Quy định về giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán được xem là một quyết định của doanh nghiệp do hàng hóa bị lỗi, hoặc để đẩy hàng tồn kho hay đôi khí đơn giản là hoat động tri ân khách hàng. Mời bạn đọc cùng Vinatax tìm hiểu về quy định giảm giá hàng bán, cách xử lý, cách xuất hóa đơn và hạch toán khi giảm giá hàng hóa nhé.

I. Quy định về giảm giá hàng bán

Quy định về giảm giá hàng bán

1. Căn cứ pháp lý

» Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

» Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

2. Thế nào là giảm giá hàng hóa

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu với thị hiếu. Có 2 trường hợp có thể gặp:

» Giảm giá biết trước khi thực hiện mua bán hàng hóa.

» Giảm giá khi phát hiện hàng không đạt chất lượng sau khi giao nhận hàng.

  • 1. Trường hợp giảm giá biết trước
  • 2. Trường hợp giảm giá sau khi giao hàng

1. Trường hợp giảm giá biết trước

Trường hợp này, bên mua và bên bán đã biết trước tình trạng vật tư, sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất.

=> Xuất hóa đơn bán hàng theo giá đã giảm.

Không hạch toán giảm giá hàng bán mà bên bán chỉ ghi nhận doanh thu theo giá đã giảm, bên mua ghi nhận giá trị hàng hóa mua vào theo giá đã giảm ghi trên hóa đơn.

Lưu ý: Trường hợp bán hàng giảm giá nhiều so với thị trường, bên bán nên làm biên bản nêu lý do tại sao hàng bán với giá thấp hơn nhiều so với thị trường. Biên bản có đầy đủ chữ ký và dấu (nếu có) của những bộ phận liên quan, kẹp vào hóa đơn bán hàng.

2. Trường hợp giảm giá sau khi giao hàng

Trường hợp này, bên bán và bên mua chưa lường trước được tình trạng vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Ký hợp đồng bán hàng và xuất hóa đơn bán hàng bình thườngSau khi giao nhận hàng mới phát hiện ra tình trạng vật tư, sản phẩm, hàng hóa không đạt yêu cầu như hợp đồng đã ký. Bên mua yêu cầu bên bán phải giảm giá mới mua hàng.

Có 2 trường hợp có thể xảy ra: 

»Nếu chưa kê khai thuế, bên bán lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế theo giá đã giảm sau khi thỏa thuận.

=> Trường hợp này không hạch toán vào TK 521 mà ghi nhận doanh thu, GVHB hoặc HTK, thuế GTGT theo giá đã giảm

» Nếu đã kê khai thuế, bên bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá hàng bán

=> Trường hợp này bên bán phải hạch toán vào TK 521, bên mua ghi giảm hàng tồn kho (nếu hàng chưa bán) hoặc ghi giảm GVHB (nếu hàng đã bán)

Quy định về giảm giá hàng bán

Về chế độ kế toán áp dụng

1. Hướng dẫn cách hạch toán trường hợp trên hóa đơn ghi đơn giá bán đã giảm

Bên bán và bên mua căn cứ vào hóa đơn, hạch toán như bán, mua hàng thông thường.

» Bên bán:

Không hạch toán giảm giá hàng bán (vì giá trên hóa đơn là giá đã giảm), chỉ ghi nhận doanh thu và giá vốn tương ứng hàng bán ra:

– Phản ánh giá vốn hàng bán ra, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có các TK 155, 156,…

– Phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

  • Nợ các TK111,112,131,…:Tổng số tiền trên hoá đơn
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế )
  • Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (chi tiết từng loại thuế).

Lưu ý: Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp.

» Bên mua:

Ghi nhận hàng mua vào như hàng mua thông thường (không ghi nhận giảm giá):

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 152, 153, 156, … : Giá mua chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK1331 – Thuế GTGT được khấu từ
  • Có các TK 111,112, 331,…: Tổng giá thanh toán.

– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

  • Nợ TK 152, 153, 156, … : Giá mua đã có thuế GTGT
  • Có các TK 111,112, 331,…: Tổng giá thanh toán.

2. Hướng dẫn cách hạch toán trường hợp bên bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá cho các hóa đơn đã lập

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm giá, bên bán và bên mua hạch toán như sau:

» Bên bán:

Phản ánh số tiền Giảm giá hàng bán, ghi:

  • Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (giá chưa có thuế ) (theo Thông tư 200)
  • Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  giá chưa có thuế) (theo Thông tư 133)
  • Nợ TK 33311 : Số tiền thuế được điều chỉnh giảm tương ứng với khoản giảm giá
  • Có các TK 111, 112: Nếu trả lại tiền cho bên mua
  • Có TK 131: Nếu đối trừ công nợ.

Lưu ý: Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu, giảm giá hàng bán bao gồm cả thuế phải nộp.

» Bên mua:

Căn cứ vào số lượng hàng được giảm giá còn tồn kho hay đã sử dụng hay đã bán để hạch toán:

  • Nợ các TK 111, 112: Nếu được bên bán thanh toán bằng tiền
  • Nợ TK 331: Nếu đối trừ công nợ
  • Có các TK 152, 153, 156 (nếu hàng mua còn tồn kho)
  • Có các TK 621, 623, 627 (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT200)
  • Có TK 154 (nếu hàng mua đã xuất dùng cho sản xuất) (TT133)
  • Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang  (nếu hàng mua đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu hàng mua đã tiêu thụ trong kỳ)
  • Có các TK 641, 642 (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp) (TT200)
  • Có TK 642 (6421, 6422) (nếu hàng mua dùng cho hoạt động bán hàng, quản lý doanh nghiệp) (TT133)
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ tương ứng với số tiền chiết khấu.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá hàng mua bao gồm cả thuế GTGT.

Trên đây là hướng dẫn của Vinatax về xuất hóa đơn và hạch toán khi giảm giá hàng bán.

Nội dung chia sẻ trên đây mang tính chất tham khảo. Bạn đọc căn cứ tình hình thực tế của Công ty mình và quy định pháp luật để thực hiện nhé.

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0896 472 479 để được tư vấn, hỗ trợ