Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?

A. CH3COOH + C2H5OH ⇔ CH3COOC2H5 + H2O.

B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.

C. C2H5OH → C2H4 + H2O

D. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O.

(Xem giải) Câu 2. Điều chế este CH3COOC2H5 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình vẽ sau

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Cho các phát biểu sau: (a) Etyl axetat có nhiệt độ sôi thấp (77°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. (b) H2SO4 đặc vừa làm chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước. (c) Etyl axetat qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ. (d) Khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi tháo ống dẫn hơi etyl axetat. (e) Vai trò của đá bọt là để bảo vệ ống nghiệm không bị vỡ.

Số phát biểu đúng là

A. 5.         B. 3.         C. 2.         D. 4.

(Xem giải) Câu 3. Khí X được điều chế trong phòng thí nghiệm theo hình sau:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Nhận xét nào sau đây về X không đúng?

A. 0,1 mol X phản ứng với tối đa 0,2 mol H2 trong điều kiện thích hợp.

B. Dẫn X vào dung dịch Br2 thấy dung dịch bị nhạt màu.

C. Dẫn X vào dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.

D. X có thành phần nguyên tố giống với ancol etylic.

(Xem giải) Câu 4. Hình vẽ bên mô tả phương pháp chưng cất thường:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Phương pháp này thường được dùng để tách các chất lỏng có đặc điểm nào sau đây?

A. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần bằng nhau.

B. Các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.

C. Các chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau.

D. Các chất lỏng tan hoàn toàn vào nhau.

(Xem giải) Câu 5. Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau: (a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O. (b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa. (c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới. (d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí. (e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.

Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. 2.          B. 4.          C. 1.          D. 3.

(Xem giải) Câu 6. Hình vẽ bên dưới mô tả thí nghiệm benzen tác dụng với brom. Hãy trả lời câu hỏi dưới đây:

Bạn đã xem chưa:  Chất khử với H+ và NO3- (Phần 10)

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

a) Chất rắn Y có trong bình cầu có tên là gì? Đóng vai trò gì trong phản ứng giữa benzen với brom?

b) Khí  X là khí gì? Viết phương trình tạo ra khí X.

c) Ống sinh hàn có tác dụng làm lạnh để các chất (ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường) đang hóa hơi, đi ngang qua ống sẽ ngưng tụ và quay trở lại bình cầu thay vì thoát ra theo ống dẫn khí X. Để đảm bảo tác dụng đó của ống sinh hàn, hãy cho biết nước làm nguội đi vào ống theo đầu số (1) hay đầu số (2) trên hình vẽ. Vì sao?

d) Nắp Z đậy bình chứa dung dịch NaOH có điểm gì sai? Vì sao?

e) Vai trò của dung dịch NaOH là gì? Có thể thay bằng dung dịch Ca(OH)2 được không?

(Xem giải) Câu 7. Cho thí nghiệm mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Cho các phát biểu sau: (a) Bình 1 để hấp thụ khí HCl, bình 2 để hấp thụ hơi nước. (b) Có thể đổi vị trí của bình 1 và bình 2 cho nhau. (c) Sử dụng bông tẩm kiềm để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài môi trường. (d) Chất lỏng sử dụng trong bình 1 lúc đầu là nước cất. (e) Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4. (f) Bình 2 đựng H2SO4 đặc có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên).

Số phát biểu không đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 6.       D. 5.

(Xem giải) Câu 8. Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là

A. CH3COOH và C2H5OH.       B. CH3COOH và CH3OH.

C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.       D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.

(Xem giải) Câu 9. Phản ứng của Fe với O2 như hình vẽ

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Cho các phát biểu sau: (a) Vai trò của mẩu than để làm mồi cung cấp nhiệt cho phản ứng. (b) Phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm đầu dây sắt nóng chảy có thể thành cục tròn. (c) Vài trò  của lớp nước ở đáy bình là để tránh vỡ bình. (d) Phản ứng cháy sáng, có tia lửa bắn ra từ dây sắt.

Số phát biểu sai là

A. 2.       B. 0.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 10. Cho phản ứng của oxi với Na theo hình vẽ bên.

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đưa ngay mẩu Na rắn vào bình phản ứng.

B. Na cháy trong oxi khi nung nóng.

C. Lớp nước để bảo vệ đáy bình thủy tinh.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập điện phân (Phần 5)

D. Hơ cho Na nóng chảy ngoài không khí rồi mới đưa vào bình.

(Xem giải) Câu 11. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối):

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Hình vẽ minh họa phản ứng nào sau đây?

A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.       B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.       D. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

(Xem giải) Câu 12. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Vậy khí Y là:

A. C2H4.         B. C2H6.         C. CH4.         D. C2H2.

(Xem giải) Câu 13. Cho thí nghiệm như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm 2 là

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.          B. H2 + S → H2S

C. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3.         D. 2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2 + 2HNO3.

(Xem giải) Câu 14. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Cho các phản ứng hoá học sau: (1) CaSO3 + HCl → CaCl2 + SO2 + H2O (2) CuO + CO → Cu + CO2 (3) C + Fe3O4 → Fe + CO2 (4) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Số phản ứng thoả mãn thí nghiệm trên là

A. 2.         B. 3.         C. 1.         D. 4.

(Xem giải) Câu 15. Tiến hành thí nghiệm với 3 chậu nước như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Đinh sắt trong cốc nào bị ăn mòn nhanh nhất?

A. Cốc 2.         B. Cốc 3.         C. Cốc 2 và 3.         D. Cốc 1.

(Xem giải) Câu 16. Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Chọn phát biểu đúng:

A. Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch brom hoặc KMnO4.

B. Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi.

C. Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH → (C2H5)2O + H2O.

D. Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxy hóa C2H5OH thành H2O và CO2.

(Xem giải) Câu 17. Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Hai chất X, Y tương ứng là

A. Nước và dầu ăn.       B. Benzen và nước.       C. Axit axetic và nước.      D. Benzen và phenol.

(Xem giải) Câu 18. Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất.

A. Đo nhiệt độ của ngọn lửa          B. Đo nhiệt độ của nước sôi

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Peptit (Phần 3)

C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất         D. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.

(Xem giải) Câu 19. Trong phòng thí nghiệm một số chất khí có thể được điều chế bằng cách cho dung dịch axit thích hợp tác dụng với muối rắn tương ứng.

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Sơ đồ điều chế ở trên được sử dụng điều chế khí nào sau đây là tốt nhất?

A. SO2.         B. Cl2.         C. HCl.         D. CO2.

(Xem giải) Câu 20. Trong phòng thí nghiệm bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

A. 2          B. 3.         C. 1.         D. 4.

(Xem giải) Câu 21. Cho mô hình thí nghiệm sau:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Cho các nhận xét sau: (a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy. (c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ. (d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO. (e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO. (f) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.

Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 22. Bố trí một sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Biết rằng ở bình (2) có các điều kiện phản ứng đầy đủ và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm và khí dư đều thoát hết khỏi bình (1). Hiệu suất của phản ứng hợp nước trong bình (1) là

A. 80%.       B. 90%.       C. 75%.       D. 25%.

(Xem giải) Câu 23. Dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm điều chế và chứng minh tính khử của khí sunfurơ được bố trí như hình vẽ:

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

Dung dịch X, chất rắn Y, dung dịch Z lần lượt là

A. H2SO4, Na2SO3, Br2.       B. HCl, Na2SO4, Br2.

C. H2SO4, Na2SO3, H2S.       D. H2SO4 loãng, Cu, KMnO4.

(Xem giải) Câu 25. Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để

Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên

A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch.       B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.

C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau.       D. tách chất lỏng và chất rắn.