Pp xử lý thuốc trừ sâu ddt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐỖ THỊ MINH HẲNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT DDT
TRONG ĐẤT BẰNG KỸ THUẬT PHYTO – FENTON TRÊN
CƠ SỞ HỆ VETIVER/NANO

Fe3 O 4

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2020

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐỖ THỊ MINH HẲNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT DDT
TRONG ĐẤT BẰNG KỸ THUẬT PHYTO – FENTON TRÊN
CƠ SỞ HỆ VETIVER/NANO

Fe3 O 4

Chun ngành: Hóa mơi trường
Mã số: 8440112.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Đình Trinh
TS. Đào Thị Nhung

Hà Nội – 2020

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Đình Trinh và TS. Đào Thị
Nhung giảng viên Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn về chuyên môn, phương pháp nghiên cứu
và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời trân trọng cảm ơn các thầy, cơ giáo bộ mơn Hóa mơi trường,
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình dạy bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành các nội dung
học tập và thực hiện đề tài thuận lợi.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Phịng Phân tích và Kiểm tra
chất lượng sản phẩm, Trung tâm Khoa học Công nghệ và Môi trường – Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình triển khai nghiên
cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các bạn
cùng lớp cao học Hóa mơi trường khóa 2017 – 2019 đã giúp đỡ và động viên tôi
trong hai năm học tập và quá trình làm luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật DDT.............................................3
1.1.1. Lịch sử sử dụng và sản xuất DDT...................................................................3
1.1.2. DDT và các sản phẩm chuyển hóa trong mơi trường đât................................5
1.1.3. Độc tính và ảnh hưởng của DDT tới mơi trường và sức khỏe..........................8
1.2. Tình hình tồn lưu DDT trong mơi trường đất tại Việt Nam...............................11
1.3. Các phương pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất.................14
1.3.1. Các phương pháp vật lý................................................................................14
1.3.2. Các phương pháp hóa học.............................................................................15
1.3.3. Các phương pháp xử lý sinh học...................................................................17
1.4. Giới thiệu công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường bằng thực vật và cỏ Vetiver. . .18
1.5. Giới thiệu và ứng dụng kỹ thuật Phyto – Fenton trong việc loại bỏ chất ô nhiễm
trong đất................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................26
2.2. Hóa chất và thiết bị...........................................................................................26
2.2.1. Hóa chất.........................................................................................................26
2.2.2. Thiết bị và dụng cụ........................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................27
2.3.1. Khảo sát ngồi thực địa, đánh giá hiện trạng ơ nhiễm DDT trong môi trường
đất tại một số địa phương..................................................................................27
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm xử lý DDT trong môi trường đất...................28
2.3.3. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu........................................................30
2.3.4. Các phương pháp phân tích............................................................................31
2.3.5. Phương pháp xử lý mẫu trong phịng thí nghiệm...........................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................40
3.1. Xây dựng đường chuẩn xác định các chất phân tích.........................................40

3.1.1. Đường chuẩn DDT, DDE và DDD................................................................40

3.1.2. Xây dựng đường chuẩn Fe.............................................................................42
3.2. Nghiên cứu khả năng xử lý DDT bằng cỏ Vetiver và hệ Vetiver/nano Fe 3O 4
quy mơ phịng thí nghiệm........................................................................................42
3.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ Vetiver trong quá trình xử lý
42
3.2.2. Sự thay đổi nồng độ DDT trong đất và cỏ Vetiver.........................................44
3.2.2.1. Hàm lượng DDT trong cỏ Vetiver...............................................................44
3.3.3. Sự thay đổi hàm lượng Fe tổng trong cỏ và đất.............................................47
3.3. Dư lượng DDT trong đất từ các kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại một số
tỉnh miền Bắc và miền Trung...................................................................................48
3.4. Kết quả xử lý DDT tại hiện trường bằng cỏ Vetiver, nano Fe 3O 4 và hệ
Vetiver/nano Fe 3O 4 ...........................................................................................49
3.4.1. Sự phân bố các chất DDE, DDD, DDT trong đất..........................................50
3.4.2. Kết quả xử lý DDT trong đất theo thời gian...................................................52
3.4.3. Động học của quá trình xử lý.........................................................................54
3.4.4. Mối tương quan giữa nguyên tố Fe và hiệu quả xử lý DDT...........................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................60

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
AOPs
BVTV
GC/ECD
ICP – OES
LD 50

Tiếng Việt
Q trình oxy hóa tiên tiến

Bảo vệ thực vật
Sắc ký khí cộng kết điện tử
Quang phổ phát xạ Plasma

Tiếng Anh
Advanced Oxidation Process
Gas

Chromatography

with

Electron Capture Detector
Inductively coupled plasma –

optical emission spectrometry
Liều lượng gây chết 50% động Lethal Dose

POPs

vật thí nghiệm
Các chất ơ nhiễm hữu cơ khó Persistent organic pollutants

QCVN
QuEChERS

phân hủy
Quy chuẩn Việt Nam
Nhanh chóng, dễ dàng, rẻ, hiệu Quick, Easy, Cheap, Effective,

TCVN
US EPA

quả, chắc chắn, an toàn
Rugged and Safe
Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa United States Environmental
Kỳ

Protction Agency

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: DDT sử dụng trong phòng chống sốt rét từ năm 1957 – 1974 [6]................3
Bảng 2: Cấu trúc và tính chất vật lý của p,p’ – DDT; p,p’ – DDE và p,p’ – DDD [10].......6
Bảng 3: Khả năng chịu đựng của cỏ Vetiver với nồng độ chất hữu cơ [1]...............21
Bảng 4: Chi tiết kế hoạch lấy mẫu đất tại các khu vực A, B, C, a, b, c....................30
Bảng 5: Điều kiện chạy máy GC/ECD....................................................................36
Bảng 6: Chương trình nhiệt lị vi sóng phân tích Fe trong đất.................................37
Bảng 7: Chương trình nhiệt độ lị vi sóng phân tích Fe trong mẫu sinh phẩm.........38
Bảng 8: Điều kiện chạy máy ICP – OES.................................................................39
Bảng 9: Phương trình đường chuẩn DDE, DDD, DDT...........................................41
Bảng 10: Ảnh hưởng của hàm lượng Fe 3O4 đến sự biến đổi nồng độ DDT và hiệu
suất phân hủy DDT trong đất...................................................................................46
Bảng 11: Hàm lượng Fe tổng trong mẫu cỏ và đất qua các đợt...............................47
Bảng 12: Kết quả phân tích DDT trong mẫu đất tại các kho chứa ở các tỉnh miền
Bắc và miền Trung..................................................................................................48
Bảng 13: Nồng độ DDT tại các điểm khác nhau và độ sâu của các khu vực nghiên cứu.....50

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sự biến đối thuốc trừ sâu trong đất [4]........................................................10
Hình 2: Bản đồ số điểm phát hiện tồn dư DDT tại Việt Nam...................................13
Hình 3: Hệ thống xử lý bằng các phản ứng sinh học cho đất [4].............................17
Hình 4: Cỏ Vetiver...................................................................................................20
Hình 5: Quá trình Fenton nâng cao..........................................................................22
Hình 6: Quá trình Phyto – Fenton [20]....................................................................23
Hình 7: Đánh giá sinh trưởng của cỏ Vetiver trong điều kiện thí nghiệm................28
Hình 8: Bố trí thí nghiệm ngồi hiện trường............................................................29
Hình 9: Sơ đồ thiết bị sắc kí khí...............................................................................31
Hình 10: Thiết bị GC/ECD (450 - GC, Bruker).......................................................32
Hình 11: Thiết bị ICP - OES....................................................................................33
Hình 12: Quy trình phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong đất...........................34
Hình 13: Sắc đồ hỗn hợp chuẩn DDE, DDD, DDT nồng độ 100 µg/l trên GC/ECD
................................................................................................................................. 40
Hình 14: Đường chuẩn xác định định lượng DDE, DDD, DDT trên thiết bị GC/ECD
................................................................................................................................. 41
Hình 15: Đường chuẩn xác định định lượng Fe trên thiết bị ICP – OES.................42
Hình 16: Sinh trưởng của cỏ (chiều cao thân) theo chiều cao..................................43
Hình 17: Hàm lượng DDT ( µg/kg) trong mẫu thân và rễ cỏ Vetiver.......................44
Hình 18: Sắc đồ mẫu đất CB – 5m (Hà Tĩnh) phân tích DDT, DDE, DDD trên thiết
bị GC/ECD..............................................................................................................49
Hình 19: Tỷ lệ nồng độ p,p’ – DDE, p,p’ – DDD và p,p’ – DDT trong mỗi mẫu.....51
Hình 20: sự suy giảm DDE theo thời gian bởi cỏ Vetiver và hàm lượng nano Fe3O4
được thêm vào.........................................................................................................53
Hình 21: sự suy giảm DDE theo thời gian khi bổ sung hàm lượng nano Fe 3O4 và
khơng có mặt cỏ Vetiver..........................................................................................54
Hình 22: Động học phân hủy DDE..........................................................................55
Hình 23: Sự biến đổi hàm lượng Fe trong đất trong q trình xử lý DDT với sự có
mặt của cỏ Vetiver/ Fe3O4........................................................................................56

Hình 24: Mối tương quan giữa tổng Fe và DDT trong đất với sự có mặt của cỏ
Vetiver/ Fe3O4..........................................................................................................57

MỞ ĐẦU
Thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ là một trong những nhóm chất ơ
nhiễm khó phân hủy, từng được sản xuất vào những năm 60 của thế kỷ XX với mục
đích diệt trừ sâu bệnh hại, diệt cơn trùng,... Tuy nhiên đây là một loại hóa chất tồn
dư rất lâu trong môi trường đất cũng như trầm tích, gây ảnh hưởng khơng tốt cho
mơi trường, sức khỏe đời sống của các sinh vật và con người. Vì vậy, từ năm 1972
tại các nước phát triển DDT đã bị cấm sử dụng hẳn. Ở Việt Nam, lệnh cấm sử dụng
chính thức từ năm 1995 nhưng trên thực tế, nước ta vẫn sử dụng một khối lượng lớn
thuốc BVTV khoảng hơn 40.000 tấn vào năm 1998.
Hiện nay một lượng lớn DDT vẫn còn tồn lưu ở trong đất thuộc các khu vực
– kho hóa chất BVTV cũ. Theo thời gian, các kho chứa này đã xuống cấp cộng với
việc quản lý thiếu chặt chẽ, nên các loại hóa chất BVTV nói chung và DDT nói
riêng bị phân tán ra môi trường, tạo ra những điểm ô nhiễm DDT gây nguy hại đối
với hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng khu vực dân cư. Theo Quyết định số
1946/QĐ – TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, nước ta hiện
đang tồn tại 240 điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng với 95 điểm gây ô nhiễm môi trường. Dư lượng
DDT trong các mẫu đất xung quanh khu vực này có hàm lượng cao hơn nhiều lần
so với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 15:2008/BTNMT về dư lượng hóa chất BVTV
trong đất. Do đó, việc nghiên cứu xử lý ô nhiễm DDT trong đất tại các khu vực này
là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác bảo vệ, cải tạo môi trường và
bảo vệ sức khỏe con người.
Một số phương pháp xử lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất chủ yếu
là chôn lấp, thiêu hủy,... Các phương pháp xử lý này cần phải sử dụng năng lượng

lớn, chi phí vận hành cao, khơng an tồn nếu nhiệt độ không đủ lớn dễ dẫn tới việc
tạo thành các sản phẩm thứ cấp độc hại hơn như dioxin và furan. Phương pháp xử lý
đất ơ nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật khó phân hủy bằng q trình Phyto – fenton
trên cơ sở cỏ Vetiver/ Fe3 O 4 đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.

1

Với một số đặc tính sinh lý, hình thái đặc biệt của mình, cỏ Vetiver đã được
sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong việc phục hồi môi
trường, nhất là xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất và nước. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cỏ Vetiver có khả năng cơ lập và
phân hủy một số chất diệt cỏ, đặc biệt là Atrazine [33] hay loại bỏ các chất ơ nhiễm
khó phân hủy khác từ mơi trường đất và nước như 2,4,6 – trinitrotoluene [25] và
hydrocacbon trong dầu mỏ [13].
Với mục đích nghiên cứu góp phần vào việc xử lý đất ô nhiễm DDT hiệu quả
tại các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam, chúng tôi lựa chọn thực
hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý thuốc bảo vệ thực vật DDT trong đất bằng kỹ thuật
Phyto – Fenton trên cơ sở hệ Vetiver/nano Fe3O4”.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
1. Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc bảo vệ thực vật DDT của cỏ Vetiver và
hệ Vetiver/nano Fe3 O 4 quy mơ phịng thí nghiệm.
2. Nghiên cứu khảo sát hiện trạng ô nhiễm DDT tồn lưu trong môi trường đất
tại các kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tại một số tỉnh miền Bắc và miền Trung.
3. Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc bảo vệ thực vật DDT của cỏ Vetiver và
hệ Vetiver/nano Fe3 O 4 tại hiện trường.

2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật DDT
1.1.1. Lịch sử sử dụng và sản xuất DDT
Trước những năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm với số
lượng tương đối nhỏ, khoảng 6.500 – 9.000 tấn/ năm. Các loại hóa chất BVTV này
độc tính cao, tồn lưu lâu trong mơi trường và thường là các chất POPs như DDT,
Lindane, Parathion Ethyl, Methyl Parathion, Polychlorocamphene,... Tính trung
bình tại thời điểm đó, số lượng hóa chất BVTV được dùng dưới 0,3 kh/ha [6].
Trong số đó các loại hóa chất BVTV thuộc nhóm POPs, DDT được sử dụng
rộng rãi và phổ biến, kế đến là Lindan, và chỉ thấy một số ít các loại hóa chất khác
như Aldrin, Dieldrin,...
 Sử dụng DDT trong y tế và quân đội
Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét cao trong khu vực, và
đặc biệt cao tại các vùng trung du và miền núi. Cũng như các quốc gia khác, từ năm
1949 Việt Nam sử dụng DDT để kiểm sốt và phịng ngừa sốt rét. Số lượng DDT
được sử dụng ước tính là 315 tấn năm 1961 và giảm còn 22 tấn năm 1974 [6].
Bảng 1: DDT sử dụng trong phòng chống sốt rét từ năm 1957 – 1974 [6]
Năm
Số lượng
Loại hóa chất
Xuất xứ
1957 – 1979
14.487
DDT 30%
Liên Xô cũ
1976 – 1980
1.800
DDT 75%
WHO
1977 – 1983

4.000
DDT 75%
Hà Lan
1981 – 1985
600
DDT 75%
Liên Xô cũ
1984 – 1985
1.733
DDT 75%
Hà Lan
1986
262
DDT 75%
WHO
1986 – 1990
800
DDT 75%
Liên Xô cũ
1992
238
DDT 75%
Liên Xô cũ
1993
34
DDT 75%
Liên Xô cũ
1994
152
DDT 75%

Liên Xô cũ
Theo số liệu thống kê của Cục y tế dự phòng năm 1998, lượng DDT được sử
dụng cao nhất vào những năm 1962, 1963 và 1981 với số lượng khoảng 1000
3

tấn/năm. Từ năm 1995, Việt Nam đã ngưng sử dụng DDT cho việc kiểm soát dịch
bệnh sốt rét và thay thế vào đó là các hoạt chất thuộc nhóm Pyrethroid như
Lambdacyhalothrin, Permethrin.
Việc lưu giữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng DDT trong phòng chống sốt
rét vào thời kỳ chiến tranh trên đường mịn Hồ Chí Minh diễn ra mạnh mẽ nhất vào
năm 1956 – 1979, có thể ước tính rằng khoảng 15.000 tấn DDT được sử dụng trong
thời kỳ trên [6].
 Sử dụng DDT trong nông nghiệp
Việt Nam với diện tích vào khoảng 331.212 km 2 , trong đó diện tích đất
canh tác nơng nghiệp chiếm 10.000 km 2 , nhưng có đến 70% cho trồng lúa và 30%
cho trồng các loại lương thực khác như ngô, khoai, sắn, rau màu, hoa quả,... Như
vậy, để phát triển nông nghiệp, việc sử dụng hóa chất BVTV là khơng thể thiếu
được. Hiện trạng sử dụng ngày càng tăng cả về chủng loại và khối lượng nhằm
đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước [6].
Trong những năm thập niên 60 – 90 của thế kỷ trước, do phương thức sản
xuất và tổ chức quản lý thời bao cấp và đặc thù trong thời kỳ chiến tranh, thuốc
BVTV nói chung và DDT nói riêng được phân phát nhỏ lẻ cho các đơn vị tổ, đội
thuộc các hợp tác xã nông nghiệp, các nông lâm trường để sử dụng. Do chưa hiểu
biết hết được các tác hại của hóa chất BVTV tại thời điểm đó, cùng với điều kiện
khó khăn nên việc lưu trữ của các loại hóa chất BVTV này cịn rất sơ sài. Khi các
loại hóa chất BVTV này bị cấm, đa phần các loại hóa chất bị bỏ lại các điểm lưu
chứa, hoặc chôn qua loa xung quanh khu vực lưu chứa, kết quả đến nay đã hình
thành một lượng lớn các điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên cả nước.
 Sản xuất hóa chất BVTV

Việc sản xuất các loại hóa chất BVTV thuộc nhóm hữu cơ khó phân hủy tồn
lưu được ghi nhận tại Nhà máy hóa chất Việt Trì với cơng suất sản xuất năm 1961 là
200 tấn/năm với nồng độ là 13% [6].

4

Ngồi ra, trong thời kỳ cũ có khá nhiều các điểm sang chai, đóng gói hóa
chất BVTV nói chung và cả hóa chất BVTV thuộc nhóm POPs, đặc biệt là DDT và
Lindan. Các khu vực này trước đây được xây dựng sơ sài, mang tính dã chiến nhằm
tránh sự kiểm soát của địch trong thời kỳ chiến tranh. Nhà thường được làm bằng
tranh tre, nứa với diện tích khơng lớn khoảng 80 – 100 m 2 . Đây cũng là nơi hình
thành các điểm tồn lưu hóa chất BVTV sau này.
1.1.2. DDT và các sản phẩm chuyển hóa trong mơi trường đât
DDT là tên viết tắt của hóa chất Dichloro – Diphenyl – Trichloroethane, một
chất hữu cơ cao phân tử được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1874, nhưng tính trừ
sâu của DDT thì cho đến 1939 mới được khám phá. DDT đã từng được sử dụng như
là một loại thuốc kỳ diệu để diệt trừ côn trùng gây hại, là giải pháp đơn giản và rẻ
để tiêu diệt rất hiệu quả sâu hại mùa màng góp phần nâng cao năng suất và diệt
nhiều côn trùng gây dịch cho người như chấy, rận, muỗi.
DDT là tổng hợp của 3 dạng là p,p’ – DDT (85%), o,p’ – DDT (15%) và o,o’
– DDT (lượng vết). Tất cả 3 dạng trên đều là chất bột vơ định hình. DDT cũng có
thể chứa DDE và DDD. Cả DDD và DDE đều là những sản phẩm trong quá trình
sản xuất. Chúng độc hại hơn DDT và có thể gây suy thối sinh học trong điều kiện
hiếu khí và kỵ khí [10]. Do sự khác biệt về vị trí của các nguyên tố clo, mỗi phân tử
DDT, DDE và DDD có 3 đồng phân. Tuy nhiên, đồng phân p,p’ – DDT, p,p’ – DDD
và p,p’ – DDE là các hợp chất phổ biến và độc hại nhất.

5

Bảng 2: Cấu trúc và tính chất vật lý của p,p’ – DDT; p,p’ – DDE và p,p’ – DDD [10]
Đồng
phân
Cơng
thức hóa
học
Khối
lượng
phân tử
Tên
IUPA
Cơng
thức cấu
trúc
Trạng
thái
Tỉ trọng
Nhiệt độ
nóng
chảy
Áp suất

p,p’ – DDT

p,p’ – DDE

p,p’ – DDD

C14H9Cl5

C14H10Cl4

C14H8Cl4

354,49 g/mol

318,03 g/mol

320,05 g/mol

1,1,1 – trichloro – 2,2 1,1 – trichloro – 2,2 –
– di(pdi(pchlorophenyl)ethane chlorophenyl)ethane

1,1 – trichloro – 2,2 –
di(pchlorophenyl)ethylene

Chất rắn

Chất rắn kết tinh

Chất rắn

0,98 – 0,99 g/cm3

Khơng có dữ liệu

1,358 g/cm3

89

109 – 110

108,5 - 109 ℃
1,60 x 10-7 tại 20

6,0 x 10-6 tại 25 ℃

1,35 x 10-6 tại 25 ℃

Độ hòa
0,025 mg/L tại 25
tan:

0,090 mg/L tại 25
Trong
0,12 mg/L tại 25 ℃

Hịa tan ít trong
nước
Lipit và hầu hết dung
ethanol, hịa tan
Hịa tan ít trong
Dung
mơi hữu cơ
nhiều trong etyl ete
chloroform, khơng
mơi hữu
và acetone

tương thích với kiềm

Log Kow
6,91
6,51
6,02
DDT có tác dụng diệt trừ sâu bệnh, duy trì hoạt tính trong vài tháng, rất bền
vững trong mơi trường, tích lũy khá lâu ở các mô mỡ và gan. Lượng DDT hấp thụ
hàng ngày tối đa cho phép không quá 5 µg/kg trọng lượng cơ thể.

6

Đặc tính ưa mỡ kết hợp với thời gian bán hủy rất dài làm cho các hợp chất có
khả năng tích lũy sinh học cao trong sinh vật sống dưới nước. Điều đó dẫn tới sự
khuếch đại sinh học của DDT ở sinh vật trong cùng một chuỗi thức ăn. Do rất bền
trong cơ thể sống, trong môi trường và các sản phẩm động vật nên hiện nay hợp
chất này đã bị cấm sử dụng.
DDE và DDD là sản phẩm chuyển hóa chính của DDT, thường bền với sự
phân hủy bằng sinh vật hiếu khí và yếm khí. DDT bị khử thành DDD và có thể
chuyển hóa chậm thành DDE bởi phản ứng dehydro hóa – clo hóa khi khuếch tán
qua các lớp đất chứa khoáng sét. DDT bị phân hủy đáng kể trong đất ở điều kiện kỵ
khí, nhưng rất chậm, dưới điều kiện hiếu khí tạo thành DDE [35].
DDT có độ phân cực kém nên ít tan trong nước (1 µg/l) nhưng khả năng giữ
nước và tan tốt trong các hợp chất hữu cơ, có xu hướng bị hấp phụ trong cặn bùn,
đất đá, trầm tích. Điều này đóng vai trị đặc biệt trong phân hủy sinh học DDT.
Một lượng lớn DDT được giải phóng vào khơng khí, mơi trường đất hoặc
nước trước khi nó được phun lên cây trồng để kiểm sốt cơn trùng và muỗi. Ngồi
ra, một số DDT cũng có thể bay hơi từ đất và nước mặt vào khơng khí hoặc một số
bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời, vi sinh vật trong đất hoặc nước.

DDT có tác dụng với chất oxi hóa mạnh và các chất kiềm, đặc biệt có thể
khử mạnh bởi Fe. Giới hạn tối đa dư lượng DDT cho phép trong đất là 10 µg/kg [5].
DDT đi vào mơi trường đất sẽ bị hấp phụ, di chuyển và bị phân hủy quang
học, sinh học và hóa học [27].
 Sự hấp phụ của DDT trong môi trường đất
DDT là thuốc trừ sâu khơng phân cực, khơng bị ion hóa như các hidrocacbon
clo hóa khác, vì vậy DDT hấp phụ trong đất nhờ lực Vanderwalls và liên kết kị
nước. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sự lưu giữ và mất hoạt tính của DDT
trong đất có liên quan tới trọng lượng chất hữu cơ có trong đất.
 Sự di chuyển của DDT trong môi trường đất

7

Có thể xảy ra dưới dạng hịa tan hoặc hấp phụ trên các hạt đất, được dòng
chảy của nước đưa đi hoặc di chuyển dưới dạng bay hơi. Thực tế cho thấy DDT mất
đi một phần trong đất là do DDT bị bốc hơi khỏi bề mặt đất vào không khí. Tốc độ
bốc hơi của DDT trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: áp suất hơi bão hòa,
nhiệt độ mơi trường, các tính chất của đất (thành phần hữu cơ, sét, …) và khả năng
hấp phụ của đất [42].
 Sự chuyển hóa và phân hủy của DDT trong mơi trường đất
Khí hậu là một yếu tố chính trong sự tồn tại của DDT. Thời gian bán hủy ở
vùng nhiệt đới thường ngắn hơn nhiều so với khu vực ơn đới, vì sự phụ thuộc nhiệt
độ của hóa chất, quá trình vật lý, sinh học. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất được
chứng minh là ảnh hưởng đến độc tính của thuốc trừ sâu [12]. pH cũng ảnh hưởng
đến một số tính chất của đất, dư lượng DDT và các chất chuyển hóa của nó trong
đất cũng bị ảnh hưởng bởi pH [20].
Khi DDT bị phân giải trong đất, nó thường tạo thành DDE hoặc DDD. DDT,
DDE và DDD thường tồn tại trong đất với thời gian rất dài, có thể lên tới hàng vài
trăm năm. Khoảng thời gian DDT tồn tại trong đất phụ thuộc nhiều vào một số yếu

tố như: nhiệt độ, các tính chất của đất (thành phần hữu cơ, sét), độ pH, độ ẩm, trạng
thái vi sinh vật đất, chế độ canh tác, loại cây trồng,… Nhiệt độ càng cao thì tốc độ
phân hủy càng nhanh.
1.1.3. Độc tính và ảnh hưởng của DDT tới mơi trường và sức khỏe
 Độc tính
Độc tính của DDT đã được biết đến thông qua các nghiên cứu trên vi sinh
vật, động vật không xương sống ở dưới nước như cá, động vật không xương sống ở
trên cạn và các lồi động vật có vú khác (chuột hang, thỏ,…). Trong các động vật
này, DDT được tìm thấy một lượng lớn trong các mơ mỡ và có xu hướng tiếp tục di
chuyển đến những cơ quan khác. Ngưỡng độc của DDT và các đồng phân của nó
được xác định thơng qua chỉ số

LD 50

trên một số lồi động vật thí nghiệm như

8

trong chuột là 150 – 250, lợn 300 – 500, thỏ 300 – 500, ở người khoảng 500
mg/kg.ngày.
DDT cũng ảnh hưởng đến gan, thận và hệ sinh sản với các động vật thí
nghiệm. DDT phá hủy gan ở chuột với liều lượng 3,75 mg/kg.ngày trong 36 tuần, ở
chó với liều lượng 50 mg/kg.ngày trong 150 ngày.
DDT có thể xâm nhập vào cơ thể qua chuỗi thức ăn từ nông sản, thủy sản bị
nhiễm DDT. Khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật, DDT sẽ gây độc theo nhiều cơ chế
phức tạp.
 Ảnh hưởng đến sức khỏe con ngưởi
Con người bị nhiễm DDT thông qua con đường phơi nhiễm trực tiếp hoặc
gián tiếp. Phơi nhiễm trực tiếp, có thể xảy ra qua phổi hoặc qua da. Phơi nhiễm gián

tiếp xảy ra khi ăn các thực phẩm như ngũ cốc, rau đậu đã bị nhiễm DDT, cũng như
tôm cá sống trong vùng bị ô nhiễm, DDT sẽ đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa và
tích tụ theo thời gian trong các mô mỡ và gan của con người.
- DDT gây ảnh hưởng cấp tính và mãn tính:
+ Cấp tính: nếu ăn phải phải thực phẩm có chứa DDT, thì chỉ trong một thời
gian ngắn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh. Người nhiễm độc sẽ bị co
giật mạnh kéo theo ói mứa, đổ mồ hơi, nhức đầu chóng mặt, nếu khơng được cấp
cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Nếu nồng độ DDT thấp người bị nhiễm độc cảm
thấy nhức đầu mệt mỏi, tê các đầu ngón tay ngón chân,… Nếu nồng độ DDT cao
làm cho người nhiễm bị mất trí nhớ, khơng kiểm sốt được đường tiểu, thở khó
khăn và động kinh.
+ Mãn tính: khi bị nhiễm độc trong một thời gian dài gây sơ gan. Cơ thể bị
nhiễm độc vào khoảng 20 – 50 mg/ngày.kg có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, đến
các tuyến nội tiết như tuyến giáp trạng, nang thượng thận,… Nếu bị nhiễm lâu hơn
nữa có thể dẫn đến các bệnh ung thư. Nếu người bị nhiễm độc đang mang thai thì
trẻ sơ sinh có thể bị sinh sớm và có những triệu chứng phát triển chậm về hệ thần
kinh. Nhiều người dân sống trong vùng nhiễm DDT, nông dân tiếp xúc với nhiều
9

DDT đã bị ung thư đường tiêu hóa, hơ hấp,… điều này cho thấy hậu quả nghiêm
trọng của DDT sau một thời gian dài sử dụng hoặc bị phơi nhiễm. Ở Việt Nam đã
có một số cơng trình nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các bà mẹ dù có tiếp xúc hay
không tiếp xúc trực tiếp với DDT đều có lượng DDT trong sữa rất cao do DDT xâm
nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa.
- DDT gây ung thư: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, DDT gây ung thư ở
động vật. Do vậy, năm 1991, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu ung thư (IARC) phân
loại DDT là chất có khả năng gây ung thư.
- Các ảnh hưởng khác của DDT:
+ Hệ thần kinh: DDT gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ở liều lượng cao

người nhiễm độc DDT sẽ có triệu chứng buồn nơn, đau đầu, dị ứng ở mắt mũi, co
giật. Các triệu chứng tương tự xuất hiện trong các nghiên cứu ở động vật như chuột
ở liều lượng 6,5 – 13 mg/kg.ngày trong 26 tuần.
+ Hệ nội tiết: DDT gây ảnh hưởng đến hệ nội tiết, người nhiễm độc ở liều
lượng cao sẽ có triệu chứng ngộ độc như mất cảm giác thèm ăn, thay đổi cân nặng,
rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm tính, rối loạn về tóc, hư hại da,…
 Ảnh hưởng đến mơi trường
Ở trong đất, hóa chất BVTV sẽ biến đổi và phân tán theo nhiều con đường
khác nhau như trong hình 1

Hình 1: Sự biến đối thuốc trừ sâu trong đất [3]

10

Khi đi vào trong môi trường đất, DDT tác động vào khu hệ vi sinh vật đất,
giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng giảm, chất hữu cơ không
được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng. Khi phun DDT, có khoảng 50% rơi vào đất,
sau đó có thể tích lại trong cả nước mặt, nước ngầm, thậm chí trong các cặn lắng và
khơng khí.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu là diệt sâu hại, những diễn biến thực tế của nó lại ảnh
hưởng độc hại tới đất, nước, khơng khí, đại dương và các sản phẩm nơng nghiệp.
Một số thí nghiệm được tiến hành trong hồ nước của California (Mỹ), năm
1990, DDT để diệt muỗi. Kết quả không những muỗi bị chết mà một số chim nước
cũng chết theo. Nồng độ DDT tăng từ 0,00005 ppm trong nước đến 800 lần lớn hơn
trong tảo với 0,04 ppm, tới 4.000 – 24.000 lần lớn hơn trong cá ăn tảo và tới 60.000
– 1.520.000 lần trong chim nước. Như vậy trong chuỗi thức ăn này, cứ qua mỗi bậc
dinh dưỡng, DDT lại được tích lũy với số lượng theo cấp số nhân [3].
1.2. Tình hình tồn lưu DDT trong mơi trường đất tại Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tại Việt Nam, trong hầu hết

mọi trường hợp là do việc sử dụng rộng rãi các hóa chất BVTV khó phân hủy
(nhiều nhất là DDT và HCHs) trong quá khứ nông nghiệp và y tế. Các nghiên cứu
khoa học về dư lượng các chất này trong mơi trường đất, nước và trầm tích tại các
khu vực đồng bằng và ven biển Việt Nam đều cho thấy sự có mặt của các chất này
với nồng độ khá cao trong hầu hết các thành phân môi trường cũng như đã có bằng
chứng về sự tích lũy trong sinh vật và con người [6].
Các kết quả thống kê sơ bộ do các UBND tỉnh và Tổng cục Môi trường thực
hiện trong khn khổ thưc hiện Kế hoạch phịng ngừa và xử lý ơ nhiễm Mơi trường
do hóa chất BVTV tồn lưu trên phạm vi cả nước có khoảng 1652 điểm nghi ngờ ô
nhiễm. Đặc điểm chung của các khu vực đã được ghi nhận như sau:
Hầu hết các địa điểm được ghi nhận đều là (hoặc từng là) các kho chứa hóa
chất để sử dụng trong nơng nghiệp và y tế từ trước những năm 80 – 90 của thế kỷ
trước. Chủ sở hữu trong quá khứ của các khu vực này thường là các hợp tác xã,

11

nơng lâm trường, các cơ sở sang chai, đóng gói, hay các đại lý phân phối hóa chất,
các kho chứa phòng chống dịch hại của ngành y tế. Hiện trạng phổ biến của nhiều
khu vực đó là đất đã được phân chia cho các hộ gia đình, được giao sử dụng với các
mục đích khác nhau. Đối với các khu vực còn kho, hầu hết các kho đều ở trong tình
trạng xuống cấp do khơng có đơn vị trực tiếp quản lý và duy tu.
Tất cả các địa điểm đã ghi nhận, trong quá trình hoạt động đều đã từng lưu
giữ nhiều loại hóa chất BVTV, trong đó bao gồm cả các chất POPs (chủ yếu là
DDT, 666).
Sau khi các hóa chất cơ clo bị cấm sử dụng từ năm 1995, các hóa chất cịn
tồn tại nhiều kho đã được đem chôn lấp (một cách sơ sài ở các khu vực chung
quanh hay vận chuyển đi nơi khác), hoặc để lưu trong kho mà khơng có sự chăm
sóc, duy tu. Chính vì vậy, trải qua thời gian do tình trạng xuống cấp của các kho này
nên rất nhiều khu vực đều đã có sự lan truyền và gây ơ nhiễm cho các khu vực đất

và nước dưới đất xung quanh.
Các điểm tồn lưu hóa chất BVTV này chủ yếu nằm ở khu vực phía Bắc và
tập trung chủ yếu ở Bắc Trung Bộ. Do đây là khu 4 cũ, nơi bị bắn phá ác liệt trong
chiến tranh nên hóa chất thường được chia nhỏ và lưu trữ phân tán, thay vì tập trung
tại một vài điểm chính như tại các tỉnh phía Bắc. Theo số liệu thống kê của Tổng
cục Môi trường năm 2013, các tỉnh miền Trung thuộc Khu IV cũ cao hơn hẳn so với
các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh miền Nam hầu như khơng có tồn lưu hóa chất BVTV.

12

Hình 2: Bản đồ số điểm phát hiện tồn dư DDT tại Việt Nam [6]
Theo báo cáo của Tổng cục Mơi trường Việt Nam tính đến tháng 8 năm
2013, một trong nhiều thuốc trừ sâu chôn lấp trên địa bàn huyện Anh Sơn, Nghệ An,
đã cho thấy nồng độ DDT cao nhất tìm thấy vào năm 2011 có thể lên tới 948,7
mg/kg tại xã Long Sơn và có khả năng tăng tại các địa điểm được khảo sát theo các
quan sát trong giai đoạn 2008 – 2011 [6].
13

1.3. Các phương pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều biện pháp khác nhau được nghiên cứu và
sử dụng để xử lý các đối tượng nhiễm DDT.
1.3.1. Các phương pháp vật lý
+ Phương pháp phá hủy bằng lò vi sóng Plasma
Nguyên lý: Chất hữu cơ được dẫn qua ống phản ứng ở đây là Detecto Plasma
sinh ra sóng phát xạ electron cực ngắn (vi sóng), sóng phát xạ electron tác dụng vào
các phân tử hữu cơ bẻ gãy liên kết hóa học ở nhiệt độ cao tạo ra các nhóm gốc tự do
và sau đó dẫn tới các phản ứng tạo ra SO2, CO2, H2O, HPO3-, Cl2, Br2,… [3].
Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao, thiết bị gọn nhẹ, khí thải an tồn cho mơi

trường
Nhược điểm: Chỉ ứng dụng hiệu quả cho pha lỏng và pha khí, chi phí cho xử
lý cao, phải đầu tư lớn. Do việc vận hành thiết bị đòi hỏi năng lượng lớn nên ít được
ứng dụng trong thực tế.
+ Phương pháp phân hủy bằng ozon hóa/UV
Nguyên lý: ozon hóa kết hợp với chiếu tia cực tím là biện pháp phân hủy các
chất thải hữu cơ dung dịch hoặc trong dung môi. Kỹ thuật này thường được áp dụng
để xử lý ô nhiễm thuốc trừ sâu ở Mỹ. Phản ứng hóa học để phân hủy hợp chất là:
Thuốc trừ s â u , diệt cỏ+O3 →CO 2 + H 2 O+ c á c nguy ê ntố kh á c

Ưu điểm: Hiệu suất xử lý cao, chi phí xử lý thấp, rác thải an tồn ngồi mơi
trường.
Nhược điểm: Khơng thể áp dụng để xử lý chất ơ nhiễm chảy tràn và chất thải
rửa có nồng độ đậm đặc. Nếu áp dụng để xử lý đất ơ nhiễm thì lớp đất trực tiếp
được chiếu tia UV không dày hơn 5 mm.
+ Công nghệ giải hấp nhiệt trong mố

14

Nguyên lý: gồm 3 bước chính xây dựng kết cấu mố kín, nổi trên mặt đất; đào
đất, bùn nhiễm dioxin và đưa vào mố; nung nóng bùn đất tới nhiệt độ cao (tối thiểu
335 ℃ ) để tiêu hủy dioxin.
Ưu điểm: có thể làm giảm mức độ tồn lưu dioxin đến mức thấp (<1 ppt) với
công suất xử lý cao.
Nhược điểm: đất sau q trình nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ mất các chất dinh
dưỡng, khơng cịn khả năng sử dụng vào mục đích trồng trọt, chi phí xử lý cao.
1.3.2. Các phương pháp hóa học
+ Phương pháp oxy hóa ở nhiệt độ thấp
Nguyên lý: Khi đưa chất oxy hóa (KMnO 4, H2O2, O3,…) vào sẽ phá vỡ cấu

trúc phân tử của hóa chất BVTV tạo sản phẩm khơng độc hoặc ít độc [31].
Việc sử dụng H2O2 với xúc tác Fe2+ (Phương pháp Fenton) và ozon rất được
quan tâm. Về mặt lý thuyết q trình oxy hóa các chất hữu cơ clo hóa có thể dẫn
đến sự phá hủy hồn tồn (oxy hồn tồn) hoặc khơng hồn tồn cấu trúc phân tử
của chất độc (oxy hóa khơng hồn tồn). Trong các trường hợp đó vai trị xúc tác có
ý nghĩa quyết định. Các xúc tác thường dùng là các kim loại và các oxit của các loại
nhôm, vanadi, crom, đồng [31].
Ưu điểm: ngồi việc oxy hóa các chất độc đến các sản phẩm phản ứng khơng
độc, q trình oxy hóa cịn cho phép oxy hóa các thành phần hữu cơ của đất – phần
vật chất liên kết chủ yếu DDT trong đất.
Nhược điểm: khi sử dụng tác nhân oxy hóa như permanganat có thể sinh ra
2+¿ ,
dẫn đến sự hình thành
Mn ¿

MnO2 kết tủa trong đất, hoặc đối với tác nhân ozon

chỉ thích hợp cho xử lý đối với vùng đất có độ ẩm thấp [17].
+ Phương pháp phân hủy nhiệt xúc tác

15

Nguyên lý: sử dụng xúc tác trong các quá trình phân hủy nhiệt với sự có mặt
của chất xúc tác, dù ở tỉ lệ nào so với lượng các chất phản ứng, thì phản ứng vẫn có
thể xảy ra liên tục cho đến khi đạt trạng thái cân bằng.
Ưu điểm: Phương pháp phân hủy nhiệt xúc tác có nhiều ưu điểm vượt trội
hơn so với những phương pháp phân hủy nhiệt khơng sử dụng xúc tác. Phân hủy
DDT khi có mặt xúc tác sẽ làm giảm nhiệt độ phân hủy từ 1000 ℃ xuống khoảng
nhiệt độ 400 – 600 ℃ , điều đó giúp tiết kiệm được năng lượng, dễ thực hiện và

hạn chế tạo ra chất độc thứ cấp.
Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm nổi trội của phương pháp thì vẫn cịn
những nhược điểm cần phải khắc phục đó là tái sử dụng xúc tác khi xúc tác bị ngộ
độc.
+ Phương pháp chiết
Nguyên lý: Công nghệ này sử dụng một hóa chất để chiết xuất. Các q trình
tách vật lý thường được sử dụng trước để phân loại đất thành các phần thô và mịn.
Ưu điểm: Phương pháp này không phá hủy chất thải nhưng là một phương
pháp để tách các chất gây ô nhiễm nguy hiểm ra khỏi đất, bùn và trầm tích, do đó
làm giảm khối lượng chất thải nguy hại phải xử lý.
Hạn chế: Đất có hàm lượng sét cao sẽ làm giảm hiệu suất và làm tăng thời
gian xử lý. Lượng nhỏ dung mơi có thể vẫn còn trong chất rắn đã được xử lý, độc
tính của chúng là cần phải được xem xét. Hiệu quả tách chiết kém đối với các phân
tử có khối lượng nguyên tử lớn và ưa nước. Sau khi tách chiết bằng axit, lượng axit
dư trong đất đã được xử lý cần phải được trung hịa. Chi phí vốn có thể tương đối
cao.
+ Phương pháp cô lập đất ô nhiễm kết hợp với phân hủy hóa học
Nguyên lý: sử dụng các loại vật liệu có độ chống thấm cao, bền với các tác
động của môi trường khu vực để ngăn chặn sự lan tỏa của chất gây ô nhiễm ra môi
trường xung quanh (vật liệu hấp phụ bentonit) đồng thời bổ sung các hóa chất thích
hợp để phân hủy hóa chất BVTV và đất nhiễm đã cách ly. Tác nhân hóa học sử
16