Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học

Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.

Sinh thời, mặc dù Ph.Ăngghen rất khiêm tốn, luôn tự nhận mình là cây vĩ cầm thứ hai bên cạnh Mác, luôn khẳng định vai trò sáng lập hàng đầu là thuộc về C.Mác, nhưng những người nghiên cứu về chủ nghĩa Mác đều nhận thấy những đóng góp to lớn, dấu ấn sâu đậm của Ph.Ăngghen trong việc hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác. Chính Mác đã đánh giá Ph.Ăngghen là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa xã hội hiện đại. Còn V.I. Lênin khẳng định: "Muốn đánh giá đúng đắn những quan điểm của Mác, tuyệt đối phải đọc những tác phẩm của người cùng tư tưởng và người cộng tác gần gũi nhất của Mác là Ph. Ăngghen".Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăngghen.Bạn đang xem: Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học?

Ph.Ăngghen người đã góp phần làm cho triết học trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, thành công cụ nhận thức vĩ đại

Cùng với C.Mác và độc lập với C.Mác, Ph.Ăngghen đã dành cả cuộc đời nghiên cứu khoa học tạo nên cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại bằng việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời gắn kết chức năng thế giới quan của triết học với chức năng phương pháp luận của nó thành một thể thống nhất trong việc xem xét giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người, thành khoa học không chỉ giải thích đúngthế giới, mà còn tham gia vào quá trình cải tạothế giới và do vậy, Ph.Ăngghen đã làm cho triết học, như V.I.Lênin nhận xét, trở thành chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, thành công cụ nhận thức vĩ đại.

You watching: Phạm trù nào được coi là cơ bản nhất, là xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học?

Với chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen đã thực hiện một cuộc các mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới, bởi vì lần đầu tiên cácquy luật phát triển của xã hội loài ngườiđược đưa ra ánh sáng, bao gồm hệ thống các quy luật: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật cơ sở kinh tế của xã hội quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại; kinh tế xét đến cùng quyết định chính trị; quy luật về sự thay thế lẫn nhau như một quá trình lịch sử tự nhiên của cáchình thái kinh tế xã hội. v.v.

Những tác phẩm mà Ph.Ăngghen viết cùng với C.Mác cũng như những tác phẩm của riêng Ăngghen đã trở thành những tác phẩm kinh điển, trong đó lần đầu tiên nhiều luận điểm, nguyên lý, quy luật và phạm trù của triết học mà C.Mác và ông xây dựng đã được trình bày một cách có hệ thống. Ph.Ăngghen còn là người đầu tiên đã vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc nhận thức những quy luật của tự nhiên, luận giải, khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên đương thời và nhờ đó, đã phát hiện ra ý nghĩa triết học sâu sắc của chúng, đưa ra những tiên đoán thiên tài về mối liên hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, về sự phát triển của khoa học trong tương lai, đồng thời chứng minh rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật là cơ sở lý luận, phương pháp luận không chỉ cho các khoa học xã hội, mà còn cho cả các khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

Cống hiến của Ph.Ăngghen trong học thuyết giá trị thặng dư (phát hiện vĩ đại thứ hai của học thuyết Mác)

Những cống hiến khoa học của Ph.Ăngghen qua các công trình đầu tay:Lược khảo phê phán khoa kinh tế chính trị;Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh, cùng những bài viết về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Anh lúc bấy giờ đã bác bỏ những quan điểm lý luận tôn sùng chế độ tư hữu nói chung, chế độ sở hữu tư sản nói riêng, vạch trần bí mật của chế độ bóc lột, áp bức, chế độ cạnh tranh vô chính phủ, nạn khủng hoảng và thất nghiệp, nạn bần cùng đói khổ, địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản. Trên cơ sở dự báo có tính khoa học và cách mạng mang bản chất nhân văn sâu sắc, Ph.Ăngghen truy tìm nguyên nhân sâu xa của những tệ nạn xã hội, những nỗi thống khổ của giai cấp công nhân:đó là chế độ sở hữu tư nhân tư sản. Trong chế độ sở hữu này, lực lượng sản xuất công nghiệp đã phát triển và tạo ra nhiều của cải nhưng "nạn giàu nghèo, đau khổ do chính từ sự thừa thãi đẻ ra" lại ngày càng tăng lên.

Với những phát hiện và những tư tưởng, quan điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu ngay từ thời gian đầu của Ph.Ăngghen, như C.Mác nhận xét, đã gợi mở và tạo cảm hứng cho C.Mác một hướng nghiên cứu mới, đúng đắn về xã hội tư bản, hướng nghiên cứu chuyển từ triết học và luật học sang nghiên cứu kinh tế chính trị học. Từ đó C.Mác đã phát hiện ra quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản -quy luật giá trị thặng dư. Cùng với Mác, Ph.Ăngghen đã vạch rõ quá trình phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nêu lên những mặt tiến bộ, đồng thời cũng vạch rõ những khuyết tật và mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Từ đó hai ông đã chỉ ra rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ bị thay thế bởi phương thức sản xuất mới, cao hơn, tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Cống hiến đặc sắc của Ph.Ăngghen trong việc phát hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân (phát hiện vĩ đại thứ ba của học thuyết Mác)

Từ bỏ vị trí xuất thân của mình, Ph. Ăng-ghen đã lăn lộn, gắn bó với phong trào công nhân; với tấm lòng trung thành vô hạn và lập trường kiên định; với trí tuệ thiên tài và sự mẫn cảm về chính trị, Ph.Ăngghen đã quan sát, cảm nhận trực tiếp nhu cầu bức thiết của một giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất trong xã hội tư bản và phát hiện ra lực lượng xã hội có vai trò chủ đạo trong cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản - đó là giai cấp công nhân.

Có thể khẳng định việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là điểm trọng yếu trong học thuyết Mác (V.I.Lênin). Từ đó, học thuyết Mác trở thành vũ khí sắc bén, ngọn đuốc soi đường cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, đưa phong trào công nhân từ đấu tranh tự phát đến tự giác, từ giai cấp tự mình đến giai cấp cho mình.

Cùng với việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, Ph.Ăngghen còn góp phần vạch ra vai trò của đội tiền phong (chính đảng) của giai cấp công nhân. Ông khẳng định, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh chống lại quyền lực của giai cấp hữu sản, chỉ khi họ tự tổ chức được thành một đảng độc lập với tất cả chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập ra và chỉ khi đó, giai cấp công nhân mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp độc lập và Ph. Ăng-ghen đã tiến hành cuộc đấu tranh thành lập đảng cùng các tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản.

See more: Cách Chèn Bảng Excel Vào Word, Cách Chèn Bảng Tính Excel Vào Microsoft Word

Cống hiến của Ph. Ăngghen đối với phong trào công nhân quốc tế được thể hiện sinh động thông qua 10 năm tồn tại của Quốc tế I và hoạt động của ông trong phong trào công nhân quốc tế cho đến tận cuối đời. Sau khi Quốc tế I ngừng hoạt động, rồi Quốc tế II ra đời, vấn đề thống nhất phong trào công nhân quốc tế, đặc biệt là sự thống nhất tư tưởng của phong trào được Ph. Ăngghen hết sức quan tâm. Ông đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết chống những khuynh hướng tư tưởng ảnh hưởng xấu đến phong trào công nhân, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa vô chính phủ, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

Khi đánh giá công lao to lớn của Ph.Ăngghen đối với phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thế giới, V.I. Lê-nin viết: Sau bạn ông là Các Mác, Ăngghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền Các Mác và Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Phriđrích Ăngghen đã làm gì cho giai cấp vô sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại.

Ph.Ăngghen bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác trở thành bất diệt

Cũng như C.Mác, Ph.Ăngghen không bao giờ coi lý luận của mình là học thuyết hoàn hảo, đã xong xuôi và buộc mọi người phải dập khuôn, sao chép, mà luôn đòi hỏi phải phát triển lý luận thông qua nghiên cứu thực tiễn, tổng kết thực tiễn.

Ph.Ăngghen kiên quyết bác bỏ những mưu toan giáo điều hoá học thuyết Mác, biến học thuyết đó thành một mớ những công thức bất biến. Đồng thời, ông đấu tranh với bất cứ người nào coi thường sự tiến bộ của khoa học, coi thường những điều kiện và những nhu cầu xã hội mới nảy sinh. Khi tình hình thay đổi và cuộc sống hiện thực đặt ra những vấn đề mới, ông dũng cảm xem xét lại ngay cả những quan điểm của mình. Ông thẳng thắn thừa nhận sai lầm của ông và C.Mác trong thời kỳ bão táp cách mạng 1848 1852 khi nhận định về tình hình thế giới, về chủ nghĩa tư bản, về phương pháp, sách lược cách mạng của phong trào công nhân... Ngay cả một số nhận định trong"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"sau này đã được Ph.Ăngghen cùng với Mác thừa nhận nếu được viết lại thì cũng cần bổ sung và yêu cầu những người cộng sản "bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó phải tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đấy không nên quá câu nệ vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II".

Là một nhà tư tưởng quân sự thiên tài, Ph.Ăngghen còn là người có công đặt nền móng xây dựng và phát triển học thuyết mácxít về quân đội, về chiến tranh, bảo vệ thành quả cách mạng. Những đóng góp của Ph.Ăngghen trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật quân sự đã góp phần làm phong phú, sâu sắc hơn di sản lý luận của chủ nghĩa Mác trong kho tàng tri thức, văn hóa nhân loại, một mẫu mực về sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nhận thức, giải thích một lĩnh vực đặc biệt phức tạp là chiến tranh và hòa bình, quân sự và quốc phòng, khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng, xây dựng quân đội cách mạng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhân cách cao thượng, tình bạn thủy chung của Ph.Ăngghen

Trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học, Ph.Ăngghen luôn là người bạn, người đồng chí thủy chung, chia bùi sẻ ngọt, đồng cam cộng khổ với C.Mác, bảo vệ chủ nghĩa Mác ngay cả khi C.Mác đã qua đời.

Những người cộng sản trên thế giới đều biết rằng nếu không có sự giúp đỡ hết lòng của Ph.Ăngghen, C.Mác khó có điều kiện vật chất để hoàn thành những tác phẩm đồ sộ của mình, đặc biệt là bộ Tư bản. Hơn thế nữa, trên bình diện lý luận, ngoài những tác phẩm thiên tài của riêng mình, ông còn giúp C.Mác rất nhiều về mặt khoa học. Ph.Ăngghen đã có công đầu trong việc hoàn chỉnh và cho xuất bản phần còn lại của bộ Tư bản. Ngay cả những tác phẩm hai người cùng trực tiếp viết, Ph.Ăngghen bao giờ cũng tuyên bố: những tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm ấy hoàn toàn là của bạn ông, C.Mác.

See more: Lời Bài Hát Cô Đôi Thượng Ngàn (Hát Văn), Lời Bài Hát Cô Đôi Thượng Ngàn

Ngày nay, mặc dù tình hình có nhiều thay đổi so với thời điểm đó, nhưng tư tưởng của C. Mácvà Ph. Ăngghenvề chủ nghĩa xã hội khoa học, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về công tác xây dựng Đảng vẫn còn nguyên giá trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là nền tảng tư tưởng và hành động cho các Đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn coi Chủ nghĩa Mác - Lênin là cái cẩm nang thần kỳ; luôn vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đưa cách mạng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là bằng chứng hùng hồn, khẳng định sự đúng đắn, vai trò và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà Ăngghen là một trong những lãnh tụ sáng lập. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tập trung xây dựng Đảng thật trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ và tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, vì vậy việc học tập, noi gương nhân cách người chiến sĩ cộng sản mẫu mực của Ph. Ăngghencàng có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao đạo đức cách mạng của người đảng viên, góp phần giữ vững bản chất cách mạng của Đảng Cộng sản, vì nhân dân mà phục vụ./.


Chuyên mục: Blog

Video liên quan

Chủ đề