Nước ta có bao nhiêu ngành công nghiệp

Công nghiệp được biết đến là một trong những ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, những năm gần đây đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên với nhiều người thì công nghiệp là gì? Vai trò của ngành công nghiệp thế nào? Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn ngành công nghiệp nước ta hiện nay

1. Khái niệm ngành công nghiệp là gì?

Trước khi đi tìm hiểu những thông tin về ngành công nghiệp thì bạn phải hiểu công nghiệp là gì? Công nghiệp là hoạt động kinh tế dựa trên việc sản xuất hàng hóa với quy mô lớn nhờ vào hệ thống máy móc chuyên dụng. Lĩnh vực công nghiệp đề cập đến công việc nhà máy và hàng hóa được sản xuất bằng cách chuyển đổi từ nguyên liệu thô thành các sản phẩm sản xuất.

Như vậy, tất cả các hoạt động khai thác chế chế biến, sửa chữa không kể quy mô, hình thức thế nào, không kể với các công cụ lao động hoặc bằng cơ khí hiện đại, nửa cơ khí. Hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động chính đều được xếp vào ngành công nghiệp.

2. Đặc điểm chung của ngành công nghiệp của nước ta

Hệ thống ngành công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có nhiều cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Ngành công nghiệp của nước ta được thể hiện qua các đặc điểm sau:

  • Các giai đoạn trong sản xuất công nghiệp

+ Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động đến nguyên liệu

+ Giai đoạn 2: Tiến hành chế biến nguyên liệu đến tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.

\=> Đặc điểm của hai giai đoạn trên đều sử dụng máy móc tác động, sản xuất nhiều vật liệu trong lĩnh vực công nghiệp.

  • Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao

Ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ thuật, lao động trên một diện tích lớn để tạo ra khối lượng sản phẩm.

  • Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp được phân công tỉ mỉ.

Dựa vào tính chất chất tác động vào đối tượng lao động, công nghiệp được khai thác và công nghiệp chế biến. Dựa vào những công dụng về kinh tế, công nghiệp nặng ( nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B):

+ Công nghiệp nặng (Nhóm A): Các sản phẩm phục vụ cho sản xuất

+ Công nghiệp nhẹ (Nhóm B): Các sản phẩm phục vụ chủ yếu cho tiêu dùng và đời sống của con người.

3. Vai trò của ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội

Ngành công nghiệp nước ta hiện nay đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng mạnh. Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, các ngành điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo các thiết bị năng lượng, dệt may,…

Trong 10 năm (2011 – 2020), ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành kinh tế với đóng góp 30% vào GDP, trở thành ngành xuất khẩu trọng điểm của quốc gia, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí 50 đến vị trí thứ 22 trong các quốc gia khẩu lớn nhất trên thế giới.

Đến nay, Việt Nam hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như: khai thác, chế biến dầu khí, viễn thông, công nghệ thông tin, luyện kim, sắt thép, xi măng và vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy,…tạo nên tảng cho quá trình tăng trưởng dài hạn, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp góp phần giải quyết các việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Bình quân mỗi năm, tạo khoảng 300.000 việc làm.

Bên cạnh đó, quá trình tái cấu trúc ngành công nghiệp còn gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và tập trung vào ngành công nghiệp hóa. Bước đầu hình thành hệ sinh thái công nghiệp, hỗ trợ và gia tăng tỉ lệ nội địa hóa. Cùng với đó, cơ cấu của ngành công nghiệp được chuyển dịch một cách tích cực. Tỷ lệ nhóm ngành khai khoáng trong GDP liên tục giảm từ (9.1% - 8.1%). Ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo đã tạo năng lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp.

Xét trong giai đoạn 2011 đến 2022, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không ngừng được mở rộng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngành nghiệp với đóng góp cho GDP tăng liên tục qua các năm. Năm 2022, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng lên đến 5.82%.

Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức trung bình cao. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam tăng 16 bậc trong vòng 10 năm, là một trong những quốc gia có mức thăng hạng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN, tiệm cận với vị trí thứ 5 trong khu vực và tiến gần hơn với nhóm 4 có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối ASEAN.

3. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp đến 2025

Mục tiêu của ngành công nghiệp Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến 2035 được xác định. Cơ cấu của ngành công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấp hợp lý theo ngành và lãnh thổ, khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập có công nghệ hiện đại, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu, đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng với mọi nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Đến 2035, công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế,…Phấn đấu đến 2025, lĩnh vực công nghệ chiếm 43-44% và năm 2035 chiếm khoảng 40-41% trong cơ cấu kinh tế cả nước.

4. Các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay

Như chúng tôi đã chia sẻ, ngành công nghiệp hiện đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt ngành công nghiệp trọng điểm được xem là mũi nhọn trong cơ cấu công nghiệp của các nước. Mỗi quốc gia sẽ có những thế mạnh riêng, việc phát huy tốt thế mạnh đó sẽ có ý nghĩa quan trọng khi phát triển kinh tế. Dưới đây là các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay, bạn nên biết:

4.1. Công nghiệp năng lượng

Việt Nam được biết đến là quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, khí hậu thuận lợi – Đó là những đặc ân mà thiên nhiên ban phát cho quốc gia. Nếu biết cách khai thác, phát huy những lợi thế đó rằng nền kinh tế sẽ liên tục phát triển không ngừng.

Ngành công nghiệp nước ta có sự phát triển như hôm nay cũng nhờ vào việc khai thác khoáng sản tự nhiên. Một trong những nguồn khoáng sản được tập trung đầu tư khai thác để phục vụ cho công nghiệp năng lượng đó là than đá tại Quảng Ninh. Bên cạnh đó, chúng còn khai thác dầu khí với trữ lượng dự báo lên đến 10 tỷ tấn. Hay nguồn thủy năng cũng đều là các nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp năng lượng.

4.2. Công nghiệp chế biến thực phẩm

Khi nhắc đến những ngành công nghiệp ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến công nghiệp chế biến thực phẩm. Với sản lượng các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu sang thị trường quốc tế hàng năm lên đến hàng triệu tấn. Các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng đa dạng từ lương thực như: gạo, hải sản, hoa quả được xuất khẩu.

Công nghiệp chế biến thực phẩm giúp các hộ nông dân thúc đẩy việc chuyên canh cây công nghiệp và gia súc. Đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm. Cuộc sống của bà con nông dân cũng nhờ vậy mà phát triển hơn, mức sống của người dân nâng cao.

4.3. Công nghiệp dệt may

Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam đó là công nghiệp dệt may. Lĩnh vực này phát triển nhờ vào nguồn nhân công dồi dào, lao động trẻ. Những sản phẩm dệt may của nước ta khi xuất khẩu sang nước ngoài có chất lượng tốt, giá thành rẻ nên được đông đảo người dân trên thế giới. Nhờ đó, ngành dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Hiện nay, ở nước ta có nhiều trung tâm sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. Để thu về lợi ích từ công nghiệp dệt may, tập trung vào đầu tư máy móc kỹ thuật, chế độ đãi ngộ tốt duy trì tiến độ làm việc và sản xuất.

Ngoài ra, nước ta còn nhiều ngành công nghiệp nặng khác vươn lên trở thành công nghiệp mũi nhọn, trong điểm. Có thể kể đến như: công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất, ngành công nghiệp chế tạo máy móc, nguyên vật liệu xây dựng,…Công nghiệp trọng điểm đóng vai trò quan trọng đến cơ cấu cùng sự phát triển của ngành kinh tế quốc gia. Vì thế, tập trung phát triển ngành, phát huy tốt thế mạnh sẵn là điều mà nước ta hướng đến.

Công nghiệp đóng vai trò đến cơ cấu cùng với sự phát triển ngành kinh tế của một quốc gia. Vì thế, việc tập trung phát triển ngành, phát huy tốt những thế mạnh sẵn có là điều mà nước ta hướng đến. Hy vọng, qua bài chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về ngành công nghiệp và các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

Chủ đề