Off delay timer là gì

Timer là một loại thiết bị điện không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại thiết bị này trong bài viết sau đây.

Timer là gì ?

Timer (rơle thời gian) là thiết bị có tiếp điểm (đóng lại hoặc mở ra) chậm hơn so với thời điểm nhận (được) tín hiệu điều khiển. Thiết bị này có thể điều chỉnh độ trì hoãn về thời gian của RTG. Timer được dùng trong các sơ đồ bảo vệ và tự động, trong những hệ thống điều khiển các quá trình công nghệ. Timer còn có chức năng tạo ra thời gian duy trì cần thiết khi truyền tín hiệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.

Cấu tạo của timer bao gồm những gì?

Nam châm điện

Gồm có cuộn dây điện áp 12, mạch từ tĩnh 11, lõi thép động 10 và lò xo 9. Nó nhận điện áp từ nguồn điện thao tác. Tức là nguồn cấp cho mạch điện khống chế.

Cơ cấu thời gian

Gồm có bánh răng dẫn động (23) nối cứng với thanh hãm (4). Bánh răng này truyền động nhờ lò xo (18) và truyền chuyển động cho bánh răng (22) để làm quay tiếp điểm động (21). Bộ phận chính của cơ cấu thời gian là hệ thống các bánh răng (16), (15), (13) nối tới trục quay tiếp điểm động bởi bánh ma sát (17). Nó làm quay bánh răng 3 để truyền chuyển động tới cơ cấu con lắc gồm bánh cóc (14), móc (1) và quả rung (2). Cơ cấu con lắc để giữ cho tốc độ quay của tiếp điểm động là đều, tương tự như ở cơ cấu đồng hồ.

Tiếp điểm chính

Gồm có đầu tiếp xúc tĩnh (22) và đầu tiếp xúc động (21). Ngoài ra, nó còn lại hai tiếp điểm phụ đóng, cắt không thời gian: tiếp điểm thuận (5 – 8) và tiếp điểm nghịch (5 – 7).

Cấu tạo của timer

Nguyên lý hoạt động của timer là gì?

ON DELAY

Khi cấp nguồn vào cuộn dây của timer ON DELAY, các tiếp điểm tác động không tính thời gian chuyển đổi trạng thái tức thời. (Các tiếp điểm thường đóng hở ra, thường hở đóng lại). Các tiếp điểm tác động có tính thời gian không đổi. Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển trạng thái. Trạng thái đó sẽ được duy trì trạng thái này.

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm lập tức trở về trạng thái ban đầu.

Kí hiệu tiếp điểm có tính thời gian:

  • Tiếp điểm thường mở, đóng chậm, mở nhanh.
  • Tiếp điểm thường đóng, mở chậm, đóng nhanh.

OFF DELAY

Khi cấp nguồn vào cuộn dây của timer OFF DELAY, các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này.

Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động không tính thời gian trở về trạng thái ban đầu. Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ chuyển về trạng thái ban đầu.

  • Tiếp điểm thường mở, đóng nhanh, mở chậm.
  • Tiếp điểm thường đóng, mở nhanh, đóng chậm.

Phân biệt các loại timer?

Hiện nay tại thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại rơle thời gian sau:

Timer điện tử

Timer cơ Autonics

  • Timer 24h : dòng timer tuần hoàn 24h có tính năng đơn giản. Vì vậy thiết bị này được sử dụng rất nhiều trong hệ thống chiếu sáng và nhiều ứng dụng khác.

Timer 24h

> Mua Timer Idec chính Hãng : TẠI ĐÂY

Ứng dụng off delay vào điều khiển chiếu sáng khu vực công cộng cho các công trình nhà cao tầng

Các khu vực công cộng như hành lang chung cư, cầu thang bộ là những vị trí mà mọi người đều có quyền sử dụng chung. Vì vậy hệ thống chiếu sáng phải hoạt động 24/24. Chính vì vậy bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để kiểm soát được các đèn chiếu sáng khu vực này. Từ đó có thể vừa tiết kiệm, vừa tiện dụng.

Hiện nay hầu hết các công trình ở Việt Nam đều chưa có giải pháp hợp lý cho các khu vực công cộng này. Một số cách vận hành của những bóng đèn này bao gồm:

  • Các đèn khu vực này hiện nay được bật 24/24.
  • Có công tắc tại vị trí hành lang, cầu thang để mọi người tự điều khiển.
  • Ban quản lý tòa nhà sẽ bật tắt các bóng đèn này theo thời gian nào đó.
  • Sử dụng cảm biến chuyển động để bật/tắt đèn….

Tất cả những biện pháp này đều tồn tại khuyết điểm. Ví dụ như hao phí điện năng, tống thời gian và sức người… Vì vậy giải pháp tối ưu nhất để giải quyết tất cả các vấn đề trên là dùng Delay off kết hợp với cảm biến chuyển động tại một vài vị trí. Như vậy vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm điện mà chi phí lắp đặt cũng không cao.

-> Tìm hiểu thêm: HMI là gì?

Beeteco là kênh thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Hạo Phương chuyên phân phối và thương mại các thiết bị điện công nghiệp của nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới.

Bạn muốn được tư vấn thêm về timer? => Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline: 1800 6547

Bạn muốn tìm hiểu thêm về timer? => Xem toàn bộ sản phẩm ở đây!
Bạn muốn chúng tôi liên hệ lại trong thời gian sớm nhất? =>

Relay thời gian hay còn gọi là Timer (bộ định thời gian) dùng để tạo thời gian trễ trong lúc chuyển mạch giữa các khí cụ trong mạch điện.

Thời gian chuyển mạch của Relay thời gian tạo ra có thể nằm trong khoảng từ vài giây đến vài giờ tuỳ vào yêu cầu bài toán mà chúng ta đặt ra.

Hình 1. Một số relay thời gian thông dụng.

Hình 2. Relay thời gian của hãng Schneider.

Các bạn có thể tải Catalog Timing Relay của hãng Schneider về tham khảo tại đây.

Relay thời gian có nhiều dạng: Cơ khí (dùng lo xo xoắn hoặc dây thiều); relay thời gian dùng khí nén (pneumatic timing relay); relay thời gian dùng mạch điện tử (sử dụng linh kiện bán dẫn tạo thời gian trễ)…

Hình 3. Các dạng relay thời gian được chế tạo theo những nguyên lí khác nhau.

2. Phân loại và nguyên lí hoạt động của từng loại relay thời gian

Khi ta thiết kế, thi công các mạch điều khiển truyền động động cơ hoặc một tải nào đó thì có 2 loại relay thời gian thường được sử dụng, đó là:

  • Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer).
  • Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer).

Cụ thể như sau:

2.1. Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer)

2.1.1. Cấu tạo

Relay thời gian cơ bản gồm 2 bộ tiếp điểm, có hình dạng và cách bố trí các chân như hình 4.

Hình 4. Relay thời gian cơ bản và sơ đồ chân của nó.

Relay thời gian gồm 8 chân kết nối và một lỗ khoá ở giữa nhằm cố định vị trí của nó khi đặt vào đế.

Hình 5. Đế của relay thời gian cơ bản (AH3-3).

Ý nghĩa các chân của relay thời gian như sau:

  • Chân 7 và 2 là chân cấp nguồn cho cuộn dây bên trong relay; chân 7 là chân dương (+), chân 2 là chân âm (-).
  • Chân 8 và 1 là các chân chung cho hai bộ tiếp điểm.
  • Chân 3 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường mở.
  • Chân 4 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường đóng.
  • Chân 6 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường mở.
  • Chân 5 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường đóng.

Hình 6. Kí hiệu của Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer).

Hình 7. TENSE Elektronik – Timer Relays.

2.1.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 8. Giản đồ mô tả hoạt động của On-delay relay timer.

  • Khi cấp nguồn điện vào cuộn dây của relay thời gian thông qua 2 chân nguồn (chân 7 và chân 2), các tiếp tiếp của relay không thay đổi trạng thái ngay lập tức.
  • Sau một khoảng khoảng thời gian t định trước (ta cài đặt thời gian trễ trên relay thời gian) tính từ lúc cấp điện, các tiếp điểm của relay chuyển trạng thái từ mở thành đóng hoặc từ đóng thành mở.
  • Sau khi các tiếp điểm chuyển đổi trạng thái thì hệ thống truyền động vẫn hoạt động bình thường.
  • Ta ngắt điện (ngưng cung cấp điện) khỏi cuộn dây relay thời gian thì các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

2.1.3. Phân loại tiếp điểm

Hình 9. Mô tả cách hoạt động 2 loại tiếp điểm của On-delay relay timer.

Như hình 8, Relay thời gian tác động trễ (On-delay relay timer) có hai loại tiếp điểm:

  • TR1-1: Tiếp điểm thường mở, có chức năng đóng chậm – ngắt nhanh.
  • TR1-2: Tiếp điểm thường đóng, có chức năng mở chậm – đóng nhanh.

2.2. Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer)

Về relay thời gian ngắt (dừng) trễ có cấu tạo tương tự như relay thời gian tác động trễ, do đó về cấu tạo ta sẽ xem ở mục 2.1.1 và hình 4.

Hình 10. Kí hiệu Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer).

2.2.1. Nguyên lí hoạt động

Hình 11. Giản đồ mô tả cách hoạt động của Relay thời gian ngắt (dừng) trễ (Off-delay relay timer).

  • Khi ta cấp điện vào cuộn dây của relay thời gian ngắt trễ, các tiếp điểm của relay lập tức chuyển trạng thái (đóng thành mở hoặc mở thành đóng). Thời gian chuyển trạng thái của relay thời gian lúc này giống thời gian chuyển trạng thái của một relay bình thường.
  • Khi các tiếp điểm của relay đã chuyển đổi trạng thái thì hệ thống hoạt động bình thường.
  • Khi ta ngắt điện khỏi cuộn dây của relay thời gian, lúc này các tiếp điểm của relay không trở về trạng thái ban đầu ngay mà tiếp tục duy trì trạng thái đã chuyển đổi.
  • Sau một khoảng thời gian t mà ta đã cài đặt trên relay (tính từ lúc ta ngắt điện khỏi cuộn dây relay) thì các tiếp điểm của relay mới trở về trạng thái ban đầu.

2.2.2. Phân loại

Hình 12. Mô tả cách hoạt động 2 loại tiếp điểm của Off-delay relay timer.

Như hình 11, ta thấy:

  • TR1-1: Tiếp điểm thường hở, là loại tiếp điểm đóng nhanh, ngắt chậm.
  • TR1-2: Tiếp điểm thường đóng, là loại tiếp điểm mở nhanh, đóng chậm.

Video liên quan

Chủ đề