Quá nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Ngày 30/12/2019 của Chính Phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Quá nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Các mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn được quy định cụ thể như sau:

1. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác.

Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

Theo quy định tại điểm e khoản 3 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

2. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm đ, khoàn 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

Theo quy định tại điểm c, khoản 7 và điểm e, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

Theo quy định tại điểm e, khoản 8 và điểm g, khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

3. Mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Theo quy định tại điểm c, khoản 6 và điểm d, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.

Theo quy định tại điểm b, khoản 7 và điểm đ, khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;

Theo quy định tại điểm a, khoản 10 và điểm h, khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô có thể lên đến 40.000.000 đồng và có thể đối mặt với việc bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng

Việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Hành vi này sẽ bị xử phạt rất nặng theo pháp luật hiện hành. Mức phạt nồng độ cồn ô tô được xác định dựa trên nồng độ cồn trong khí thở hoặc nồng độ cồn trong máu. Tham khảo bài viết sau để nắm rõ các mức phạt nồng độ cồn ô tô theo luật mới nhất.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô mới nhất 2023

Dưới đây là tổng hợp các mức xử phạt nồng độ cồn ô tô được cập nhật đến tháng 12/2023:

Mức xử phạt nồng độ cồn ô tô 0,1 miligam

  • Theo Điểm b Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường, nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1 lít khí thở, sẽ phải chịu mức phạt tiền trong khoảng từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
  • Bên cạnh hình phạt tiền, người vi phạm còn đối diện với việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 10 đến 12 tháng, theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 17 của nghị định trên.

Mức phạt nồng độ cồn xe ô tô vượt quá 0,25 miligam

  • Theo Khoản 5 Điều 17 của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường, nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/1 lít khí thở, sẽ phải chịu mức phạt tiền trong khoảng từ 16.000.000 đến 18.000.000 đồng.
  • Người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 16 đến 18 tháng, theo quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 17 của nghị định trên.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô vượt quá 0,4 miligam

  • Theo Khoản 6 Điều 17 của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường, nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở, sẽ bị phạt tiền trong khoảng từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng.
  • Đồng thời, hành vi vi phạm này còn kéo theo hậu quả nặng nề khiến người vi phạm bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 22 đến 24 tháng, theo quy định tại Điểm đ Khoản 7 Điều 17 của nghị định trên.

Mức phạt cao nhất nồng độ cồn ô tô

  • Theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt cao nhất nồng độ cồn ô tô là 40.000.000 đồng.
  • Người vi phạm cũng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 22 đến 24 tháng và phương tiện ô tô của họ có thể bị tạm giữ tối đa 07 ngày trước khi cơ quan có quyền ra quyết định xử phạt.

Những biện pháp trừng phạt này nhấn mạnh sự nghiêm trọng và nguy hiểm của việc lái xe dưới tác động của cồn, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và ngăn chặn các hành vi đe dọa đến tính mạng và tài sản của cộng đồng.

Quá nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Điều khiển xe ô tô khi phát hiện nồng độ cồn có bị xử lý hình sự không?

Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Khung hình phạt được quy định tại Điều 260 của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi và bổ sung năm 2017 với 4 khung hình phạt từ 1 đến 4.

Cách xác định nồng độ cồn

Xác định nồng độ cồn trong máu

Nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)

Trong đó:

  • A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%).
  • W là cân nặng.
  • R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ - hằng số hấp thụ rượu theo giới tính

Xác định nồng độ cồn trong khí thở

Nồng độ cồn trong khí thở: B = C:210

Các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ sử dụng "máy đo" nồng độ cồn để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông.

Quá nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Lỗi vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao lâu? Theo Điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020, nếu người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn quy định và bị xử lý hành chính có khả năng xe ô tô của người vi phạm sẽ bị tạm giữ trong thời gian xử lý hành chính. Mức thời gian tạm giữ có thể là tối đa 7 ngày. Trường hợp vụ việc vi phạm giao thông cần thêm thời gian vì phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ sẽ không quá 10 ngày làm việc.

Quá nồng độ cồn phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Kết

Hy vọng với một số thông tin vừa đề cập đã giúp bạn có thêm thông tin liên quan đến mức phạt nồng độ cồn ô tô theo luật mới nhất.

Ngoài ra, để đảm bảo tuân thủ Pháp luật, cụ thể, không bị “mất tiền” khi được CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ xe, chủ xe cơ giới cần phải mang theo chứng nhận Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Xe máy Bắt buộc hoặc Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự Ô tô ( bản điện tử và bản giấy truyền thống đều được chấp nhận).

Thông tin đến bạn: Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô, ô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới!

Đừng quên theo dõi Cộng Đồng Bảo Hiểm để cập nhật những giải-đáp thêm về bảo hiểm, quy định hiện hành cũng như những thông tin về các chương trình khuyến mãi độc quyền khi mua Bảo hiểm Ô tô, Bảo hiểm Xe Máy trên MoMo nhé!