Phong tục hôn nhân của người việt là gì năm 2024

Cưới hỏi là một lễ trọng có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản, chỉ có một số lễ tục thay đổi để phù hợp với thời đại.

Lễ tục Cưới gả đã có từ trước, tới nay nó vẫn còn được mọi người trong nước áp dụng. Đây là điểm nổi bật trong phong tục tập quán đặc trưng nhất của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Cho đến thời đại hiện nay, tuy có nhiều thay đổi theo đà phát triển hiện đại nhưng Lễ Tục vẫn là nền tảng chủ đạo của mọi Lễ nghi trong cuộc sống của con người.

Nước ta với phần lớn là người dân tộc Kinh, trong khi đó lại chia làm hai nhóm theo tôn giáo để có những phong tục tổ chức lễ cưới khác nhau. Nhưng các lễ cưới dù được tổ chức ở đâu, theo phong tục nào thì đó cũng là một đại lễ quan trọng của đời người.

Với mục đích cung cấp cho các bạn những thông tin lễ nghi cơ bản trong phong tục cưới hỏi truyền thống cũng như hiện đại tác giả Trương Thìn dưới sự hiệu đính của Đại đức Thích Minh Nghiêm đã biên soạn ra cuốn sách Những điều cần biết về nghi lễ hôn nhân người Việt cuốn sách cần thiết cho những ai chuẩn bị bước vào cánh cửa hôn nhân hạnh phúc

  1. Quan niệm về hôn nhân “Ông bà anh yêu nhau thời chưa có tivi Ông bà anh yêu nhau thời chưa có xe hơi Ông thường đưa bà anh đi dạo quanh Trên con ngựa sắt Thống Nhất màu xanh Ông bà anh đưa nhau đi khắp phố xa Bà ngồi trên gác baga chiếc xe đạp tróc sơn Ông mua tặng bà anh một đóa hoa Và đó là món quà đầu tiên Ôi tình yêu, ngày xưa đẹp lắm con ơi Những dòng thư tay viết vội, những lời ngây ngô đầu môi Và thời ấy, bình dị lắm con ơi Chạm tay nhau một giây thôi, là nhớ nhau cả đời” Đó là lời mở đầu cho một bài hát đang làm mưa làm gió trên thị trường âm nhạc thời gian vừa qua. Lời hát đó là lời kể của một người cháu về tình yêu của ông bà mình thời xưa. Đó là một tình yêu bình dị, nhẹ nhàng. Và thời đó quan niệm về hôn nhân của họ cũng khác so với thời hiện tại.
  1. Quan niệm hôn nhân thời xưa Kết hôn là cuộc sống quan trọng của cả đời người. Mục đích của hôn nhân ngoài việc để duy trì nòi giống còn để xây dựng những gia đình hạnh phúc. Gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới thanh bình. Với quan niệm như vậy nên người xưa rất coi trọng việc kết hôn. Ngày xưa tư tưởng nho giáo ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân. Nam nữ không được tự do luyến ái, tìm hiểu, yêu thương nhau như bây giờ. "Môn đăng hộ đối", "Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống" là những quan niệm thời xưa. Thế nên việc hôn nhân đại sự là việc của ông bà, cha mẹ hai bên sắp đặt. Căn cứ để chọn dâu hiền, chọn rể thảo của các bên cha mẹ, ngoài việc môn đăng hộ đối, việc hợp tuổi nhau, hợp ý hai gia đình thì cho cưới hỏi, trai gái nhiều khi cũng không được biết mặt nhau, cứ thuận theo sự sắp đặt của ông bà, cha mẹ và về ở với nhau. Vì vậy ngày xưa việc coi tuổi của đôi bên nam nữ đặc biệt quan trọng. Họ cho rằng vận mệnh của con người đã được sắp đặt từ kiếp trước và cứ thể thuận theo ý trời là sẽ hạnh phúc.
  2. Quan niệm hôn nhân hiện đại Do xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng “thoáng” hơn, tự do hơn , thoải mái hơn ngày xưa rất nhiều bởi giới trẻ có thể hoàn toàn làm chủ trong vấn đề hôn nhân. Phụ nữ kết hôn khi còn rất trẻ. Quan niệm con gái không cần học cao, quan trọng là phải kiếm được tấm chồng cho ra chồng để nâng khăn sửa túi đã bó buộc nhiều người phụ nữ thời các cụ. Các cô gái mới “nhú” đến tuổi cập kê đã rộn rã theo chồng, để rồi không ít người phải hát lời ru buồn, cả đời bó buộc vào “tòng phu, tòng tử”.

Ngày nay, dù bạn đã 30 mà chưa kết hôn cũng không còn là chuyện lạ. Thậm chí khoa học đã chứng minh, bộ não con người chỉ đến tuổi 26 mới đạt tới sự trưởng thành toàn diện, tốt nhất là nên chờ đến lúc “đủ khôn” mới nên chọn bạn đời. “Chồng đi kiếm ăn, vợ ở nhà trông con” - chính quan niệm lỗi thời này khiến hôn nhân của các cụ bị bó buộc về tài chính và xuất hiện quá nhiều gánh nặng. Dù thế nào, cả hai người cùng lao động nuôi sống gia đình luôn tốt hơn một người quần quật chu cấp cho cả gia đình đông con. Ngày nay, phụ nữ có thể ở nhà, theo đuổi sự nghiệp hay cùng lúc thực hiện cả hai công việc đó. Vấn đề nằm ở chỗ, đây là lựa chọn của cô ấy và cô ấy có thể thay đổi vai trò bất cứ lúc nào. Một lúc đảm nhận nhiều vai trò - người mẹ, người vợ, người lao động, người tình nguyện, người biết dành thời gian cho những sở thích riêng - có thể tăng cường sự tự tin. Nếu việc không suôn sẻ ở vai trò này, họ có thể tìm thấy niềm an ủi, sự khuyến khích ở vai trò khác. Có thể hiểu rằng, hôn nhân hiện đại là một cái gì đó tự nhiên, không quá áp lực bởi nhiều yếu tố khách quan, "Yêu là cưới". Chúng ta đủ lớn để chịu trách nhiệm cho những điều mình làm ra. II. Lễ Dạm Ngõ Trong phong tục cưới hỏi truyền thống của Việt Nam, thì cô dâu, chú rể Việt Nam sẽ phải trải qua 3 nghi lễ chính rất quan trọng trong hôn nhân không thể bỏ qua đó là, theo thứ tự là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ đón dâu. Lễ Dạm Ngõ (gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ dạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ dạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: một cơi trầu và cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu, ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Thường ở miền Bắc, số lượng mỗi loại lễ vật phải là chẵn, ví dụ hai gói chè, hai chục cau, hai chục lá trầu. Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý. Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền. Lễ dạm ngõ là buổi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình, không cần rườm rà nên thành phần chủ yếu là người thân thiết.  Thành phần tham dự bao gồm:

Trầu, cau, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc lá, bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới... v Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm - bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày - bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay. Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển). Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, "Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới. 3. Thủ tục  Rước lễ vật Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.  Tiếp khách Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.  Cô dâu Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.

 Nhà gái Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân. Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.  Biếu trầu Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ. Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp ai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.  Trang phục Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt  Chia lễ Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thiết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng bốn năm năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày. Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu: Cưới vợ thì cưới liền tay, Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha. Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng. IV. Lễ Thành Hôn

  1. Lễ xin dâu Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là mẹ chú rể cùng cô hoặc bác thân thiết sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâuẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng nhiên, hiện nay nhiều người thường muốn tranh thủ thời gian trong buổi lễ đón

 Cô dâu, chú rể mời trà, rượu và trầu cau Sau khi khấn vái gia tiên, cô dâu, chú rễ sẽ mang trà, rượu và trau cau mời quan viên hai họ, trước hết là người chủ hôn, ông bà, cha mẹ, sau đến người thân, họ hàng, bạn bè.  Tiệc tại nhà gái Ngày xưa, nhà gái cũng sẽ sắp cỗ mời nhà trai nhưng ngày nay, thủ tục rước dâu được giản lược đi chỉ là mời bánh trái và trà nước mà thôi vì thời gian lưu lại nhà gái thường không được lâu, đoàn rước dâu cần phải về đúng giờ lành để còn kịp làm lễ thành hôn ở nhà trai nữa.  Nhà gái lại quả Tục lại quả là một tục lệ rất quan trọngà gái sẽ lấy ra một phần lễ trong các mâm tráp để biếu lại nhà trai trước khi họ ra về.  Đưa nàng về dinh Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn rước dâu nhà trai sẽ có lời xin phép được đón cô dâu về nhà. Khi đi, cô dâu sẽ đi cạnh chú rể, không được ngoái đầu nhìn lại và được mẹ chồng dẫn ra xe hoa. Đi cùng với đoàn nhà trai là đoàn đưa dâu nhà gái, và thường thì người cha sẽ là người đưa cô dâu về nhà chồng đúng theo tục lệ “cha đưa mẹ đón”.  Thủ tục tại nhà trai Khi về đến nhà trai, cô dâu, chú rể cùng người chủ hôn, ông bà, cha mẹ và những người đại diện khác sẽ tiến thẳng vào nhà.Tiếp đến, hai bên gia đình sẽ có lời trao nhận dâu, rể và cô dâu, chú rể sẽ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên nhà trai. Sau đó, cô dâu, chú rể ra sân làm lễ thành hôn với màn trao nhẫn cưới, cùng với đó thì cha mẹ, người thân đàng trai sẽ trao gửi quà và lời nhắn nhủ tới đôi vợ chồng trẻ. Kết thúc lễ cưới, nhà trai có thể mời cơm đoàn đưa dâu bên nhà gái trước khi ra về nữa nhé. 3. Trải giường chiếu Phòng tân hôn không chỉ là căn phòng đón cô dâu mới mà còn là nơi riêng tư, quan trọng trong cuộc sống vợ chồng của cặp đôi mới cưới. Hơn thế nữa, khi nhà gái đưa dâu về nhà chồng, gia đình nhà trai sẽ đưa đại diện nhà gái lên xem phòng tân hôn, coi như giới thiệu nơi ở của cô dâu mới. Vì vậy, phòng tân hôn và giường cưới luôn được trang trí đặc biệt bởi đó chính là "bộ mặt" và thể diện của nhà trai. Thông thường, trước khi nhà trai làm lễ đón dâu, những người phụ nữ thân thiết trong gia đình chú rể sẽ trang trí phòng ở cho đôi uyên ương mới. Toàn bộ giường sẽ được sắm mới, hoặc nếu không, gia đình nhà trai phải chuẩn bị chăn, gối, đệm mới để trải giường. Việc trải giường cưới cũng phải được tiến hành vào một giờ đẹp, hợp với tuổi của cô dâu chú rể. Không phải ai cũng có thể trải giường cưới cho đôi uyên ương mà người được chọn phải là một phụ nữ thân thiết với nhà trai, đã lập gia đình và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, có cả con gái lẫn con trai. Phong tục khắt khe như vậy bởi các bà, các mẹ tin rằng đôi uyên ương mới cũng sẽ có được cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc như người trải giường phòng tân hôn. Tại một số địa phương, khi trải giường cưới, người phụ nữ chịu trách nhiệm làm việc này sẽ chuẩn bị 5 phong bao lì xì đỏ, trong phong bì có để một số tiền may mắn nhất định, rồi đặt 4 phong bao ở 4 góc giường, bao lì xì còn lại sẽ để ở

chính giữa giường. Việc làm này có ý nghĩa cầu chúc sự sung túc, phú quý sẽ đến với đôi uyên ương mới cưới. Ngày nay, nhiều nhà đã bỏ đi phần phong bao lì xì, mà chỉ chuẩn bị hoa tươi trong phòng và rải những cánh hoa hồng nhung trên giường tượng trưng cho hạnh phúc. Ngoài ra, ở một số địa phương còn có tục lệ cho trẻ con ngồi lên giường cưới. Thông thường, không ai được ngồi lên giường tân hôn, nhưng một số người Việt lại cho rằng, nên cho các bé trai chơi trên giường với hy vọng cặp vợ chồng sẽ sớm sinh quý tử. Tuy có nhiều phong tục và nghi lễ, nhưng việc trải giường cưới chủ yếu nhằm mục đích cầu chúc sự an lành, hạnh phúc tới các đôi tân lang, tân nương. Cũng vì thế mà các nghi thức này có thể thay đổi theo từng gia đình và theo quan niệm của từng người. Nếu các gia đình cầu kỳ và coi trọng lễ nghĩa thì hai nhà nên bàn bạc và có sự thống nhất từ trước để đám cưới diễn ra vui vẻ. 4. Lễ hợp cẩn Lễ hợp cẩn hay còn gọi là lễ uống rượu chung của đôi vợ chồng mới cưới. Khi cô dâu bắt đầu về nhà chồng ra mắt họ hàng hai bên, cặp đôi sẽ được một dì hoặc bác trong gia đình nhà trai đưa vào phòng tân hôn. Theo tục lệ cũ, lúc này người được giao trách nhiệm trải giường, và rót 1 ly rượu, cô dâu chú rể mỗi người sẽ uống nửa ly với ý nghĩa cùng nhau nếm được đắng cay trong cuộc sống. Nhưng cũng có ý nghĩa cho rằng lễ hợp cẩn là lễ kết hợp hai con người mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở về tình cảm và con cái. Ngày nay, lễ hợp cẩn chính là lễ uống rượu giao bôi và rót rượu tháp ly. Trong tục lệ cưới hỏi của người Việt, có rất nhiều những nét đẹp văn hóa mà con người hiện đại còn lưu giữ được. Lễ hợp cẩn là một trong những nghi thức đó mà bạn cần lưu tâm. Có người cho rằng uống rượu giao bôi đã được du nhập từ nước ngoài nhưng thực sự nó đã có từ rất lâu đời trong truyền thống của người Việt Nam. 5. Tiệc cưới Dù đám cưới lớn hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc. Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Nếu ở thành phố lớn, gia đình không có đủ không gian rộng để tổ chức tiệc cưới thì đám cưới sẽ tổ chức ở nhà hàng, khách sạn. Sự lựa chọn địa điểm tổ chức thì tùy vào điều kiện gia đình cô dâu và chú rể, có thể là một sảnh nhỏ của nhà hàng, hoặc là những khách sạn 3*,4*. 6. Lễ lại mặt

đeo nhẫn). Lễ cưới ở nhà thờ luôn phải cử hành trước lễ gia tiên. Ở hải ngoại, nếu lễ cưới được cử hành ở nhà thờ thì nhà thờ đã thừa lệnh của chính quyền địa phương để làm giấy hôn thú cho chú rể cô dâu ngay tại nhà thờ trong khi làm lễ cưới. Nhưng ở Việt Nam, vì không có quy chế này nên cô dâu và chú rể bắt buộc phải có Giấy đăng ký kết hôn từ chính quyền thì mới được tổ chức lễ cưới. Khác với ở nhà chùa, nhà thờ quy định thánh đường chỉ là nơi tổ chức hôn lễ, bởi vậy tiệc cưới chúc mừng đôi uyên ương có thể đến khách sạn, nhà hàng để tổ chức như thường 2. Cưới chạy tang Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định "Việc để tang không cản trở việc kết hôn" nhưng việc cưới chạy tang vẫn có thể xảy ra. Cưới chạy tang tức đám cưới cử hành trước đám tang. Trường hợp cha mẹ hay người thân (thuộc ngũ hạng tang) mất thình lình mà hai đưa trẻ đã hứa hôn hay đính hôn, nếu phải chờ cho mãn tang thì bất tiện nên hai nhà thu xếp để cho làm đám cưới trước và sau đó mới cử hành tang lễ. Lễ cưới cũng đủ các giai đoạn nhưng giản lược đi nhiều. 3. Đám cưới tập thể Là hình thức tuy một lễ cưới nhưng cho nhiều cặp cô dâu chú rể. Vừa qua, tại thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ cưới tập thể cho thanh niên khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tại Cần Thơ lần thứ I năm 2016. Với sự tham gia dự kiến từ 60 cặp đôi đến 71 cặp đôi uyên ương đến từ các tỉnh, thành có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật. Mục đích của chương trình nhằm tôn vinh và giữ gìn nét đẹp của lễ cưới truyền thống Việt Nam, loại bỏ những nghi lễ phong kiến lạc hậu, đề cao lối sống tiết kiệm và văn minh trong giới trẻ. Đồng thời, sự kiện còn mang lại niềm tin vào cuộc sống, đồng hành và chia sẻ những khó khăn với các bạn thanh niên công nhân. Các cặp đôi tham gia đều là những người có hoàn cảnh khó khăn, không thể tổ chức đám cưới cho riêng mình. Sáng 2/9, hòa chung trong không khí đất nước mừng ngày Quốc khánh , 100 cặp đôi tại TP HCM cũng hạnh phúc đón chờ giây phút thiêng liêng của cuộc đời mình với nụ cười rạng rỡ, trong không gian sắc màu cờ hoa, áo dài khăn đóng tươi thắm 4. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài Là khi một người Việt Nam kết hôn với một người có quốc tịch không phải là Việt Nam. Sau khi kết hôn hai người có thể thay đổi sang quốc tịch của người kia hoặc có cả hai quốc tịch tuỳ vào luật pháp của mỗi quốc gia. Hôn nhân với những người thuộc các quốc gia phương Tây thường là lựa chọn được các cô gái Việt Nam yêu thích vì những người phương Tây như châu Âu, châu Mỹ có tiếng là có lối sống văn minh và tôn trọng phụ nữ. Ngày 11/9 vừa qua, cô gái gốc Ninh Bình, Nguyễn Thị Mai đã có một đám cưới trong mơ giữa rừng cẩm tú cầu bên bãi biển cùng người đàn ông của cuộc đời, Andrew, hơn cô 25 tuổi, người đàn ông thành thạo tiếng Nhật, Trung, Pháp ấy là một trong 5 cổ đông của một chuỗi nhà hàng ăn nhanh toàn cầu, và cổ đông của một số dự án tàu điện ngầm ở châu Á, có tiềm lực kinh tế rất vững. Nhưng nhiều khi cũng có mặt trái khi xuất hiện một trào lưu mới của một bộ phận phụ nữ, nhằm có điều kiện di cư hoặc cải thiện đời sống kinh tế gia đình. Yếu tố nước ngoài có thể là kết hôn với người nước ngoài da trắng, Việt Kiều hoặc về sau là người dân các nước quanh vùng như người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore. Một số vùng quê đồng bằng sông Cửu Long đã có hiện tượng bắt

chước nhau cùng lấy chồng ngoại để giúp cha mẹ, phần lớn họ là những phụ nữ thiếu học vấn, không rành tiếng nước ngoài, phong tục nơi sắp đến và không biết cách kêu cứu khi bị ngược đãi. Thông qua các công ty mai mối hôn nhân một người đàn ông độc thân từ 20 đến 70 tuổi chỉ cần một cú điện thoại, một số tiền cọc 1 đô la Singapore là có thể lựa chọn trong một số đông phụ nữ trẻ Việt Nam được trưng bày trong các "bể cá". Đã có một số cô dâu vùng quê bị chồng hoặc gia đình chống ngược đãi, hành hạ, đánh chết sau một thời gian ngắn kết hôn với người ngoại quốc xa lạ vừa mới được môi giới thông qua một đám cưới tập thể ở thành phố rồi bỏ nước ra đi làm dâu nơi xứ người. 5. Lễ tuyên hôn Hay là còn gọi là Lễ Tuyên bố là lễ cưới không theo trình tự hỏi, cưới ở trên mà Lễ cưới và Ăn hỏi nhập chung lại thành một gọi là đám cưới một lễ. Trước đây hình thức này rất phổ biến trong quân đội

Phong tục hôn nhân của người Việt mang những ý nghĩa gì?

Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ.

Đám cưới ngày xưa gọi là gì?

Việt Nam. Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới, hôn lễ. Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình.

Hôn nhân truyền thống là gì?

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, hôn nhân không phải là việc hai người lấy nhau mà còn là việc của hai bên gia đình, dòng tộc. Hôn nhân không chỉ là chuyện của hai cá nhân mà phải gắn với quyền lợi của gia tộc, tập thể cộng đồng.

Phong tục cưới gồm những gì?

1 Lễ dạm ngõ Đây là một trong những nghi lễ quan trọng. ... .

2 Lễ ăn hỏi. Buổi lễ này nhằm thông báo chính thức giữa hai bên nội ngoại gia đình về việc hứa gả con gái giữa hai họ. ... .

3 Lễ cưới (lễ thành hôn) ... .

4 Phong tục cưới hỏi của 3 miền. ... .

5 khoản tiền người lao động có thể nhận sau khi nghỉ việc..

Chủ đề