nạp tốt nhất.

>>> Bạn có thể tham khảo: Khi mang thai có nên quan hệ không? Các tư thế quan hệ khi mang thai

15. Cách giảm nghén với chanh và tinh dầu hương chanh

Chanh có tác dụng tốt trong những cách giảm nghén 3 tháng đầu. Mẹ có thể mua tinh dầu chanh, đổ một lượng nhỏ tinh dầu vào một chiếc khăn tay mùi xoa. Ghé sát mũi vào vị trí có tinh dầu chanh trên khăn và hít thật sâu, sau đó bạn sẽ không thấy cảm giác buồn nôn và khó chịu nữa.

16. Cách trị ốm nghén bằng gừng

“Nổi tiếng” với công dụng trị ốm nghén, gừng là có tác dụng giảm đau và chống táo bón thai kỳ hiệu quả. Bầu có thể uống trà gừng, hoặc thêm 1 lát gừng vào ly nước nóng. Rất hiệu quả nhé! Sử dụng gừng đã được đưa vào y văn và có nhiều nghiên cứu chứng minh tính hiệu quả của nó, gừng tươi, bột gừng, trà gừng, tinh dầu…đều được.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu
Gừng tươi cũng là cách giảm ốm nghén hiệu quả

17. Giảm nghén khi mang thai với trà bạc hà, tinh dầu bạc hà

Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày.


Page 2

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Dịch âm đạo thường có màu trắng và loãng. Đây là dấu hiệu cho thấy âm đạo khoẻ mạnh, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Mang thai sẽ tác động và làm cơ thể phụ nữ thay đổi khá nhiều. Việc có thai bị ra dịch màu nâu nhạt vì thế cũng được xem là điều bình thường.

Nguyên nhân ra dịch màu nâu khi mang thai 3 tháng đầu khá đa dạng. Màu sắc của dịch thay đổi là do đã bị oxy hoá, chuyển từ đỏ đậm sang nâu. Chúng có thể báo hiệu tình trạng sức khoẻ khác nhau, hoặc cảnh báo nguy hiểm sức khỏe.

1. Máu báo thai

Khoảng từ 5 – 6 tuần đầu mang thai, nếu bạn nhận thấy ra huyết nâu trong 1-2 ngày thì đây là tín hiệu vui cho thấy em bé đã làm tổ thành công trong tử cung. Niêm mạc tử cung bị bong tróc, dịch tiết ra và oxy hoá tạo thành huyết nâu.

Thỉnh thoảng, máu báo thai có màu hồng nhạt và xuất hiện trước kỳ kinh mấy ngày. Do đó, khi bị ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, thai nhi không gặp nguy hiểm nào.

2. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi tương đối. Hormone tăng có thể ảnh hưởng đến lượng máu. Cổ tử cung cũng nhạy cảm hơn, thậm chí việc thăm khám âm đạo cũng có thể gây chảy máu. Điều này dẫn đến việc ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu.

3. Ra huyết nâu khi mang thai 3 tháng đầu do quan hệ tình dục

Có thai bị ra dịch màu nâu nhạt một phần do hoạt động mạnh, như quan hệ tình dục làm tử cung co thắt. Bởi vậy, âm đạo bị chảy máu, khí hư tiết ra còn có màu đỏ thẫm. Đối với nguyên nhân này, mẹ bầu có thể yên tâm phần nào nhưng nên hạn chế và tránh hoạt động nhiều để bảo vệ thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Khi mang thai có nên quan hệ không? Các tư thế quan hệ khi mang thai

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

4. Thai nằm ngoài tử cung

Màu nâu ra ít kéo dài khi mang thai có thể là do bạn đang mang thai ngoài tử cung (một biến chứng thai kỳ nguy hiểm cần được can thiệp bởi bác sĩ). Nếu gặp trường hợp này, các dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm:

  • Đau bụng (một bên hoặc toàn ổ bụng)
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Nhức đầu

Thai ngoài tử cung có thể dẫn đến xuất huyết nội, gây vỡ ống dẫn trứng. Do đó khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần thăm khám và đến ngay bệnh viện gần nhất nhé!

Buồn nôn, nôn ói, không ăn uống được gì… là những triệu chứng thường gặp của ốm nghén khi mang thai khiến hầu hết thai phụ đều khổ sở. Vậy thực chất nghén là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu và làm thế nào để giảm tình trạng này?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Ốm nghén hay nghén bầu là một trong những hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu, đi kèm là các triệu chứng khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, mất ngủ… có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong ngày. Thời điểm xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ở mỗi thai phụ sẽ khác nhau.(1)

Thống kê cho thấy, khoảng 70% trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% trường hợp xuất hiện triệu chứng đến tuần thứ 16, thậm chí kéo dài đến suốt thai kỳ. Ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm, tình trạng buồn nôn, nôn có thể xảy ra nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát.

Tình trạng ốm nghén thường gặp ở thai phụ vào 3 tháng đầu thai kỳ

Dựa vào mức độ của các triệu chứng gặp phải mà nghén được chia thành hai loại:

  • Cơn nghén thông thường: Khoảng 80% thai phụ bị nghén ở dạng này. Trong thai kỳ, thai phụ luôn thấy mệt mỏi do nôn ói. Tuy nhiên, tình trạng nôn ói chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, vẫn còn giữ thức ăn bên trong dạ dày. Do đó, thai phụ không sút cân, toàn thân ít thay đổi. Sau khoảng 12 tuần sẽ thấy triệu chứng nôn ói giảm dần.
  • Cơn nghén nặng: Khoảng 1 – 1,5% thai phụ bị nghén nặng. Thai phụ thường xuyên nôn ói với mức độ trầm trọng khiến thức ăn bị tống ra hết bên ngoài, nôn liên tục, ăn gì cũng nôn, kết hợp với tình trạng chán ăn do ốm nghén khi mang thai khiến thai phụ sút cân. Điều đó dẫn đến thai phụ dễ bị suy nhược, hay mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai.

Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi vị ở các loại thực phẩm như thịt sống, cá sống… bạn dễ có cảm giác buồn nôn và nôn. Khi nôn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ bị mất nước. Đồng thời, chính sự nhạy cảm về mùi vị thức ăn nên bạn không thấy ngon miệng, thậm chí chán ăn.

Bên cạnh đó, bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, sút cân do không ăn uống đầy đủ, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, rất dễ nhận thấy sự mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào công việc ở những người bị nghén bầu.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Khi nghén, thai phụ dễ nhạy cảm với mùi vị thức ăn, cảm thấy ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn.

Hiện nay nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được làm rõ. Một số nghiên cứu cho rằng, thai phụ bị nghén do sự thay đổi nội tiết tố ở tuyến sinh dục khi mang thai, cụ thể là Progesteron và HCG. Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone Progesterone gây giãn các cân cơ ở hệ tiêu hóa, khiến lượng thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn. Thêm vào đó, hormone này còn làm chậm khả năng tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu.(2)

Một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nghén khi mang thai gồm:

  • Thói quen ăn uống thất thường.
  • Hệ thần kinh của thai phụ nhạy cảm với các loại thực phẩm có mùi vị.
  • Di truyền: Thường gặp ở những thai phụ có mẹ bị ốm nghén khi mang thai.

Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ đều sẽ gặp phải các triệu chứng này. Một số thai phụ có khả năng cao bị nghén như:

  • Mang thai lần đầu;
  • Từng có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước;
  • Người quá gầy.
  • Mang song thai hoặc mang đa thai;
  • Mắc bệnh nguyên bào nuôi, do sự gia tăng của tế bào bên trong tử cung.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nghén bầu là một dấu hiệu tích cực cho thấy thai phụ đang trải qua một thai kỳ khỏe mạnh. Nghén không ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại, đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Stefanie N.Hinkle năm 2016 cho thấy, thai phụ bị nghén có tỷ lệ sảy thai thấp hơn khoảng 50 – 70% so với những thai phụ không bị nghén. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá các triệu chứng ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, ngay sau khi các dấu hiệu mang thai sớm xuất hiện, khẳng định có sự liên hệ mật thiết giữa buồn nôn, nôn ói với nguy cơ sảy thai thấp ở thai phụ.

Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Khi các triệu chứng nôn ói kéo dài, không được kiểm soát có thể khiến thai phụ sụt cân, mất cân bằng điện giải, mất nước trầm trọng… Khi đó, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của sản phụ dễ đưa đến trầm cảm thai kỳ, sức khỏe thai nhi bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, khuyến cáo thai phụ nên đến cơ sở y tế ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tim đập nhanh;
  • Sốt cao không hạ;
  • Sụt 1 – 2kg trong khoảng thời gian ngắn;
  • Buồn nôn, nôn ói liên tục, không ăn uống được;
  • Choáng váng, ngất xỉu;
  • Tiểu lắt nhắt, nước tiểu có màu sẫm;
  • Đau đầu, đau bụng;
  • Xuất huyết âm đạo;
  • Nôn ra máu.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế khi nôn ói liên tục, không ăn uống được để được hỗ trợ kiểm soát cơn ốm nghén

BS.CKI Hồ Thị Khánh Quyên, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, để chắc chắn ốm nghén là tình trạng sinh lý bình thường, thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, bác sĩ sẽ có thể chỉ định thai phụ thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra gồm: (3)

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem thai phụ và thai nhi có bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu chất dinh dưỡng nào không.
  • Xét nghiệm điện giải đồ: Kiểm tra xem thai phụ có bị rối loạn điện giải do nôn quá mức hay không.
  • Siêu âm thai: Kiểm tra thai nhi có phát triển bình thường và khỏe mạnh đúng tuổi thai hay không.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Bác sĩ có thể chỉ định thai phụ tham gia một số xét nghiệm nhằm kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Tùy theo mức độ nghén nhẹ hay nặng mà chúng ta có thể kiểm soát cơn nghén điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống hay điều trị thuốc thích hợp (nếu cần) sẽ giúp cải thiện tình trạng này, để thai phụ tiếp tục cuộc sống thường ngày một cách thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc. (4)

Những việc nên làm:

  • Cần chia nhỏ bữa ăn hằng ngày khoảng 5-6 bữa ăn/ngày và không nên ăn quá no.
  • Sau các bữa ăn bạn có thể ngậm ít kẹo gừng, vị gừng sẽ làm bạn dễ chịu hơn.
  • Hạn chế thức ăn có mùi.
  • Uống vitamin tổng hợp ( không có sắt ).
  • Uống đủ nước ( 2-3 lít / ngày ): nước chanh, nước hoa quả sẽ làm bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên nếu dẫn còn khó chịu bạn có thể ngậm ít đá viên.
  • Nên ăn ít bánh quy hoặc các loại hạt trước khi ra khỏi giường hoặc trước đánh răng để tránh dạ dày rỗng.
  • Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, trứng, rau củ có màu xanh đậm, táo, chuối, bánh mì nướng….; thực phẩm giàu vitamin C để chống nôn.

Những việc không nên:

  • Bạn không nên để bụng đói.
  • Tránh các thức ăn cay, nhiều chất béo, rượu bia, cà phê… khiến tình trạng nghén trở nên trầm trọng. Không nằm ngay sau khi ăn.
  • Không nằm ngay sau khi ăn.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Thai phụ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa không nên ăn quá no

Tinh thần thoải mái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Do đó, bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, làm những việc mình thích, tránh căng thẳng, lo lắng. Trong trường hợp nghén nặng khiến bạn mệt mỏi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tâm lý thoải mái thì tập luyện thể dục thể thao hợp lý là bí quyết giúp thai phụ giảm nghén hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe ở thai phụ, vừa giảm các triệu chứng ốm nghén. Do đó, bạn nên lựa chọn các bài tập như tập hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga để thư giãn, cải thiện tâm trạng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Thai phụ nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để giữ tâm trạng luôn vui vẻ và cơ thể khỏe mạnh

Tình trạng buồn nôn và nôn nghiêm trọng có thể khiến bạn sụt cân, mất nước và rối loạn điện giải, có thể phải nhập viện. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc để giảm tình trạng nghén như:

  • Pyridoxin (B6): Điều trị đầu tay, có thể kết hợp với thành phần khác như Doxylamine.
  • Metoclopramide: Được phân loại trong thai kỳ ở mức độ A, thường được dùng chống nôn trong thai kỳ.

“Các loại thuốc sử dụng để điều trị tình trạng nghén không gây ảnh hưởng thai nhi cũng như sức khỏe thai phụ. Tuy nhiên, thai phụ chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, cũng như tuân thủ đúng liều lượng thuốc được kê đơn”, bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên khuyến cáo.

Nôn nhiều khi mang thai 3 tháng đầu

Sử dụng trà thảo dược từ gừng, bạc hà… là một trong những cách giảm cơn nghén hiệu quả

Lưu ý, trước khi sử dụng bất cứ biện pháp nào để cải thiện tình trạng ốm nghén, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phù hợp.

Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu thế giới, quy tụ đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sản phụ khoa, thường xuyên cập nhật và ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe thai phụ và thai nhi… Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai đa dạng các gói thăm khám sức khỏe thai sản, gói thai sản theo yêu cầu… giúp theo dõi sức khỏe mẹ và bé ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp hiệu quả những bất thường, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thêm vào đó, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn cung cấp nhiều dịch vụ đặc biệt khác như xét nghiệm Double Test, Triple Test giúp tầm soát sớm dị tật thai nhi; chẩn đoán, phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật; xét nghiệm tầm soát sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm ký sinh trùng lây truyền từ mẹ sang con… đảm bảo mẹ an tâm tận hưởng thai kỳ nhẹ nhàng, an toàn, quá trình sinh con diễn ra thuận lợi, bé phát triển tối ưu về cả thể chất lẫn trí tuệ sau sinh.

Hầu hết các trường hợp ốm nghén khi mang thai là biểu hiện tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nghén nặng khiến mẹ ăn uống kém, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn tại các cơ sở uy tín được được bác sĩ theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ.