Phương pháp bảo toàn electron NÂNG CAO

Phần I: MỞ ĐẦU Cơ sở lý luận: Dạy và học hoá học ở các trường hiện nay đã và đang được đổi mới tích cực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của trường THCS. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kĩ năng, các nhà trường còn phải chú trọng đến công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc phát triển giáo dục ở các địa phương. Đặc biệt ở các trường THCS của huyện. Xuất phát từ nhiệm vụ năm học do Phòng GD & ĐT và Trường THCS Yên Lạc đề ra, với mục tiêu: “ Nâng cao số lượng và chất lượng ở các đội tuyển HSG các cấp, đặc biệt là HSG cấp tỉnh ”. Mặt khác, chương trình hoá học THCS đồng tâm với chương trình hoá học THPT. Do vậy lượng kiến thức đối với HSG là rất rộng ( nhiều bài tập là đề thi tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, hoặc đề HSG của lớp 11, 12), nên trong học hoá học không chỉ đơn thuần là sử dụng kiến thức cũ mà có cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong các tình huống mới. Xuất phát từ thực tế giảng dạy các bài toán hoá học cho thấy, một bài toán hoá học có thể có nhiều lời giải khác nhau: có những cách giải dài dòng khó hiểu, có những cách ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu. Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu đó chúng ta phải tìm tòi và phát hiện ra các cách giải đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Qua thực tiễn tìm hiểu, tham khảo các tư liệu trong giảng dạy hoá học, tôi đã xây dựng và áp dụng chuyên đề: “ BÀI TOÁN ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ELECTRON ” nhằm giúp các em học sinh có kinh nghiệm trong giải toán hoá học, các em có cách giải mới, nhanh gọn, dễ hiểu và đơn giản cho các bài toán liên quan đến phản ứng oxi hoá khử. Giúp các em hứng thú, say mê trong học tập hoá học ở THCS nói riêng. Mục đích và đối tượng: Mục đích: Nghiên cứu các kinh nghiệm về bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập hoá học cho học sinh lớp 9 dự thi HSG cấp tỉnh. Nêu ra phương pháp giải các dạng toán áp dụng định luật bảo toàn electron nhằm giúp học sinh nhận dạng và giải nhanh các bài tập hoá học liên quan đến phản ứng oxi hoá khử. Đối tượng: Học sinh đội tuyển học sinh giỏi môn hoá học của Trường THCS Yên Lạc. Phần II: NỘI DUNG MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NHỚ Một số khái niệm cơ bản. Chất oxi hoá: là chất nhận electron của chất khác. Chất khử: là chất nhường electron cho chất khác. Quá trình oxi hoá: là quá trình xảy ra sự mất electron. Quá trình khử: là quá trình xảy ra sự nhận electron. VD: Xác định các chất oxi hoá, các chất khử và viết các bán phản ứng oxi hoá khử sau: - Chất oxi hoá: Mn+7(KMnO4) - Chất khử: Cl-1(HCl) - Quá trình nhường electron: 2Cl-1 → Cl2 + 2e 1 mol 2 (mol electron) - Quá trình nhận electron: Mn+7 + 5e → Mn+2 1 mol 5 mol electron Al0 + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + H2O - Chất oxi hoá: N+5(HNO3) - Chất khử: Al - Quá trình nhường electron: 1 mol 3 mol electron - Quá trình nhận electron: 2N+5 + 2 x 4e → 2N+1 2x4 mol electron 1 mol Nội dung: Nguyên tắc: Trong một phản ứng oxi hoá khử: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxi hoá nhận. Từ đó có thể suy ra: Tổng số mol electron mà các chất khử nhường bằng tổng số mol electron do các chất oxi hoá nhận. Dựa trên nguyên tắc này chúng ta có thể giải được nhiều bài toán nếu dùng các phương pháp khác sẽ không giải được hoặc lời giải dài dòng, phức tạp. Phạm vi áp dụng. Các bài toán liên quan đến phản ứng oxi hoá khử trong chương trình THCS và THPT, đặc biệt là các bài toán oxi hoá khử phức tạp nhiều giai đoạn, nhiều quá trình. Một số lưu ý: Bài toán còn phải kết hợp thêm các phương pháp khác như: phương pháp bảo toàn nguyên tố, phương pháp bảo toàn khối lượng. Tính oxi hoá của các axit: HNO3, H2SO4 đặc nóng. + Sản phẩm khử của HNO3 thường là: N2, NO, NO2, N2O, NH4NO3. + Sản phẩm khử của H2SO4 đặc nóng: SO2, S, H2S. Một số axit có tính khử như: HCl, HBr, HI, H2S . Nếu một hoặc nhiều kim loại tác dụng với các axit có tính oxi hoá mạnh như: HNO3, H2SO4 đặc, nóng. thì ngốc axit trong muối = Nếu bài toán tạo ra các sản phẩm có số oxi hoá trung gian thì ta chỉ quan tâm đến trạng thái số oxi hoá đầu và cuối của chất khử và chất oxi hoá, mà không cần quan tâm đến giai đoạn trung gian. Ví dụ 1 : Để sắt ngoài không khí một thời gian thu được hỗn hợp gồm sắt và các oxit sắt. Hoà tan hỗn hợp này bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch muối sắt (III) nitrat và khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Ở VD này ta nhận thấy: Fe0 hỗn hợp có Fe0, Fe+2, Fe+8/3, và Fe+3 Fe+3 Do đó ta có thể bỏ qua giai đoạn trung khi tạo thành hỗn hợp, mà bản chất chỉ từ Fe0 Fe+3 Ví dụ 2: Trộn bột Al với Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn. Hoà tan hỗn hợp chất rắn trên bằng lượng vừa đủ dd H2SO4 đặc nóng, thu được khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Ở VD này ta nhận thấy: Al0 Al+3 Fe+3 hỗn hợp có Fe0, Fe+2, Fe+8/3, và Fe+3 Fe+3 Do vậy ta có thể bỏ qua quá trình nhận electron của Fe+3 và quá trình nhường electron của Fe và các oxit sắt. Vì vậy quá trình nhường electron chỉ do Al0 Al+3 Quá trình nhận electron của S+6S+4 Dựa vào phương pháp định luật bảo toàn electron, theo tôi chia làm 3 dạng bài tập cơ bản: Bài toán có một chất khử và một chất oxi hoá. Bài toán có nhiều chất khử và một chất oxi hoá ( hoặc một chất khử và nhiều chất oxi hoá). Bài toán có nhiều chất khử và nhiều chất oxi hoá. ÁP DỤNG. Bài toán có một chất khử và một chất oxi hoá. Ví dụ 1. (Đề thi HSG tỉnh Phú Thọ năm 2005 - 2006) Hoà tan hết 2,16 gam FeO trong HNO3 sau phản ứng thấy thoát ra 0,244 lit khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tìm X? Hướng dẫn Khí X sinh ra chứa nitơ: NxOy (x= 1, 2. y = 0, 1, 2, 3). Ta có: nFeO = 0,03 mol, nX = 0,01 mol Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử: Fe+2 → Fe+3 + 1e xN+5 + (5x- 2y)e → xN+2y/x. 0,03 mol 0,03 mol (5x – 2y)0,01mol 0,01x mol Áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: 0,03 = (5x – 2y)0,01. Vậy 5x – 2y = 3 x 1 2 y 1 (nhận) 2,5 (loại) Vậy X là: NO Ví dụ 2: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng) Trộn 5,4 gam Al với hỗn hợp Fe2O3 và CuO, rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn A. Hoà tan hỗn hợp chất rắn A bằng lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lít khí N2O (đktc)( N2O là sản phẩm khử duy nhất). Hướng dẫn: Các quá trình nhường và nhận electron. Al → Al+3 + 3e 0,2 mol 0,6 mol 2N+5 + 2 x 4e → 2N+1 8a mol a mol Theo định luật bảo toàn electron ta có: 8a = 0,6 a = 0,075 (mol) Vậy: (lít) Nhận xét: ở đây ta bỏ qua quá trình nhường và nhận electron của Fe+3 và Cu+2 vì ban đầu là Fe+3 và Cu+2 trong các hợp chất, nhận electron thành Fe và Cu nhưng khi phản ứng với HNO3 thì lại thành Fe+3 và Cu+2. Ví dụ 3: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng) Nung m(g) Fe2O3 với khí CO thiếu thu được 6,52(g) hỗn hợp Y gồm 4 chất rắn. Hòa tan Y hết vào dd HNO3 thì thu được 6,72lít khí NO (đktc) duy nhất. Tìm m. Hướng dẫn: nNO = 0,3 (mol) Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử: C+2 → C+4 + 2e a mol a mol 2a mol N+5 + 3e → N+2 0,9 mol 0,3 mol Áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta tính được: II. Bài toán có nhiều chất khử và một chất oxi hoá ( hoặc một chất khử và nhiều chất oxi hoá). Ví dụ 1: (Đề thi HSG tỉnh lớp 9 - Gia Lai năm học 2009 - 2010) Để m gam sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X có khối lượng (m + 1,6) gam. Nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra. Tính m. Hướng dẫn Trong chất X có thể có: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 nên ta có sơ đồ: m (g) Fem + 1,6 (g) hh X có: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 4,48 lít SO2 dd Fe2(SO4)3 Vậy ta có các quá trình nhường và nhận electron của các chất: Quá trình nhường electron. Fe → Fe+3 + 3e Quá trình nhận electron. O2 + 4e → 2O-2 0,05 mol 0,2 mol S+6(H2SO4) + 2e → S+4(SO2) 0,4 mol 0,2 mol Theo định luật bảo toàn electron ta có: Tổng số mol electron nhường = tổng số mol electron nhận. Ví dụ 2: ( Đề thi Olympic – 30/04/2006) Cho 2,52 g hh X gồm Al và Mg trộn theo tỉ lệ mol 2 : 3 tác dụng với H2SO4 đặc thì thu được muối sunfat và 0,03 mol một sản phẩm duy nhất chứa lưu huỳnh. Xác định sản phẩm tạo thành và viết các phương phản ứng. Hướng dẫn: Theo bài ra ta tính được số mol của Al và Mg nAl = 0,04 (mol) nMg = 0,06 (mol) Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử như sau: Al → Al+3 + 3e Mg → Mg+2 + 2e 0,04 mol 0,12 mol 0,06 mol 0,12 mol S+6 + ne → S+(6 - n) 0,03n 0,03 Theo định luật bảo toàn electron ta có: 0,03n = 0,24 n = 8. Vậy sản phẩm khử là: H2S Ví dụ 3: (Các dạng toán và PP giải hoá học 12 - phần vô cơ - Lê Thanh Xuân) Cho hỗn hợp kim loại A gồm Zn và Al. Lấy nửa hỗn hợp A tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xong đem toàn bộ chất rắn tạo thành cho tác dụng hết với HNO3 thu được 4,48 lít NO duy nhất (đktc). a. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng hết với HNO3. Tính thể tích khí N2 duy nhất (đktc) sinh ra b. Nếu khối lượng hỗn hợp A là 24,9 gam. Tính khối lượng từng kim loại trong A. Hướng dẫn: Số mol NO = 0,2 (mol) Gọi x, y là số mol Zn, Al trong nửa hỗn hợp A. Zn → Zn+2 + 2e Al → Al+3 + 3e x mol 2x mol y mol 3y mol N+5(HNO3) + 3e → N+2(NO) 0,6 mol 0,2 mol Þ 2x + 3y= 0,6 (1) a) Hỗn hợp A tác dụng hết với HNO3 : Zn → Zn+2 + 2e Al → Al+3 + 3e 2x 4x 2y 6y 2N+5(HNO3) + 10e → N2 10a mol a mol Ta có: 4x + 6y = 10a Vậy (lít) b) 65x + 27y = 12,45 (2) Þ x = 0,15 ; y = 0,1 mZn= 0,15.65 .2 = 19,5 (g); mAl = 24,9 - 19,5 = 5,4 (g) III. Bài toán có nhiều chất khử và nhiều chất oxi hoá. Ví dụ 1: (Đề thi HSG tỉnh lớp 9 - Phú Yên năm học 2006 - 2007) Hoà tan m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (có hoá trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối khan. Tính m. Mặt khác cũng hoà tan m gam hỗn hợp A trên trong dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816 lít hỗn hợp 2 khí (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 25,25. Xác định kim loại M. Hướng dẫn Các phương trình phản ứng xẩy ra: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 2M + 2nHCl ® 2MCln + nH2 . Số mol H2 = 1,008 : 22,4 = 0,045 Þ số mol HCl phản ứng = 0,045.2 = 0,09 Bảo toàn khối lượng : Khối lượng kim loại + khối lượng HCl phản ứng = khối lượng muối + khối lượng H2 Þ m + 0,09.36,5 = 4,575 + 0,045.2 Þ m = 1,38 (g) Gọi x, y là số mol Fe, M 56x + My = 1,38 (1) 2x + ny = 0,09 (2) - Tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 : Số mol 2 khí = 1,8816 : 22,4 = 0,084 ; 2 khí = 25,25.2 = 50,5 Khối lượng mol NO2 = 46 50,5 Þ SO2 Þ Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử như sau: Fe → Fe+3 + 3e x mol 3x mol M → M+n + ne y mol ny mol N+5(HNO3) + 1e → N+4(NO2) 0,063 mol 0,063 mol S+6(H2SO4) + 2e → S+4(SO2) 0,042 mol 0,021 mol Theo định luật bảo toàn electron ta có: 3x + ny = 0,105 (3) Từ (2), (3) x = 0,015 ny = 0,06 thế vào (1): 56.0,015 + M . 0,06 : n = 1,38 Þ M = 9n chọn n = 3 Þ M = 27(Al) Ví dụ 2: (PP giải toán hoá vô cơ - Quan Hán Thành) 1. Cho 7,22g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau: - Hoà tan hết phần 1 trong dung dịch HCl được 2,128 l H2. - Hoà tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 được 1,792 l khí NO duy nhất. Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X? 2. Cho 3,61g X tác dụng với 100ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 8,12g chất rắn D gồm 3 kim loại . Cho chất rắn D tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 l H2. Các chất khí đo ở đkc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch A. Hướng dẫn: Đặt số mol của kim loại Fe và M trong một nửa hỗn hợp là x, y và hoá trị của M là n: Theo bài ra ta có: 56x +My =3,61(1) Các bán phản ứng oxi hoá khử xẩy ra: Phần 1: Fe → Fe+2 + 2e x mol 2x mol M → M+n + ne y mol ny mol 2H+ + 2e → H2 0,19 mol 0,095 mol Theo định luật bảo toàn electron ta được: 2x + ny = 0,19(2) Phần 2: Fe → Fe+3 + 3e x mol 3x mol M → M+n + ne y mol ny mol N+5(HNO3) + 3e → N+2(NO) 0,24 mol 0,08 mol Theo định luật bảo toàn electron ta được: 3x + ny = 0,24(3) Từ (1), (2), (3) ta tính được: x = 0,05 mol y = mol M = 9n. n 1 2 3 M 9(loại) 18 (loại) 27(nhận) Vậy M là Al. x = 0,05 mol y = 0,03 mol %mFe = 77,56% ; %mAl = 22,44% Đặt nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong 100 ml dung dịch A là a và b. Số mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong 100 ml dung dịch A: 0,1a và 0,1b Vì chất rắn D gồm 3 kim loại nên Fe dư, các muối trong dung dịch A hết. Chất rắn D tác dụng với dung dịch HCl chỉ có Fe phản ứng: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 Số mol của sắt dư: nFedư = Vậy số mol Fe phản ứng với dung dịch A: 0,03 mol Ta có các bán phản ứng oxi hoá khử: Fe → Fe+2 + 2e Cu+2 + 2e → Cu 0,02 mol 0,04 mol 0,1a mol 0,2a mol 0,1a mol Al → Al+3 + 3e Ag+ + e → Ag 0,03 mol 0,09 mol 0,1b mol 0,1b mol 0,1b mol Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 0,2a + 0,1b = 0,13(1) mD = mFedư + mCu + mAg mCu + mAg =6,44 64.0,1a + 108.0.1b = 6,44(2) Từ (1) và (2) ta tính được: a = 0,5M b = 0,3M Ví dụ 3: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng) Hỗn hợp A gồm Mg và Al, hỗn hợp B gồm O2 và Cl2. Cho 1,29 gam hôn hợp A phản ứng hết với 1,176 lít hỗn hợp B (đktc) thu dược 4,53 gam hỗn hợp X gồm các oxit và muối clorua. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Hướng dẫn: nB = 0,0525(mol) - Đặt a, b là số mol của Mg và Al trong 1,29 gam hỗn hợp A. Ta có: 24a + 27b = 1,29 (1) - Đặt x, y là số mol của O2 và Cl2 trong hỗn hợp B Ta có: x + y = 0,0525 (2) Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mX mB = 4,53 - 1,29 = 3,24 (gam) 32x + 71y = 3,24 (3) Các bán phản ứng oxi hoá khử xẩy ra: Mg → Mg+2 + 2e O2 + 4e → 2O-2 a mol 2a mol x mol 4x mol Al → Al+3 + 3e Cl2 + 2e → 2Cl-1 b mol 3b mol y mol 2y mol Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2a + 3b = 4x + 2y (4) Từ 1, 2, 3 và 4 ta có: a = 0,02 (mol) b = 0,03 (mol) x = 0.0125 (mol) y = 0,04 (mol) %mMg = 37,2% ; %mAl = 62,8% LUYỆN TẬP Bài 1: (PP giải toán hoá vô cơ - Quan Hán Thành) Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hoá trị không đổi . Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dd HNO3 đun nóng, thu được dd A1 và 13,216 lit (đkc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng là 26,34g gồm NO2 và NO. Thêm 1 lượng dư dd BaCl2 loãng vào A1, thấy tạo thành m1 g kết tuả trắng trong dd dư axit trên. Hãy cho biết kim loại M trong MS là kim loại gì ? Tính giá trị khối lượng m1.Tính % khối lượng các chất trong X. Đáp số: M là Zn, m1 = 20,97g. %mFeS2 = . %mZnS = 44,7% Bài 2: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Đỗ Xuân Hưng) Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và 1,7g AgNO3 vào nước được 101,43g dd A. Cho 1,57g hh X bột kim loại gồm Zn và Al vào dd A rồi khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được phần rắn B và dd D chỉ chứa 2 muối. Ngâm B trong dd H2SO4 loãng không thấy có khí thoát ra.Tính C% mỗi muối có trong dd D. Đáp số: C% (Zn(NO3)2) =3,78%. C% (Al(NO3)3) = 2,13% Bài 3: (PP giải toán hoá vô cơ - Quan Hán Thành) Hoà tan 22,064g hỗn hợp X gồm Al và Zn vừa đủ với 500ml dd HNO3 loãng thu được dd A và 3,136 lit (đkc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí không màu (trong đó có 1 khí hoá nâu ngoài không khí), khối lượng hỗn hợp khí Y là 5,18g. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp X.Cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam muối khan Đáp số: %Al = 11,53%, %Zn = 88,47%. mmuối = 69,804 g Bài 4: (Đề thi HSG tỉnh Phú Thọ năm 2003 - 2004) Cho 12,45g hh X gồm Al và kim loại M(II) tác dụng với dd HNO3 dư thu được 1,12 lit hh khí (N2O và N2) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18,8 và dd Y .Cho Y tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,448 lit khí NH3.Tìm kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong X .Biết nX = 0,25 mol các khí đo ở đkc. Đáp số: M là Zn. mAl = 0,1. 27 = 2,7 g . mZn = 0,15.65 = 9,75 g Bài 5: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An) Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dd Cu(NO3)2 thì thu được m g Cu. Cho m g Cu tác dụng hết với dd HNO3 dư thu được 1,12 l khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. ĐS: = 22,4.0,015 = 0,336 lit Bài 6: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An) Để m(g) Fe trong không khí bị oxi hóa 1 phần thành 22(g) hỗn hợp các oxit và Fe dư. Hòa tan hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lit khí NO duy nhất (đkc). Tìm m. Đáp số: m = 18,76 (gam) Bài 7: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An) Cho 16,2 gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,15 mol oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Đáp số: M là Al Bài 8: (PP giải nhanh các bài toán trắc nghiệm - Cao Thị Thiên An) Oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí gam hỗn hợp A gồm FeO , Fe2O3 , Fe3O4 và Fe dư . Hoà tan A bằng lượng vừa đủ 200 ml dd HNO3 thu được 2,24 lít NO (ở đktc) . Tính m và CM dd HNO3. Đáp số: m = 10,08 (gam) Bài 9: Cho m gam kim loại A tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 0,672 lít NO (ở đktc) , cô cạn dd sau phản ứng thu được 12,12 gam tinh thể A(NO3)3.9H2O . Kim loại A là Đáp số: Kim loại : Fe Bài 10: Hoà tan hoàn toàn 17,4 gam hh 3 kim loại Al , Fe , Mg trong dd HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí đktc . Nếu cho 34,8 gam hh 3 kim loại trên tác dụng với dd CuSO4 dư , lọc toàn bộ chất rắn tạo ra rồi hoà tan hết vào dd HNO3 đặc nóng thì thể tích khí thu được ở đktc là : Đáp số: V = 53,76 (lít) Bài 11: (Đề thi HSG lớp 9 - tỉnh Hà Nam năm 2009-2010) Cho 13,9 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trộn theo tỉ lệ số mol là 1: 2 vào 200 ml dung dịch A chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 37,2 gam chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí(ở đktc). Tính nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A. Đáp số: Bài 12: (Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011) Hoà tan a gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng chỉ thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Mặt khác khử hoàn toàn a gam oxit sắt trên bằng CO dư ở nhiệt độ cao rồi hoà tan hoàn toàn lượng sắt tạo ra bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, H2O và khí SO2 nhiều gấp 9 lần hàm lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Tìm công thức của oxit sắt. Đáp số: Fe3O4 Bài 13: Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V (ml) dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là: Đáp số: V = 40 ml Bài 14: Cho dòng khí H2 đi qua ống sứ đựng 15,075 gam hốn hợp Fe, Al và CuO nung nóng. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí(đktc), rồi hoà tan tiếp chất rắn còn lại bằng dung dịch HNO3 đặc, dư thu được 2,24 lít khí(đktc). Tính % theo khối lượng cảu mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Đáp số: % CuO = 53,07%; %Al = 30,62%; %Fe = 16,31% Bài 15: Khi cho 9,6 g Mg tác dụng hết với ddH2SO4 đậm đặc, thấy có 49 g H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối MgSO4 , H2O và sản phẩm khử A. Xác định A? Đáp số: A là H2S Bài 16: Trộn 60g bột Fe với 30g bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dd axit HCl dư được dd B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Tính V, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. ĐS : lit Bài 17: Cho hỗn hợp bột kim loại A gồm 0,02 mol Fe, 0,04 mol Al, 0,03 mol Cu và 0,015 mol Zn hòa tan hết vào dung dịch HNO3 thu được V lit hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với Hidro là 16,75.Tính V (ở đktc). Đáp số: V = 0,896 (lít) Bài 18: Hỗn hợp A gồm 0,05 mol Mg, 0