Nuôi cá bao lâu thu hoạch

(Baonghean.vn) - Nông dân ở nhiều vùng ở huyện Nam Đàn mạnh dạn nuôi cá nước ngọt đáp ứng nhu cầu thị trường. Có những mô hình đạt 200 triệu đồng/ha/năm.

Nuôi cá bao lâu thu hoạch
Thu hoạch cá giống ở trại Nam Yên (Nam Đàn)

Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở xóm Sen 1, xã Kim Liên đầu tư cải tạo mặt nước ao hồ với diện tích gần 1 ha để nuôi cá. Anh cho biết, ao nuôi được chủ yếu thả 2 loại là cá trắm và cá trôi. Thức ăn cho cá chủ yếu là cỏ, thóc mầm, có bổ sung cám công nghiệp.

Sau thời gian gần 1 năm, cá trắm cỏ đạt trọng lượng 2 – 2,5 kg/con, cá trôi đạt trọng lượng 1,5 kg/con, sản lượng thu hoạch đạt 5 tấn – 6 tấn. Giá bán trên thị trường dao động từ 40 - 50 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi năm, gia đình thu nhập trên 200 triệu đồng, trừ chi phí các loại, gia đình còn thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Nuôi cá bao lâu thu hoạch
Thu hoạch cá nước ngọt ở Kim Liên - Nam Đàn

Cũng ở xã Kim Liên, gia đình anh Nguyễn Hà Trung xóm Sen 3 đã chọn mô hình nuôi thâm canh cá trắm cỏ với hai ao nuôi, trong đó một ao ương cá giống, một ao để nuôi cá thương phẩm. Anh lựa chọn công thức nuôi ghép 700 con cá trắm, 200 con cá chép, 300 con cá trôi trong mỗi đợt nuôi. Thức ăn cho các loại cá đều là cỏ non và thóc mầm.

Nuôi cá bao lâu thu hoạch
Cá nước ngọt bán ở chợ thị trấn Nam Đàn

Với công thức trên, anh Trung chia sẻ: Do cá giống đã được ương nuôi với kích cỡ to hơn, nên khi đưa sang ao nuôi thương phẩm chỉ sau 6 tháng đã cho thu hoạch. Cá trắm cỏ đạt trọng lượng 2 kg/con. Tổng nguồn thu từ hai ao nuôi gần 1 ha gia đình thu được 140 triệu đồng, trừ chi phí còn cho thu lãi 80 triệu đồng/lứa. Như vậy, mỗi năm gia đình có thể thu hoạch 2 lứa, thu lãi trên 150 triệu đồng từ mô hình này.

Hiện toàn huyện Nam Đàn có hơn 1.000 ha diện tích nuôi cá nước ngọt với tổng sản lượng hàng năm khoảng từ 5.000 - 5.700 tấn. Nổi bật có các mô hình nuôi cá trắm, cá trôi ở xã Kim Liên, Nam Thanh, Nam Anh, các mô hình lúa-cá, sen-cá, ở xã Nam Thanh, Nam Lộc, lúa-cá-lợn, nuôi cá ao, hồ phát triển khá mạnh ở Nam Lĩnh, Nam Xuân, Nam Lộc, Nam Thái, Nam Nghĩa… cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/ha/năm. 

Những năm qua Trạm Khuyến nông Nam Đàn đã chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật với nhiều hình thức như: Tập huấn cho cán bộ khuyến nông viên, cộng tác viên khuyến nông và nông dân; chuyển giao trực tiếp bằng mô hình; chuyển giao con giống mới cùng kỹ thuật chăn nuôi; tổ chức hội nghị đầu bờ để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình hay, hiệu quả.

                                                          Hồng Sương

                                                        (Đài Nam Đàn)

Kỹ thuật nuôi cá chép hoàn toàn mới được áp dụng trong việc chăm sóc những con cá chép ngoài tự nhiên, thuần hóa chúng, nuôi trong ao, trong lồng để tăng năng xuất thu hoạch của cá chép, phục vụ đời sống và nhu cầu của tất cả mọi người. Để có thể nuôi được cá chép trong ao cần nắm được kỹ thuật và những yêu cầu của ao nuôi, hãy cùng nongnghiepvn tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá chép trong ao

1.Nuôi cá chép cùng với các loài cá khác trong ao

1.1.Lựa chọn ao nuôi cá chép

Ao nuôi cá chép cũng như nhiều loại ao nuôi hiện nay, đều không bị đất chua mặn, gần nguồn nước sạch và không có các chất ô nhiễm, không nước nước mặn bao quanh khu vực gần ao nuôi. Nên đào ao theo hình chữ nhật. có thể gần nơi chuồng trại chăn nuôi, gần gia đình để tiên quản lý và xử lý nhanh nhất khi ao nuôi gặp vấn đề

Môi trường sống của cá luôn cần thông thoáng, sạch sẽ, không bị ô nhiễm, nhiệt độ nước dao động trong khoảng 20-30 độ C, nước ao luôn có màu xanh nõn chuối là tốt nhất, độ PH từ 6,5-8,5, oxy từ 3-8 mg/l, cò từ 3-10mg/l, nước ao không được có H2S, hàm lượng NH4 nhỏ hơn 1mg/l, hàm lượng sắt tổng cộng không vượt quá 0,2 mg/l, põ khoảng 0,5mg/l và hàm lượng hữu cơ từ 10-20mgo2/l.

Nuôi cá bao lâu thu hoạch
Nuôi cá chép cùng với các loài cá khác trong ao Kỹ thuật nuôi cá chép

1.2.Chuẩn bị ao nuôi áo

Trước khi thả cá chép vào ao nuôi cần tiến hành chuẩn bị ao nuôi trước khi thả

Tu sửa bờ ao, kiểm tra đăng cống, phát quang bờ bụi quanh ao

Dọn dẹp bèo, cỏ, vét bùn, sang phẳng đáy, lấp hết hang hốc ven bờ ao, tát cạn hoặc tháo sạch nước có trong ao đi.

Dùng vôi tấy khắp đáy ao, để diệt bỏ hoàn toàn cá tạp, mềm bệnh, rải đều từ 8-10kg vôi bột cho 100m2 vào đáy áo. Nếu trong ao nuôi từ các vụ trước, các loại cá tôm bị bệnh hoặc ao nuôi bị chua thì cần tăng gấp đôi lượng vôi lên gấp 2 lần.

Sau khi rải vôi xong, phơi ao trong khoảng 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao khoảng 30-40kg phân chuồng đã ủ mục và 40-50kg lá xanh cho 100m2. Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao. Có thể dùng trâu hoặc máy lồng đáy ao 1-2 lần cho phân chuồng hoai mục và phân xanh lẩn dưới bùn ao.

Tiến hành lọc nước vào trong ao với khoảng 0,5m, ngâm như vậy khoảng 7 ngày khi nào thấy nước ao có màu xanh nõn chuối là được. Cho tiếp nước vào ao bạt nước sâu khoảng 1m thì mới tiến hành thả cá vào trong ao. Trước khi cho nước vào trong ao cần tiến hành đăng lưới, lọc các loại cá dữ, cá tạp tràn vào ao nuôi, điều này là nên làm ,khi các loài cá tạp tràn vào trong ao nuôi sẽ cạnh tranh thức ăn với cá chép.

1.3.Tỷ lệ cá chép nuôi tùy vào quy trình của loài nào là đối tượng chính trong ao.

Nuôi cá chép trong ao lấy các đối tượng khác làm chính thì nên thả cá chép với mật độ từ 5-10% cá trong ao , tính sao cho mỗi con cá chép có khoảng 10-20m2 đáy ao làm chỗ ở

Nuôi cá chép trong đầm hồ tự nhiên, lấy đối tượng loài cá khác làm chính nên để mật độ cá chép từ 20-30%,  tính sao cho mỗi cá chép không ít hơn diện tích sống từ 20-30m2 đáy đầm hồ

Nuôi cá chép trong ruộng trũng thỉ có thể thả với tỷ lệ từ 50-60% , khi thả cần tính sao cho mỗi con cá chép có từ 10-15m2 diện tích sống trong ruộng như vậy cá mới nhanh lớn được.

2.Thời vụ thả cá chép giống:

Vụ xuân : thả từ tháng 1 đến tháng 3

Vụ thu : thả từ tháng 8 đến tháng 9

Thả cá giống:  thời điểm thích hợp nhất là mùa xuân, mùa xuân là mùa sinh trưởng của các loài cá, thường thả cá giống xuống ao trong khoảng 5-7 ngày đầu, không nên kéo dài thời gian thả cá trong thời gian thả cá giống trong cùng một ao.

2.1.Xử lý cá chép giống trước khi thả vào ao

Dùng cá thử nước: ta có thể sử dụng một chiếc giỗ lớn, thả từ 10-15 con cá giống vào trong nước ao, theo dõi cá trong khoảng 30-45 phút, thấy cá hoạt động bình thường thì mới thả cá vào trong ao, còn nếu thấy cá chết hoặc cá yếu thì phải tạm ngưng việc thả cá vào trong ao, giải quyết nguồn nước đã lấy vào trong ao.

Tắm cho cá để xử lý mầm bệnh: cá chép giống thường trải qua một quá trình di chuyển nhiều lần, vì vậy trước khi thả cá xuống ao cần phải tắm qua cá vào trong nước muối một lượt để khử đi những mầm bệnh có hại cho cá về sau này.

Sử dụng muối ăn với nồng độ 3%:  cách tắm, dùng chậu nhựa chứ khoảng 10 lit nước sạch, hòa tan 300gr muối ăn vào trong nước, dùng vợt để đưa cá từ trong bể chứa cá giống vào trong chậu, tắm cho cá trong khoảng thời gian từ 10-15 phút.

Kiểm tra nhiệt độ trong ao với bể cá giống, phải làm cân bằng nhiệt độ trong ao với bể cá giống, sẽ hạm chế tình trạng cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ giữa nước trong ao và trong bể chứa cá giống.

2.2.Khi thả cá vào trong ao cần đảm bảo an toàn cho cá.

Các làm: ngâm túi cá giống xuống ao từ 5-10 phút trước khi thả. khi thả cá chép giống vào trong ao cần mở dây buộc túi ra dùng hai tay ấn dìm miếng túi xuống nước, cho nước ao chảy từ từ vào trong túi, khi thấy cá khỏe và bơi ra khỏi túi là được, làm dàn dàn cho tới khi cá trong túi bơi ra hết là được. Thả cá ở đầu gió sao cho cá phân tán nhanh ra ao.

2.3.Chất lượng và kích cỡ cá chép giống

Chất lượng cá chép giống: cá chép giống là những con cá khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, phản xạ nhanh với tiếng động, khi vớt cá lên, cá quẫy lộn tung tăng, toàn thân cá trơn bóng, không bị rách, không tróc vảy, không khô mình.

Kích cỡ cá chép giống: lựa chọn kích cỡ cá chép giống tùy theo điều kiện ao nuôi cá, thời gian nuôi, ao nuôi nhỏ thì nên lựa chọn cá có kích cỡ khác, còn ao nuôi rộng thì nên lựa chọn cá có kích cỡ phù hợp theo sự tư vấn của người nuôi cá giống

3.5 lưu ý khi nuôi cá chép trong ao và chăm sóc cá

Lựa chọn ao nuôi có diện tích từ 1000-2000m2 là phù hợp để cá chép nhanh lớn phát triển.

Mật độ thả cá chép: tùy theo từng kích cỡ cá mà lựa chọn thả , thu hoạch để được kích thước phù hợp. cá thịt lúc thu hoạch trong bình 0,3-0,4 kg/con sau 6-8 tháng nuôi, thì có thể thả cá giống với mật độ 1 con/1,5-2 m2 ao.

Muốn cá chép khi thu hoạch có kích cỡ lớn hơn thì trung bình 0,7-0,8 kg/con lúc thu hoạch thì nên thả mật độ 1 con/3-4 m2 ao.

Khi trong ao chỉ nuôi mình cá chép thì hơi lãng phí, có thể thả vào cả cá trắm cỏ, với mật độ 1 con/ 200m2 và cá mè trắng với mật độ 1 con/100m2 và không nên thả thêm các loài cá nào khác nữa.

Cá chép thường khi nuôi trong ao nên cho ăn với các loại thức ăn có đầy đủ các dưỡng chất để đạt năng xuất cao. Các loại thức ăn bổ sung gồm có: bột ngũ cốc (cám gạo, bột ngô, bột đậu tương, bột sắn…) từ 70-80% và bột cá, bột tôm, cua, ốc, nhái, giun đất, phế thải lò mổ… từ 20-30%. Thức ăn bỗ sung tự chế được trộn đều các thành phần và nấu chín, đùn viên dạng sợi hoặc nắm rải ven ao cho cá ăn, ngày 2 lần sáng và chiều tối

Năng suất cá (tấn/ha/năm) Thức ăn xanh (tấn/ha/năm)Thức ăn tinh (tấn/ha/năm)
2-33-5

Trên 5

30-4040-50

Trên 50

2-33-5

Trên 5

Bảng 1: Thức ăn trong ao nuôi ghép cá chép

Thức ăn cho cá chép trong ao nuôi đơn, là nuôi chỉ mình cá chép thôi thì nên bổ sung thêm các loại như:

Bột ngô, cám gạo: 70-80%

Đậu tương: 10-15%

Khô dầu, bã mắm: 5-10%

Bột cá nhạt: 3-5%

Tất cả các loại thức ăn trên nên được nghiền nhỏ và trộn đều với nhau, nếu có máy nén thành viên sẽ tốt hơn, giúp kết dính các loại thức ăn lại với nhau, cá dễ dàng ăn và hấp thụ tốt hơn.

Trường hợp không có máy làm viên nén thì sau khi trộn đều các loại thức ăn với nhau nên nắm thành từng nắm nhỏ cho cá ăn ngay, khu vực cho cá ăn nên cố định lại từng nơi .

Lượng thức ăn hàng ngày cần phải được tính toán cho kỹ lưỡng.

Tháng thứ 1-2 là 7-10% khối lượng cá trong ao.

Tháng thứ 3-4 là 5% khối lượng cá trong ao.

các tháng sau là 2-5% khối lượng cá trong ao.

Trước và sau khi cho cán ăn cần kiểm tra xem cá có ăn hết thức ăn hay không, nếu không ăn hết cần xem xét nhiều khía cạnh xem vì sao cá không ăn hết,

Cần định kỳ kiểm tra cá sinh trưởng mỗi tháng, cá bị bệnh, cân khối lượng của cá với mỗi cần cân thì nên bắt từ 25-30 con cá để cân và đo sự phát triển của cá, nếu cá bé thì nên điều chỉnh thức ăn cho cá cho phù hợp.

3.1.Bón phân cho ao nuôi cá chép:

Trong ao nuôi cá chép , nuôi đơn hoặc nuôi ghép cũng đều được cả. Khi nuôi cá mà không có kết hợp với chăn nuôi thì phải dùng phân chuồng, phân xanh bón cho ao nuôi. Mỗi tuần nên bón 1 lần, với mỗi loại từ 10-15kg/100m2 ao/tuần. Nếu ao nuôi cá có kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tỷ lệ cân đối dưới đây thì không phải bón phân cho ao nuôi cá.

3.2.Nuôi cá chép kết hợp với nuôi lợn.

Khi nhà chúng ta chăn nuôi lợn , số lượng từ 1-2 con thì nên làm gần bờ ao hoặc trên mặt ao.

Nếu  nuôi quy mô lớn: chuồng trại phải nuôi ở nơi riêng. Các chất thải của lợn cần phải được chứa vào nơi riêng, ủ trước khi đem sử dụng.

Lượng phân lợn 100kg lợn hơi/ 1 ngày = 5,1kg tương đương 0,34kg cá.

1 năm nuôi 2 vòng, trọng lượng xuất chuồng 100kg/con có thể thải ra một lượng phân 900kg tương đương 60kg cá các loại, bình quân 15kg phân lợn nguyên chất cho 1 kg cá.

Ví dụ: nuôi 1 ha cá đạt năng suất 2 tấn/ha; số lợn cần nuôi là:

2.000kg *15kg/900kg = 33 con lợn/ha tương đương là 0,3 lợn/100m2.

Các loại cá nuôi trong mô hình nuôi ghép cá-lợn: nuôi ghép cá với các loại cá trôi, rô phi, mè làm chính.

3.3.Nuôi cá chép kết hợp với nuôi vịt

Lợi ích của việc nuôi 2 loại này

Ao nuôi cá: cung cấp không gian hoạt động, thức ăn bổ sung cho vịt

Vịt nuôi: bơi lội làm tăng oxy cho ao cá

Khi vịt bơi lội sẽ làm khuấy đảo chất màu, chất thải của vịt làm thức ăn cho cá, vịt sẽ tiêu diệt những loại động vật ăn tranh thức ăn cho cá, làm tăng năng xuất cá nuôi

Quy mô nhỏ: chuồng vịt trên mặt ao, hoặc cạnh bờ ao.

Nuôi quy mô lớn: làm chuồng trại riêng trong đó có nơi cho vịt tắm, bơi lội, sàn cho ăn,bể chứa và xử lý chất thải. Dùng chất thải đã xử lý bón cho ao nuôi cá.

Lượng chất thải do 1kg vịt = 76-96gam/ngày.

27,3kg đến 34,5kg/năm = 3,6 đến 4,3kg cá thịt.

Nuôi cá thịt đạt 2 tấn /ha cần:

2000kg/3,6kg = 560 vịt nuôi quanh năm

Vịt có thể ăn cá con do đó trong ao nuôi kết hợp cá- vịt cần phải thả cá giống lớn, nước ao sâu trên 60cm.

Công thức thả cá: cá chép nuôi ghép mè, trôi, rô phi làm chính.Kỹ thuật nuôi cá chép

3.4.Nuôi cá kết hợp với nuôi gà

Chuồng gà thường được làm trên bờ hoặc trên mặt ao, nuôi gà lấy trứng hoặc gà thịt.

Lượng phân thải ra của 100kg gà thịt = 6,6kg/ngày = 0,5 đến 0,6kg cá thịt.

Để nuôi 1ha cá ao đạt 2 tấn/ha cần 1500 đến 2000 con gà.

100m2 cần 15-20 gà thịt hoặc gà trứng nuôi quanh năm.

Bổ sung nước vào trong ao nuôi cá chép: nên thường xuyên cho nước sạch vào trong ao nuôi, nếu ao nuôi ở gần nguồn nước sạch nên định kỳ 1 tháng thay nước 1 lần sẽ tốt cho cá sinh trưởng, có thể thay nước với 1/3 lượng nước cũ ở trong ao.

Trong quá trình nuôi cá chép, cần liên tục thăm ao nuôi ngày 1-2 lần, khi thấy trên sàn thức ăn còn dư thức ăn phải kiểm tra xem vì sao cá nuôi còn dư thức ăn.

3.5.Nước trong ao nuôi dinh dưỡng, có màu xanh lá chuối non.

Cá nổi đầu bình thường: vào buổi sáng cá nổi thành từng đán, bơi lội thoải mái, phản ứng nhanh với tiếng động, cá lặn hết khi mặt trời mọc.

Cá nổi đầu do ao thiếu oxy hoặc bị bệnh: cá bơi lội dáng mệt mỏi, bơi lẻ tẻ mỗi con một hướng, không bơi theo đàn, ven bờ ao có tôm tép chết dạt… khi mặt trời mọc lâu, cá vẫn chưa lặn. Cần phải cấp cứu: ngừng hẳn bón phân,ngừng cho cá ăn, bơm ngay nước mới vào ao, vớt hết cỏ rác, xác lá dầm, rau bèo, … té nước trên mặt ao hoặc dùng lưới không có chì kéo dồn cá về khu vực có nước mới đang chảy vào ao.

Lưu ý: kiểm tra ao nuôi khi có mưa gió, giông bảo

Nuôi cá bao lâu thu hoạch
Kỹ thuật nuôi cá chép trong ao cùng với các loài cá khác