Phong cách quản trị thực tế

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác, được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường. Dưới đây là 03 phong cách lãnh đạo thường gặp :


Phong cách lãnh đạo độc đoán

Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Bạn đang xem: Các phong cách lãnh đạo trong quản trị học

Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả

ĐẶC ĐIỂM:

Nhân viên ít thích lãnh đạo.Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạoKhông khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân

Lincoln là ví dụ điển hình của phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.

Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.

ĐẶC ĐIỂM

Nhân viên thích lãnh đạo hơnKhông khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụNăng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.

Tim Cook là ví dụ điển hình của phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo tự do

Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.

Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.

ĐẶC ĐIỂM

NV ít thích lãnh đạo.Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.

Sử dụng phong cách lãnh đạo trong 12 tình huống cụ thể

1. Theo thâm niên công tác

Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các nhân viên mới, những người còn đang trong giai đoạn học việc.Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ.

Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ năng mới. Đây sẽ là một môi trường hoàn toàn mới dành cho các nhân viên.

2 Theo các giai đoạn phát triển của tập thể

Giai đoạn bắt đầu hình thành. Là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách độc đoán.Giai đoạn tương đối ổn định.Khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dùng kiểu lãnh đạo mềm dẻo, linh hoạt.Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dùng kiểu dân chủ hoặc tự do.

Xem thêm: 3+ Cách Chuyển Từ Số Sang Chữ Trong Excel Tự Động Cực Kỳ Nhanh Chóng

3 Dựa vào tính khí của NV

Đối với tính khí sôi nổi – nóng nảy.Đối với tính khí trầm tư – nhút nhát.

4 Dựa vào giới tính

5 Theo trình độ của NV:

Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với các nhân viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo.Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ! Các nhân viên cần làm chủ công việc của họ.Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần thiết hơn.

6 Dựa theo tuổi:

Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với người hơn tuổi.Trái lại đối với người nhỏ tuổi thì dùng kiểu độc đoán.

7 Cần độc đoán với:

Những người ưa chống đốiKhông có tính tự chủ.Thiếu nghị lựcKém tính sáng tạo

8 Cần dân chủ với

Những người có tinh thần hợp tác.Có lối sống tập thể.

9 Nên tự do với

Những người không thích giao thiệp.Hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa

10 Với tình huống bất trắc:

Với một số tình huống đòi hỏi ta phải hành động khẩn trương và kịp thời, chẳng hạn như hoả hoạn.Mọi nỗ lực phải dốc hết vào xử lý tình huống.Doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo cứng rắn và uy quyền.

11 Bất đồng trong tập thể:

Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình.

12 Những tình huống gây hoang mang

Thỉnh thoảng do sự xáo trộn trong tập thể như thay đổi, cải tổ…không ai biết nên phải làm gì, mọi người đều hoang mang.Nhà quản trị phải tỏ ra gần gũi, gặp gỡ trao đổi, thông báo, tạo mối quan hệ thân mật để trấn an nhân viên.

Trên đây, Vân Nguyên đã giới thiệu cho bạn các phong cách lãnh đạo thường gặp, ưu & nhược điểm của từng phong cách và 12 tình huống áp dụng cụ thể. Để hiểu hơn về nghệ thuật lãnh đạo, các bạn có thể tham gia ngay Khóa học giám đốc điều hành – Đào tạo CEO chuyên nghiệp do Học viện Doanh nhân Vân Nguyên Edubiz tổ chức.

10 lợi ích khi tham gia khóa học tại Vân Nguyên

Được trang bị những tư duy và nhận thức cốt lõi mà một CEO cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu.Nâng cao năng lực quản trị theo khoa học, giảm bớt các quyết định theo cảm tính đầy rủi ro.Được trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp các cấp lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, hoạt định chiến thuật bài bản.Nắm vững và hiểu rõ các chiến lược Marketing, PR, quản trị thương hiệu, … hỗ trợ cho công việc quản lý điều hành với vai trò của một nhà lãnh đạo.Được hỗ trợ học phí từ nguồn ngân sách thành phố Hà Nội và Học viện Doanh nhân Vân Nguyên Edubiz.Được học cùng các chuyên gia, giảng viên, CEO nổi tiếng giàu kinh nghiệm thực tiễn.Học viên thoải mái đặt vấn đề vướng mắc để được chuyên gia giải đáp ngay trên lớpĐược giao lưu, kết nối cùng các CEO khác, từ đó gia tăng các mối quan hệKhóa học là sự kết hợp giữa lý thuyết, thực hành và kinh nghiệm thực tiễn, giúp người học có thể ứng dụng ngay vào công tác quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.Được phục vụ teabreak giữa giờ, được cung cấp tài liệu & tham gia vào các hội nhóm phù hợp do Vân Nguyên quản lý.

Đăng ký Khóa học giám đốc điều hành – Đào tạo CEO chuyên nghiệp


Để lại câu hỏi cho chúng tôi Cancel Reply

Bạn có câu hỏi? Hãy để lại câu hỏi đầu tiên của bạn tại đây. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Jim Rohn, diễn giả người Mỹ có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, đã từng nói “Lãnh đạo người khác là giúp họ thay đổi tư duy, niềm tin và hành động cho điều tốt đẹp hơn.” Thật vậy, định hình phong cách lãnh đạo phù hợp có vai trò vô cùng to lớn trong việc thu phục lòng tin mọi người, tạo bàn đạp thành công mỹ mãn cho công việc. Có nhiều kiểu lãnh đạo, song 6 phong cách sau đây được nhiều người đứng đầu theo đuổi nhất hiện nay. Đó là những phong cách lãnh đạo gì và chúng có ưu, nhược điểm như thế nào?

Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về phong cách lãnh đạo được thực hiện vào năm 1939 bởi Kurt Lewin tạo tiền đề hình thành nên những mô hình phong cách hiệu quả nhất hiện nay. Tùy vào tính chất công việc, môi trường cạnh tranh mà mỗi nhà lãnh đạo thông thái sẽ lựa chọn một trong những phong cách phổ biến sau:

Đúng như cái tên, nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách độc đoán có xu hướng chỉ thị nhân viên mình làm theo những gì họ muốn, đồng thời phải tuân theo cách thức thực hiện do người đứng đầu đề xuất. Theo đó, quyền kiểm soát hoàn toàn tập trung trong tay nhà lãnh đạo, các cá nhân khó có cơ hội được đóng góp ý kiến.
Tổng thống của Mỹ, Abraham Lincoln được đánh giá là một nhà lãnh đạo chuyên quyền vì nhiều quyết định tự trị mà ông đã đưa ra trong suốt Nội chiến. Đặt trong lịch sử Hoa Kỳ có nhiều bất ổn (1861 – 1865), đất nước yêu cầu có một tổng thống táo bạo, người sẵn sàng đưa ra các quyết định khó khăn nhất. Từ đó, Lincoln đã vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độc đoán, nhưng vẫn chú trọng kết hợp hài hòa thái độ đúng đắn.

Abraham Lincoln nổi tiếng với phong cách lãnh đạo độc đoán
Trên thực tế, phong cách này cũng mang đến những lợi ích sau:

  • Tạo ra sự phân chia rõ ràng quyền hành giữa người lãnh đạo và các thành viên.
  • Tính chất chuyên quyền phù hợp khi đặt trong trường hợp công việc khẩn cấp, người đứng đầu cần đưa ra quyết định nhanh chóng khi đã nắm rõ toàn bộ thông tin cần thiết.
  • Ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án trở nên trì trệ vì tổ chức kém hoặc thiếu lãnh đạo.
  • Yêu cầu các cá nhân trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn.

Giống như William Arthur Ward đã từng nói “Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng, không phải sự chi phối; dựa trên sự hợp tác, không phải sự dọa dẫm.”

Những vấn đề tồn tại trong việc lạm dụng phong cách lãnh đạo độc đoán có thể xảy ra như sau:

  • Tập thể bị hạn chế những ý tưởng sáng tạo hay phương hướng giải quyết phong phú.
  • Tạo áp lực nặng nề cho nhân viên.
  • Ngăn cản mối quan hệ cởi mở, thân mật giữa lãnh đạo và cấp dưới.

Nếu người lãnh đạo có thời gian để điều hướng công việc và mong muốn tạo động lực từ nhân viên, thì họ nên sử dụng phong cách tham gia (dân chủ). Theo Lewin, phong cách lãnh đạo có sự tham gia đóng góp của tất cả cá nhân trong tập thể thường là phong cách lãnh đạo thực tế và hợp lý trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề và đánh giá hiệu quả của nhân viên.
Sự lãnh đạo của CEO Apple – Tim Cook cũng được xem là một minh chứng tiêu biểu của phong cách dân chủ. Khi ý tưởng về iWatch bắt đầu hình thành, Tim Cook đã chọn ít tham gia vào các chi tiết kỹ thuật và giao nhiệm vụ cho các thành viên tin cậy trong nội các của mình. Nhân viên của hãng “Táo khuyết” cũng đánh giá ông là người chu đáo, tận tình và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong công ty.

Tham khảo thêm  Chiến lược và triển khai chiến lược

Tim Cook – CEO Apple được mọi người biết tới là 1 nhà lãnh đạo dân chủ
Về ưu điểm, mỗi cá nhân cảm thấy bản thân là một phần quan trọng của tập thể. Các nhà lãnh đạo vừa tham gia khuyến khích các thành viên trong nhóm đóng góp ý tưởng, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói cuối cùng trong quá trình ra quyết định.

Bass, giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Lãnh đạo khẳng định các nhà lãnh đạo dân chủ “không nhấn mạnh khoảng cách xã hội”. Theo đó, mối quan hệ bền vững được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa người lao động và quản lý, trong khi các nhà lãnh đạo chuyên quyền dường như phô trương địa vị xã hội cao hơn của họ với cấp dưới.

Về nhược điểm, năng suất làm việc của nhà lãnh đạo dân chủ thường kém hơn so với nhà lãnh đạo độc đoán. Các nhà lãnh đạo có thể trở nên phụ thuộc quá mức vào chuyên môn và kinh nghiệm của cấp dưới. Điển hình là việc phân quyền cho các nhân viên Apple thực hiện phần lớn dự án iWatch khiến Tim Cook đưa ra quyết định chậm trễ và thiếu sáng suốt trong việc lắp ráp ổ đĩa.

Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo nên cẩn thận khi sử dụng phong cách có sự tham gia vì nó có thể gây tác dụng ngược. Đôi lúc, người đứng đầu xem xét và bỏ qua ý kiến không phù hợp của một vài thành viên. Điều này có thể dẫn đến những cá nhân cảm thấy thất vọng và năng suất làm việc của họ giảm xuống.

“Laissez-faire” trong tiếng Pháp có nghĩa là không can thiệp vào công việc của người khác. Thay vì trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định, nhà lãnh đạo ủy quyền đặt sự tín nhiệm của mình vào những thành viên tiềm năng, tạo cho họ không gian tự do phát triển ý tưởng, đồng thời, trợ giúp những nguồn lực và lợi khuyên cần thiết. Tuy không tham gia đưa ra quyết định cuối cùng cùng nhóm, người lãnh đạo vẫn phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó.

  • Người lãnh đạo không ôm xuể mọi công việc và phải đặt ưu tiên cũng như ủy thác một số nhiệm vụ nhất định.
  • Tăng năng lực phân tích tình huống và xác định phương hướng giải quyết của các thành viên.
  • Hữu ích trong các tình huống tập hợp các chuyên gia có trình độ cao, gắn kết sự tin tưởng, đồng lòng giữa cấp trên và cấp dưới.
  • Nhóm bị thiếu định hướng và chỉ định sát sao, các thành viên có xu hướng đổ lỗi cho nhau và từ chối trách nhiệm cá nhân.
  • Công việc kém hiệu quả nếu các thành viên trong nhóm không quản lý tốt thời gian hoặc không có kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
  • Lạm dụng sự tín nhiệm để lén lút đưa ra quyết định quá quyền hạn.
     

Lãnh đạo chuyển đổi thường được xem là phong cách hiệu quả nhất hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh. Chuyên gia lãnh đạo James McGregor Burns lần đầu tiên định nghĩa lãnh đạo biến đổi là một quá trình trong đó “các nhà lãnh đạo và những người cộng sự cùng nâng đỡ nhau để đạt đến các cấp độ đạo đức và động lực cao hơn”. 7 năm sau đó, Bernard M. Bass đã phát triển khái niệm lãnh đạo chuyển đổi là mô hình của sự liêm chính và công bằng, đồng thời nó có khả năng đặt mục tiêu rõ ràng và tạo kỳ vọng cao.
Để theo đuổi phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong thời đại mới, người đứng đầu phải đáp ứng 4 tiêu chí sau :

  • Vạch ra một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai
  • Thúc đẩy mọi người đóng góp ý tưởng và phân phối tầm nhìn
  • Quản lý phân phối tầm nhìn
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững dựa trên niềm tin của cộng sự với người lãnh đạo.

Tham khảo thêm  Chapter 9: Controlling

Một trong số ưu điểm chính của phong cách lãnh đạo là khả năng thúc đẩy, truyền cảm hứng cho mỗi thành viên trong nhóm vì họ luôn mong đợi những điều tốt đẹp đến từ sự kết nối. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi được đánh giá là có giao tiếp tốt, trí tuệ thông thái và nhạy bén về cảm xúc. Điều này dẫn đến năng suất cao trong công việc, thu hút sự tham gia và “đồng cam cộng khổ” cùng nhau khám phá, thực hiện chiến lược hiệu quả.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Kurt Lewin đã tiết lộ rằng phong cách lãnh đạo này mang đến hiệu suất cao hơn và sự hài lòng của nhóm được cải thiện hơn so với các phong cách lãnh đạo khác. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng, khả năng lãnh đạo biến đổi đã giúp cải thiện mức độ hạnh phúc giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, sếp thuộc phong cách lãnh đạo chuyển đổi phải điều chỉnh cách tiếp cận của mình để phù hợp với tình huống khó khăn, ví dụ như khi nhân viên bất hợp tác trong việc xây dựng tầm nhìn.

Khác với kiểu lãnh đạo chuyển đổi, phong cách tiếp theo xem mối quan hệ giữa sếp và nhân viên như là một giao dịch. “Giao dịch” thường liên quan đến tiền. Có thể hiểu rằng, mỗi tổ chức sẽ trả tiền cho nhân viên thông qua đánh giá nỗ lực và sự tuân thủ của họ đối với một nhiệm vụ ngắn hạn. Người lãnh đạo có quyền “trừng phạt” các thành viên trong nhóm nếu công việc của họ không đáp ứng tiêu chuẩn đề ra.

Lãnh đạo giao dịch, hay còn được gọi là lãnh đạo quản lý, tập trung vào vai trò giám sát, tổ chức và thực hiện công việc nhóm. Lãnh đạo giao dịch có mặt trong nhiều tình huống điều hành doanh nghiệp và nó mang lại một số lợi ích như:

Xác định vai trò rõ ràng, mỗi thành viên biết những gì họ được yêu cầu làm và những phần thưởng dành khi hoàn thành các nhiệm vụ này.Cho phép các nhà lãnh đạo đưa ra nhiều sự giám sát và định hướng nếu cần thiết.Nhân viên được thúc đẩy bởi các phần thưởng hấp dẫn và có xu hướng phát triển hơn.

Tuy nhiên, một trong những nhược điểm lớn nhất là phong cách giao dịch chính là vấn đề kìm hãm sự sáng tạo và tư duy vượt trội của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, cơ chế thưởng – phạt rạch ròi khiến mối quan hệ giữa chủ và nhân viên trở nên xa cách.

Video liên quan

Chủ đề