Quảng bá du lịch là gì

Còn nhớ năm 2010, chương trình quảng bá du lịch của Việt Nam được phát sóng trên kênh truyền hình CNN (Mỹ) với kinh phí khoảng 5,3 tỷ đồng, thổi bay khoảng 12% toàn bộ kinh phí chương trình xúc tiến du lịch được phê duyệt năm 2010. Đây là một khoản tiền lớn đối với ngân sách ngành Du lịch, nhưng nhìn một cách khách quan ra các nước xung quanh, mới thấy ngân sách cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Việt vẫn quá ít ỏi với khoảng 30 tỷ đồng (1,5 triệu USD). Một con số khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực, như Thái Lan chi 100 triệu USD năm 2010 và 2012 đã nâng lên tới 237 triệu USD, 110 triệu USD của Malaysia, và Singapore, quốc đảo rộng chưa đầy 700km2 cũng sẵn sàng dành 171 triệu USD để quảng bá hình ảnh.

Nhiều chuyên gia du lịch và doanh nghiệp lữ hành đều cho rằng, ai cũng nhìn thấy là ngân sách dành cho quảng bá xúc tiến du lịch luôn trong tình trạng thiếu tiền, nhưng để giải được bài toán này, thì đến nay vẫn chưa có lối thoát. Bên cạnh đó, chất lượng du lịch đang là vấn đề mà nhiều chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành quan tâm.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, ngân sách dành cho xúc tiến du lịch còn hạn chế, chưa có kinh phí để tái đầu tư ngành nên ngành du lịch đang đề xuất Chính phủ cho phép ngành trích 1 USD/khách du lịch quốc tế, để tạo ngân sách đầu tư cho xúc tiến, quảng bá du lịch. Nếu được chấp thuận, sẽ có khoảng 6 triệu USD/năm để xúc tiến, quảng bá du lịch.

Theo kế hoạch hành động Marketing du lịch giai đoạn 2013-2015 vào năm 2016, Việt Nam sẽ tăng lượng khách du lịch quốc tế thêm 2,2 triệu lượt, đạt 8,2 triệu lượt người. Để thực hiện được mục tiêu này, theo ước tính của các chuyên gia Chương trình ESRT (Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội), Việt Nam sẽ phải đầu tư 7 triệu USD cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Vì vậy, nếu đề xuất trên được thực hiện, thì năm 2016, Việt Nam sẽ có 8,2 triệu USD để thực hiện xúc tiến, quảng bá nhằm gia tăng lượng khách quốc tế vào Việt Nam.

Nếu đề xuất này được thực hiện, ngành Du lịch sẽ có một khoản dành để tái đầu tư và đẩy mạnh hoạt động quảng bá. Nhưng theo ông Tuấn, tiền là một vấn đề quan trọng để thực hiện quảng bá, xúc tiến du lịch, nhưng có một vấn đề trọng tâm hiện nay không phải khi có tiền Việt Nam sẽ quảng bá như thế nào, mà du lịch Việt Nam phải làm gì để xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng để thu hút khách và kéo khách quay lại nhiều lần.

Bà Nguyễn Ánh Tuyết - Giám đốc Công ty VITours Hà Nội cho rằng, ở góc độ công ty lữ hành chúng tôi thấy rằng việc tái đầu tư ngành là cần thiết trong việc xúc tiến quảng bá du lịch hiện nay. Với đề xuất trên hoàn toàn có cơ sở và hợp lý, vì số tiền ngân sách thu được phụ thuộc vào khách du lịch. Tuy nhiên, cần phải tính đến yếu tố cạnh tranh giá cho doanh nghiệp, với các nước trong khu vực. Đồng thời, ngành Du lịch cần phải đẩy mạnh công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như hạn chế tình trạng làm ăn chụp giật, chặt chém du khách. Có như vậy mới mong du khách đến và quay trở lại.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ mong muốn đề xuất trên được chấp thuận. Dự kiến trong quý III/ 2013, TCDL sẽ trình Bộ VHTTDL để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết này. Hy vọng với những đề xuất được phê duyệt, ngành Du lịch sẽ thoát khỏi tình trạng thiếu tiền, không còn phải ăn đong trong quảng bá xúc tiến du lịch ra nước ngoài như hiện nay

Video liên quan

Chủ đề