Quản lý nhân sự lương bao nhiêu năm 2024

Học ngành Quản trị nhân lực ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao? Mức lương bao nhiêu? Ngành Quản trị nhân lực phù hợp với những ai? Nào, cùng Zinia giải đáp các thắc mắc trên bằng những thông tin dưới đây nhé.

1. Mức lương của ngành Quản trị nhân lực

Theo thống kê của Top CV, thu nhập của ngành quản trị nhân lực hiện nay rất tốt. Thu nhập bình quân của ngành Quản trị nhân lực hiện nay ở mức khá so với các ngành nghề khác. Mức lương của ngành Quản trị nhân lực phụ thuộc vào trình độ năng lực, thâm niên và kinh nghiệm trong nghề. Trong đó cụ thể là:

- Sinh viên mới ra trường: 6-10 triệu /tháng;

- Cấp trưởng phòng: 20-40 triệu /tháng;

- Các vị trí giám nhân sự: 10-20 triệu /tháng.

Theo thống kê của careerprep.vn, mức lương của ngành Quản trị nhân lực luôn nằm trong top những ngành trả lương trung bình cao nhất đối với sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên mức lương ấy sẽ biến động và phụ thuộc vào vị trí công việc, kĩ năng, kiến thức và đặc biệt là kinh nghiệm. Dưới đây là mức lương cụ thể của ngành Quản trị nhân lực:

- Sinh viên mới ra trường: từ 6 – 8 triệu đồng/tháng;

- Chuyên viên có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: từ 10 – 15 triệu đồng/tháng;

- Trưởng phòng từ 3 – 5 năm làm việc: 1.000$/tháng;

- Giám đốc nhân sự mức lương sẽ từ 2.500$ – 3.000$/tháng.

Human Resource Management là một ngành rất có tương lai tuy nhiên để làm tốt vị trí này bạn cần phải trang bị đầy đủ cho mình những kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị giỏi. Vì thế, để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm và triển vọng của ngành Quản trị nhân lực, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Quản trị nhân lực do Zunia tổng hợp.

2. Học ngành Quản trị nhân lực ra trường làm gì?

Ngành Quản trị nhân lực là một trong những ngành đào tạo về quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp. Với tầm quan trọng của con người trong mọi hoạt động kinh doanh, việc quản lý nhân lực hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách bền vững và có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Do đó, có nhiều trường đại học và cao đẳng tuyển sinh ngành Quản trị nhân lực với nhiều hệ đào tạo khác nhau để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học có triển vọng trong tương lai và đam mê trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực, thì học ngành Quản trị nhân lực sẽ là một lựa chọn rất phù hợp cho bạn.

2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Quản trị nhân lực

Các vị trí công việc có thể dành cho Cử nhân ngành Quản trị nhân lực không giới hạn, dưới đây là những công việc phổ biến:

- Nhân viên tuyển dụng: phụ trách tuyển dụng và lựa chọn nhân sự cho công ty.

- Chuyên viên đào tạo: thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo cho nhân viên.

- Chuyên viên phúc lợi: quản lý các chương trình phúc lợi như bảo hiểm, nghỉ phép, kế hoạch hưu trí cho nhân viên.

- Chuyên viên quản lý hiệu suất: giám sát và đánh giá hiệu suất của nhân viên, đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu suất làm việc.

- Chuyên viên quan hệ lao động: giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động và pháp lý liên quan đến nhân sự.

- Quản lý nhân sự: phụ trách toàn bộ hoạt động quản lý nhân sự trong công ty, bao gồm các chức năng từ tuyển dụng đến đào tạo và phúc lợi.

- Giám đốc nhân sự: đứng đầu bộ phận nhân sự và đưa ra các chiến lược và quyết định quan trọng về nhân sự cho toàn công ty.

- Chuyên viên phân tích nhân sự: nghiên cứu và phân tích dữ liệu nhân sự để đưa ra các giải pháp kinh doanh và quản lý hiệu quả hơn.

Đây chỉ là một số ví dụ về các vị trí công việc dành cho Cử nhân ngành Quản trị nhân lực. Tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của từng công ty, các vị trí này có thể có tên gọi khác nhau và yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau.

2.2. Cơ hội việc làm của ngành Quản trị nhân lực

Học quản trị nhân lực ra làm gì? Khi ra trường, các cử nhân ngành Quản trị nhân lực có thể làm việc tại:

- Các bộ phận văn phòng tổ chức hành chính tại các doanh nghiệp, công ty, các tập đoàn kinh tế; các trung tâm hỗ trợ việc làm; trung tâm phát triển nguồn nhân lực; các trung tâm đào tạo tuyển dụng; các trường đại học cao đẳng;…

- Làm việc cho các loại hình doanh nghiệp, tổ chức và các cơ quan nhà nước với các vị trí như: Chuyên viên Quản lý đào tạo, Chuyên viên tuyển dụng, Chuyên viên chính sách – đãi ngộ, Chuyên viên lương – chính sách (C&B), Chuyên viên bảo hiểm, Chuyên viên truyền thông nội bộ, Chuyên viên xử lý quan hệ nội bộ.

- Làm chuyên viên các phòng, sở, bộ Lao động thương binh xã hội, bộ Nội vụ, và có cơ hội thăng tiến lên các vị trí như trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự, phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự.

- Trở thành giảng viên, chuyên gia đào tạo, chuyên gia tư vấn nhân sự và phát triển tổ chức hoặc một Headhunter chuyên nghiệp.

Môi trường làm việc của Cử nhân ngành Quản trị nhân lực tập trung vào con người và yêu cầu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề và kỹ năng lãnh đạo. Lĩnh vực này thường xuyên đổi mới và cập nhật theo xu hướng mới nhất để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, và có nhiều quy trình công việc cụ thể. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin về ngành Quản trị nhân lực, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức.

3. Ngành Quản trị nhân lực phù hợp với những ai?

Ngành Quản trị nhân lực phù hợp với những người có các đặc điểm sau:

- Yêu thích làm việc với con người: Ngành Quản trị nhân lực liên quan trực tiếp đến việc quản lý, phát triển và chăm sóc nhân viên.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Những người có khả năng giải quyết vấn đề tốt sẽ phù hợp với ngành Quản trị nhân lực vì công việc của họ thường liên quan đến việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự.

- Sự linh hoạt: Ngành Quản trị nhân lực là lĩnh vực đa dạng và thường xuyên thay đổi. Người học ngành này cần có tính linh hoạt để thích nghi với các thay đổi trong lĩnh vực này.

- Kỹ năng lãnh đạo: Quản trị nhân lực là một lĩnh vực quản lý, vì vậy người học ngành này cần có kỹ năng lãnh đạo tốt để có thể đưa ra các quyết định, quản lý nhân viên và đưa ra các kế hoạch cho công ty.

- Đam mê học hỏi: Ngành Quản trị nhân lực là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức sâu rộng về quản lý, nhân sự và xã hội học.

Tóm lại, ngành Quản trị nhân lực phù hợp với những người có sự quan tâm đến con người, khả năng quản lý, giao tiếp, giải quyết vấn đề và phân tích. Để trở thành chuyên gia HR, cần có kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến quản trị nhân lực, các chương trình đào tạo, bằng cấp liên quan đến ngành HR và trang bị những kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành này.

Quản lý nhân sự lấy bao nhiêu điểm?

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, ngành Quản trị nhân lực lấy 24,75 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00; A01; D01; D90. Phương thức xét học bạ, mức điểm chuẩn xét tuyển là 27 điểm, với 3 tổ hợp môn xét tuyển A00; A01; D01. Học phí năm học 2023 - 2024, ngành Quản trị nhân lực dự kiến là 18 triệu đồng/sinh viên.

Ngành quản trị nhân lực lương tháng bao nhiêu?

Mức lương ngành Quản trị Nhân lực – Đối với sinh viên mới tốt nghiệp thì mức lương khởi điểm khoảng từ 6 – 8 triệu/tháng. – Các vị trí Trưởng/Phó phòng có thể có thu nhập lên đến 1000 USD/tháng. – Các vị trí Giám đốc có thể có mức lương lên đến 3000 USD/tháng.

Quản lý nhân sự bao gồm những việc gì?

Quản lý nhân sự làm gì?.

Quản lý và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự ... .

Tư vấn các thông tin về chế độ làm việc của doanh nghiệp cho nhân sự ... .

Lên kế hoạch tuyển dụng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. ... .

Kiểm tra, giám sát, đánh giá nhân viên. ... .

Chấm công, tính lương cho nhân viên. ... .

Kỹ năng chuyên môn. ... .

Kỹ năng nhân sự.

Quản lý nhân sự thì học ngành gì?

Ngành quản trị nhân lực là ngành học chuyên đào tạo các kiến thức và kỹ năng về quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.

Chủ đề