Powerpoint Hồn Trương Ba, da hàng thịt

bài Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ là tài liệu được biên soạn theo hình thức bài giảng điện tử dành cho quý thầy cô tham khảo. Thầy cô vui lòng tải bản đầy đủ về để xem nội dung chi tiết.

  • bài Những đứa con trong gia đình
  • Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận
  • Đọc thêm Tự do
Xem toàn màn hình Tải tài liệu

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Hồn trương ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • Powerpoint Hồn Trương Ba, da hàng thịt
    bai_giang_ngu_van_lop_12_doc_van_hon_truong_ba_da_hang_thit.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Hồn trương ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

  1. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - LƯU QUANG VŨ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Thấy được tình cảnh trớ trêu, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải ẩn trong thân xác anh hàng thịt, từ đó lí giải quyết định giải thoát của nhân vật này. - Hiểu được ý nghĩa phê phán, chiều sâu tư tưởng nhân văn của vở kịch cùng nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại của tác giả. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu về một trích đoạn kịch. 3. Thái độ: Thấy được giá trị đích thực của cuộc sống con người.
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG: Trình bày những hiểu biết của em về 1. Tác giả cuộc đời Lưu Quang Vũ? a. Cuộc đời: - Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng. - Tuổi thơ Lưu Quang Vũ gắn liền với vùng Phú Thọ, đến năm 1954, ông về sống và đi học ở Hà Nội. - Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. - Sau đó, ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh. - Từ 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.
  3. Lưu Quang Vũ - Tố Uyên (người vợ đầu tiên) và con trai Lưu Minh Vũ
  4. Lưu Quang Vũ và gia đình
  5. I. TÌM HIỂU CHUNG: Nét chính về sự 1. Tác giả nghiệp sáng tác b. Sự nghiệp sáng tác: của LQV? - Sinh ra trong gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, Lưu Quang Vũ sớm bộc lộ năng khiếu. - Vở kịch đầu tay Sống mãi với thủ đô chưa gây được tiếng vang, nhưng sau đó, với một nguồn sáng tạo đột khởi mạnh mẽ, Lưu Quang Vũ đã cho ra đời những vở kịch gây xôn xao dư luận như: Lời nói dối cuối cùng; Nàng Si - ta; Chết cho điều chưa có; Bệnh sĩ; Lời thề thứ 9; Tôi và chúng ta; Hai ngàn ngày oan trái; Hồn Trương Ba, da hàng thịt, - Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành hiện tượng đặc biệt của sâu kịch những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. - Lưu Quang Vũ còn là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là kịch. - Với những đóng góp đặc biệt cho nền văn học nước nhà, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
  6. Một số hình ảnh về các vở kịch của Lưu Quang Vũ Cảnh trong vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
  7. Kịch “Sống mãi tuổi 17”
  8. Cảnh trong vở “Nàng Xita”
  9. Cảnh trong vở “Mùa hạ cuối cùng”
  10. Cảnh trong vở “Tôi và chúng ta”
  11. Cảnh trong vở “Lời thề thứ 9”
  12. Dòng người đổ đến rạp xem kịch của Lưu Quang Vũ
  13. Bút tích Lưu Quang Vũ
  14. 2. Tác phẩm: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. a. Xuất xứ đoạn trích: - Phần lớn là cảnh VII của vở kịch. - Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. b. Hoàn cảnh ra đời: - Là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. - Vở kịch được viết từ năm 1981, được công diễn vào năm 1984. - Tác phẩm nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, được công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
  15. Tóm tắt văn bản 2. Tác phẩm: c. Tóm tắt nội dung: - Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình. Trương Ba dần dần đổi tính: cũng uống nhiều rượu, ham bán thịt, không còn mặn mà với trò chơi thanh cao trí tuệ là đánh cờ nữa. - Trương Ba càng khổ sở hơn vì ông ý thức được những điều đó mà không thể giải quyết được. Ông tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu. Nghịch cảnh đó được đây lên cao trào qua các cuộc đối thoại.
  16. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt: THẢO LUẬN NHÓM Nhận xét cuộc đối thoại giữa HTB và XHT ở các phương diện sau: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Xưng Mục Giọng Cử chỉ Vị thế hô đích Điệu
  17. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt: Các Hồn Trương Ba Da hàng thịt phương diện Mục Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn Khẳng định sự âm u, đui mù của đích vào thể xác. Coi xác thịt chỉ là cái vỏ thể xác. Dồn Trương Ba vào thế bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng đuối lí, buộc phải thừa nhận, thỏa định linh hồn vẫn có đời sống riêng: hiệp và qui phục. nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, Cử chỉ Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn tay chân, Lắc đầu -> tỏ vẻ thương hại thân thể, bịt tai lại -> Đầy tức giận. Xưng Mày - Ta -> Khinh bỉ, xem thường Ông - Tôi -> Ngang hàng, thách hô thức Giọng Khinh bỉ, chửi mắng; ngậm ngùi, Lúc ngạo nghễ thách thức, lúc an điệu thấm thía, tuyệt vọng. ủi, đắc thắng. Vị thế Bị động, đuối lý -> thua cuộc, chấp Chủ động, thắng thế -> buộc hồn nhận quay lại xác hàng thịt Trương Ba qui phục mình.
  18. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt: -“ Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt đui mù ” - “Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa-“ gìônghết,không khôngtáchcó tưratưởngkhỏi ,tôi khôngđượccóđâucảm, dù xúctôi!”. chỉ là thân xác ”. - “ -Ta“ Khivẫn ôngcó đờiđứngsốngbênriêngcạnh: nguyênvợ tôi, tayvẹnchân, trong sạchrun, thẳng rẩy, hơithắnthở” nóng rực, cổ họng nghẹn lại ” - “ Chẳng lẽ ông không xao xuyến cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi ” - “ Hai ta đã hòa với nhau làm một” - “ Tôi đã cho ông sức mạnh ông tát thằng con ông tóe máu mồm, máu mũi ”
  19. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Nguyên nhân gì Trương Ba phải chết? - Vì sao có cuộc đối thoại giữa HTB và xác hàng thịt? 1. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt: - Do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Trương Ba phải chết một cách vô lí, Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba sống nhờ thể xác anh hàng thịt. - Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính thẳng thắn của Trương Ba dần dần bị xác thịt thô phàm anh hàng thịt sai khiến, bị nhiễm độc. - Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ: “- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” - Hồn Trương Ba quyết định chống lại bằng cách tách khỏi xác để tồn tại độc lập, không còn bị lệ thuộc. - Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính thẳng thắn của Trương Ba dần dần bị xác thịt thô phàm anh hàng thịt sai khiến, bị nhiễm độc.
  20. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Xác đã đưa ra những bằng chứng - Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt,nàoHồn mà hồnTrương cũngBa ở vào thế đuối lí, bất lợi: phải thừa nhận? + Xác đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:  Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại"  Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây hồn cho là "phàm".  Đó là cái lần ông tát thằng con "tóe máu mồm máu mũi", + Xác biết rõ những cố gắng của Trương Ba là vô ích nên đã cười nhạo cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, ". + Xác lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc: tuyên bố sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình. + Xác còn ve vãn hồn thoả hiệp vì: “chẳng còn cách nào khác đâu”, “cả hai đã hoà nhau làm một rồi”
  21. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Trước những “lí lẽ” của Trong vai nhà viết kịch xác, hồn TB LQV, qua đoạn đối thoại làm gì? + Trướcgiữanhững hồn Trương“lí lẽ đê Batiện” và xáccủa xác:  Banhàngđầu, thịt,hồn Trươngem hãy Banói nổilên giận, khinh bỉ, mắng xác thịt hèn hạ  Sauhàmđó, ýhồn sâungậm xa màngùi nhà viếtthấm thía nghịch cảnh của mình nên chỉ nói nhữngkịchlời muốnthoại gửingắn gắm?với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.  Cuối cùng, hồn đành phải nhập trở lại vào xác trong sự tuyệt vọng. - Ý nghĩa của đoạn đối thoại: + Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng lại là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. + Tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị dung tục ngự trị, lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
  22. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân: - Vợ Trương Ba: Lí lẽ mà hồn + Buồn bã, đau khổ vì: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ôngTrương Trương Ba đưa Ba làm vườn ngày xưa". ra là “Ta vẫn có một đời sống + Đòi bỏ đi, nhường Trương Ba cho vợ anh hàng thịt. riêng: nguyên - Con dâu Trương Ba: vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. + Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng: Chị biếtNhưng ông theo "khổ em, hơn xưa nhiều lắm". hồn Trương Ba + Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình khiến chịcó không bảo lưu thể được điều đó không? chịu được: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đángHãy kể, tìmchỉ câu có trảcái bên trong, nhưng mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mấttừ mátphía nhữngdần " người thân trong gia đình Trương Ba?
  23. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Cháu gái Trương Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội + Nó khước từ tình thân: “tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi”. + Nó không thể chấp nhận con người đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn of ông nội nó. + Nó hận vì ông đã làm gãy nát cái diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. + Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nó xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". -> Người chồng, người cha, người ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang thành một kẻ khác, với những thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục. [Thế là đã rõ. Không phải ngẫu nhiên mà thân xác có thể cất tiếng cười trước câu nói ngây thơ, ngộ nhận của HTB. Trong thân xác của anh HT, TB không còn là mình. Tất cả những người thân đều đã nhận thấy và đau đớn, lo lắng, bàng hoàng khi nói ra điều đó. Thể xác đang xâm chiếm, đang lấn lướt linh hồn, đang tha hoá cái linh hồn ấy.]
  24. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Căn cứ vào những lời thoại, em hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng, cảm xúc của hồn Trương Ba khi nhận được những câu trả lời từ - Tâm trạng, cảm xúc của Trương Ba: phía những người thân trên? + Ông đau khổ, tuyệt vọng khi vì ông mà tất cả những người thân phải đau đớn, bàng hoàng, bế tắc, vì ông mà nhà cửa tan hoang. + Ông thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau, nhận thấy: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ ” + Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: “Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?” + Khẳng định dứt khoát: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". -> Trương Ba cũng nhận thấy những thay đổi của mình nên đấu tranh quyết liệt để giành giật lại bản thân mình, dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích.
  25. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 3. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích: - Gặp lại Đế Thích, Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo đượcKhi gặp. Tôi lại Đếmuốn được Thích, Trương là tôi toàn vẹn ” Ba có thái độ, - Lúc đầu, ĐT ngạc nhiên, nhưng khi hiểu ra thì quyếtkhuyên địnhTB nhưnên chấp nhận vì thế giới vốn Diễnkhông tròn vẹn:“dưới đất, trên trờithếđều nào?như thế cả” - Nhưng Trương Babiếnkhông của chấp nhận lẽ đó, thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Ông chỉcuộcnghĩ đối đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế thoại? nào thì ông chẳng cần biết!” - Đế Thích định tiếp tục sửa sai bằng giải pháp ít tệ hại hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. - Nhưng Trương Ba kiên quyết chối từ, không chấp nhận cảnh sống giả tạo, cuộc sống mà “khổ hơn là cái chết”, chỉ có lợi cho đám chức sắc. - TB kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là cho cu Tị được sống lại, còn mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa. Đế Thích cuối cùng thuận theo lời đề nghị của Trương Ba.
  26. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 3. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích: -> Sự khác nhau trong quan niệm về sự sống giữa Trương Ba và Đế Thích: Qua cuộc đối thoại, + Đế Thích có cái nhìn khá quan liêu, hời hợt. nêu nhận xét của em về nhân vật Đế + Trương Ba cần cuộc sống có ý nghĩa, phải đúngThích,là Trươngmình, Ba?hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác. -> Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc qua hai lời thoại này: + Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. + Sống thực sự cho ra con người không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống chắp vá, không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa, sẽ gây tai họa cho nhiều người tốt, tạo cơ hội cho kẻ xấu sách nhiễu. + Đây là quyết định dũng cảm, đầy nhân ái, chứng tỏ tính cách nhân hậu, giàu lòng tự trọng của Trương Ba.
  27. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 4. Đoạn kết: Trương Ba chết, thể xác ra đi vĩnh viễn nhưng Trương Ba nhân hậu, trong sạch vẫn sống mãi trong lòng mọi người.
  28. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: - Những đoạn đối thoại được xây dưng giàu kịch tính, đậm chất triết lí, tạo chiều sâu cho vở kịch. - Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. - Những đoạn độc thoại nội tâm góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn. 2. Chủ đề: Qua đoạn trích và vở kịch, tác giả muốn khẳng định: - Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn còn quý hơn. - Con người phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.
  29. 3. Ý nghĩa văn bản: Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn. 4. Liên hệ cuối kết bài a. Tình thương: Tố Hữu “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau” b. Sống được là chính mình thì cuộc sống mới đáng quý. c. Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất.
  30. Câu 1. Nhận xét nào đúng nhất khi nói về nội dung đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 12, tập 1? A. Đoạn trích tái hiện lại bức tranh sinh động về làng quê Việt Nam thế kỷ XIX. B. Đoạn trích giúp người đọc thấy được tình cảnh trớ trêu, đau khổ của nhân vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải ẩn trong thân xác anh hàng thịt, từ đó lí giải quyết định giải thoát của nhân vật này. C. Đoạn trích giúp người đọc hiểu thêm về một câu chuyện dân gian. D. Đoạn trích tái hiện lại một sự việc tưởng tượng không có thật: đó là hồn nhập vào xác.
  31. Câu 2. Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, thái độ và hành động của Hồn Trương Ba có sự thay đổi như thế nào? A. Lúc đầu tra vấn xác anh hàng thịt sau chuyển sang thành người bị xác anh hàng thịt tra vấn. B. Lúc đầu đối thoại rồi chuyển sang tranh luận và cuối cùng là kết tội xác anh hàng thịt. C. Lúc đầu giận dữ, quát tháo sau dần đuối lí, bất lực và tuyệt vọng. D. Lúc đầu bình tĩnh, ôn hòa sau bất bình, giận dữ.
  32. Câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.” là của nhân vật nào trong tác phẩm? A ĐẾ THÍCH B TRƯƠNG BA C XÁC HÀNG THỊT GIỎI QUÁ!
  33. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích ở cuối đoạn trích, toát lên ý nghĩa gì? A Người và thần tiên luôn luôn bất đồng quan điểm sống B Cuộc nói chuyện giữa người thường và thần tiên. Khát vọng sống đẹp, khát vọng tự giải phóng cho C tâm hồn thanh cao của Hồn Trương Ba. Đó là khát vọng tự hoàn thiện nhân cách. D Cuộc tranh luận về sự sống và cái chết.
  34. Câu 5 Một trong những bài học mà chúng ta rút ra qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt là: A. Cần phải có ý thức sâu sắc về phần xác: Vì phần xác sẽ giúp con người tồn tại, để hưởng thụ tất cả những giá trị của cuộc đời ban tặng cho con người. B. Cần phải có ý thức sâu sắc về phần hồn: Vì phần hồn sẽ giúp con người sống thanh cao, trong sáng, đẹp đẽ và chiến thắng tất cả những nghịch cảnh éo le của cuộc sống. C. Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
  35. Sau khi được sống lại bằng cách nhập vào thân xác của anh hàng thịt, Hồn Trương Ba đã có cuộc sống như thế nào? A Mãn nguyện vì đã được hồi sinh. B Đau khổ, dằn vặt vì phải sống nhờ thân xác người khác. Sung sướng và hạnh phúc bên vợ con. C GIỎI D Tất cả các phương án đều đúng. QUÁ!
  36. CÂU 7 - Để không rơi vào bi kịch như hồn Trương Ba, em phải sống thế nào? - Có phải chỉ cần sự nỗ lực hoàn thiện của mỗi cá nhân hay còn có vai trò của xã hội, cộng đồng?
  37. TIẾT HỌC KẾT THÚC CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC EM