Rào cản đối với tư duy sáng tạo là gì

NHỮNG RÀO CẢN TRONG TƯ DUY SÁNG TẠO•••Những rào cản trong tư duy sáng tạoTại sao khi còn bé chúng ta thường rất sáng tạo. Mà khi chúng ta lớn,khả năng sáng tạo của ta lại giảm sút. Làm thế nào để ta xóa bỏnhững rào cản trong tư duy sáng tạo? Từ đó giúp ta tăng khả năngsáng tạo của chính mình !!?• Trẻ con sáng tạo hơn người lớn! Tại sao?Hãy thử nhìn cách chơi của trẻ con. Bọn trẻ có thể gọi cục gạch là ngôinhà, cao ốc, siêu thị, điện thoại, ô tô hay xe lửa…rồi biến chúng thànhphương tiện để chơi đùa vui vẻ cùng nhau. Thậm chí, ở những vùng nôngthôn, một chiếc mo cau cũng có thể thành xe kéo, hộp thuốc lá bỏ đi đượcxếp thành “tiền”, hộp bánh qui thêm tiếng “uỳnh uỳnh” là thành chiếc tàu“chạy xé nước”…Hẳn nhiên không người lớn nào có thể “cười chê” bọntrẻ. Đơn giản, chỉ vì…”chúng là trẻ con, biết gì đâu!“Không biết” nên thích cái gì thì tưởng tượng cái mình đang có là cái đó.Thích máy bay thì gọi cục gạch là máy bay, thích xe lửa thì gọi là xe lửa.Chẳng sợ ai chê cười, khi mà bạn bè mình cũng chỉ biết vậy thôi.Trong khi với người lớn chúng ta, cục gạch là cục gạch, xe lửa là xe lửa,chẳng có “ăn nhập” gì nhau. Vậy nên, nếu ai đó bảo bạn tưởng tượng cụcgạch là xe lửa, hoặc là “thần kinh” người ấy “có vấn đề”, hoặc là bạn “cóvấn đề” trong suy nghĩ của người ấy. “Bạn có đồng ý với lí giải này?” Nếucâu trả lời của bạn là “có” thì có vẻ như trong thực tế, bạn vẫn chưa đượcđánh giá cao về khả năng sáng tạo. Bởi vì bạn vẫn chưa thoát khỏi lối mòntrong suy nghĩ khi mặc định “cục gạch chỉ là cục gạch”. Hơn nữa, kiếnthức, kinh nghiệm bạn có hoàn toàn đủ để giúp bạn phân biệt “cục gạch”và “xe lửa”. Nhưng quan trọng hơn, chính lí do “sợ người khác nghĩ mìnhcó vấn đề” đã “hạ gục” ý tưởng sáng tạo của bạn. Đơn giản, người ta kêubạn tưởng tượng chứ có phải bắt bạn khẳng định cục gạch là xe lửa đâu.Nói cách khác, trẻ con sáng tạo hơn người lớn (ít nhất là trong lĩnh vực…chơi bời) là vì chúng không vướng phải những rào cản, giúp chúng tạo ranhững “đột phá” trong suy nghĩ và hành động.• Những rào cản trong tư duy sáng tạoQua “tự thú” của các teen tham gia chương trình, ThS Tô Nhi A (TrườngCao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM) đã phân tích và chỉ ra những ràocản làm “tắc nghẽn” tư duy sáng tạo của các bạn. Đó là:1) Tâm lí sợ sai, sẽ bị người khác cười chê, đánh giá, từ đó, dẫn đến xuhướng ngại đổi mới.2) Quá tự tin vào hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân mà không ngờ rằng,trong rất nhiều trường hợp, chính những kinh nghiệm, hiểu biết ấy đã tạothành sức ì tâm lí, khiến chúng ta không thể “nghĩ mới, làm khác”.3) Tư duy tích cực, luôn “ám thị” bản thân, “eo ôi, mình không thể làmđược đâu”, “mình sao có đủ khả năng”, “mình không thời gian…”4) Nhận thức sai lầm về sáng tạo. Sáng tạo tức là tạo ra cái mới, cái khácbiệt. Nhưng không phải cái khác biệt, cái mới nào cũng được chấp nhận.Những trò “quậy tưng” được xem là một sáng tạo trong cách xây dựnghình ảnh bản thân của Bà Tưng — Lê Thị Huyền Anh. Nhưng nó lại bị chỉtrích rất nhiều đơn giản là những sáng tạo ấy đã vượt qua khỏi giới hạncho phép và không mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng. Bản thân cô gáinày sau một giai đoạn gây “đình đám” trên mạng cũng đang phải đối mặtvới rất nhiều rắc rối ngoài đời cũng bởi những “chiêu trò” sáng tạo củamình. Trong khi đó, việc xem sáng tạo là biểu hiện của sự gàn dở, chẳnggiống ai, thích chơi nổi rồi tìm cách “dìm” nó cũng là một suy nghĩ làm hạnchế sáng tạo.• Bạn có thể làm khác cơ mà!Nhiều bạn cho rằng, chúng ta không sáng tạo vì không có ý tưởng. Nhưngmột hoạt động trong chương trình đã chứng minh ngược lại. 7 bạn teenđược mời mô tả một mảnh giấy trắng. Bạn biết không, chỉ trong vòng chưađầy 5 phút, đã có gần 100 kiểu mô tả về tờ giấy khác nhau. Rõ ràng, chúngta không thiếu ý tưởng. Cái chúng ta thiếu chính là phương tiện để biến ýtưởng sáng tạo thành hiện thực mà thôi. Theo ThS Tô Nhi A, để thay đổiđiều đó, trước tiên, bạn cần tạo ra bầu không khí tích cực, kích thích “đầuóc” suy nghĩ (hay còn gọi là “câu não”, Brainstorming); sau đó, quản lí ýtưởng theo sơ đồ tư duy (MindMap), cuối cùng là dùng phương pháp “6chiếc nón tư duy” (ảnh) để cân nhắc những lựa chọn của mình trước khiquyết định.

Sự thất vọng thường xảy ra khi bạn đang cố gắng giải quyết một vấn đề hóc búa, bắt đầu kinh doanh, vào tạo dựng sự chú ý cho doanh nghiệp đó hoặc viết một bài báo thú vị. Nhưng trong những tình huống đó, tư duy sáng tạo là quan trọng nhất.

Quá trình để đạt được thành công về nội dung bắt nguồn từ việc thay đổi quan điểm và nhìn mọi thứ khác với hiện tại.

Mọi người thường gọi đây là “tư duy đột phá” nhưng đó là cách nhìn sai.

Giống như Neo cần hiểu rằng “không có cái thìa” trong phim Ma trận, bạn cũng cần nhận ra “không có chiếc  hộp nào cả” để bước ra ngoài.

Bạn tạo ra những chiếc hộp tưởng tượng của riêng mình chỉ đơn giản bằng cách an phận với cuộc sống và chấp nhận một số điều ảo tưởng là có thật.  

Điều khác biệt là, chỉ cần có đủ một số người nhất định đồng ý rằng khái niệm đó là “có thật”,  thì bạn cũng trở nên “bình thường”.

Điều này nói chung là tốt cho xã hội, nhưng chính sự đồng thuận không cần bàn cãi đó lại kìm hãm khả năng sáng tạo tự nhiên của bạn – bất kể bạn định nghĩa thế nào là sự sáng tạo.

Vì vậy, thay vì tìm cách truyền cảm hứng sáng tạo, bạn chỉ cần xác định sự thật.

Bạn luôn luôn có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng bạn phải loại bỏ những khối (hoặc hộp giới hạn) hay tưởng tưởng trong suốt thời gian cuộc đời.

Rào cản tinh thần là gì?

Rào cản tinh thần ngăn bạn tiếp cận khả năng sáng tạo tự nhiên của mình. Bạn sẽ cảm thấy như mình sẽ không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ trong tầm tay. Thay vì tràn đầy cảm hứng và năng lượng, bạn thấy kiệt sức, mệt mỏi.

Tự phán đoán các suy nghĩ quyết định của mình là cách nhanh chóng để nhận ra rằng bạn đang gặp khó khăn về tinh thần. Nếu bạn không gặp rào cản sáng tạo, bạn sẽ cảm thấy tự tin về lựa chọn và khả năng viết của mình và viết rất nhanh.

Các rảo cản tinh thần có thể ngăn bạn hoàn thành một dự án – hoặc thậm chí ngăn bạn ngay từ vạch xuất phát.

Nguyên nhân tạo ra rào cản tinh thần?

Nhiều ngoại cảnh khác nhau có thể gây ra những bế tắc về tinh thần, nhưng tắc nghẽn về tinh thần thường xảy ra khi bạn quan tâm qua nhiều đến kết quả của một sự việc.

Hãy nghĩ theo cách này: Khi bạn không quan tâm đến điều gì đó, thì không có lý do gì để lo lắng. Khi bạn không đặt quá nhiều kỳ vọng về kết quả dự án thì việc bạn thay đổi, chuyển biến hay thậm chí là hoàn thành các khâu nhỏ trong dự án sẽ trôi chảy và dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, khi bạn quan tâm nhiều đến điều gì đó, chẳng hạn như chất lượng bài viết của mình, thì việc đóng băng suy nghĩ sẽ dễ xảy ra. Kỳ vọng càng cao, quan tâm càng nhiều, càng dễ gặp phải rào cản.

Làm thế nào để vượt qua rào cản tinh thần

Tôi muốn các bạn bỏ túi 10 bí kíp phổ biến sau đây để triệt tiêu khả năng sáng tạo tự nhiên của mình khi gặp khó khăn. Nó giúp tôi nhận ra rằng những rào cản đối với một ý tưởng hay thực tế là tất cả suy nghĩ trong đầu tôi.

  1. Cố gắng tìm câu trả lời “đúng”

Một trong những khía cạnh hạn chế nhất của giáo dục là tập trung vào câu trả lời chính xác cho một câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể.

Mặc dù cách tiếp cận này giúp chúng ta tồn tại trong xã hội, nhưng nó lại làm tổn hại đến tư duy sáng tạo vì các vấn đề thực tế rất mơ hồ. Thường có nhiều hơn một câu trả lời “đúng” và có thể câu trả lời thứ hai còn tốt hơn câu trả lời đầu tiên.

Trong quá trình đi tìm nhiều hơn một câu trả lời cho một vấn đề bất kỳ, có rất nhiều rào cản tinh thần xuất hiện. Ví dụ, quá trình xuất bản một cuốn sách đã phát triển qua nhiều năm. Không còn cách nào “đúng” để làm điều đó nữa.

Hãy thử sắp xếp lại vấn đề theo nhiều cách khác nhau để đưa ra các câu trả lời khác nhau và trả lời các câu hỏi mơ hồ theo nhiều cách khác nhau.

Cuộc sống thực không chỉ mơ hồ mà thậm chí còn rất phi logic.

Mặc dù kỹ năng tư duy phản biện dựa trên logic là một trong những điểm mạnh chính của chúng ta trong việc đánh giá tính khả thi của một ý tưởng sáng tạo, nhưng ngay từ đầu nó là kẻ thù của suy nghĩ đổi mới.

Một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi những ràng buộc của tư duy logic của chính bạn là suy nghĩ một cách ẩn dụ.

Một trong những lý do tại sao ẩn dụ lại hoạt động rất tốt bởi chúng ta chấp nhận chúng là sự thật mà không cần lăn tăn suy nghĩ. Khi bạn nhận ra rằng “sự thật” thường mang tính biểu tượng, bạn sẽ thấy thực sự thoải mái để trải nghiệm nhiều lựa chọn khác nhau.

Một cách để nghĩ về tư duy sáng tạo là xem nó như một “lực lượng hủy diệt”.

Bạn đang xé bỏ các quy tắc thông thường mà người khác đặt ra cho bạn và hỏi “tại sao” hoặc “tại sao không” bất cứ khi nào đối mặt với cách “mọi người” xử lý tình huống.

Điều này nói thì dễ hơn làm, vì mọi người thường sẽ bảo vệ các quy tắc mà họ tuân theo ngay cả khi biết chúng không hoạt động.

Mọi người thường tung hô những người nổi loạn như Richard Branson, nhưng ít ai dám bắt chước theo.  Vậy nên, hãy từ bỏ việc tôn thờ những người phá vỡ quy tắc và thay vào đó chính bạn sẽ phá vỡ một số quy tắc.

Giống như logic, tính thực tế cực kỳ quan trọng khi là một nhà văn chuyên nghiệp, nhưng thường sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo trước khi chúng hình thành.

Hãy đừng để những đánh giá của “người biên tập” tác động tới tâm hồn nghệ sĩ của bạn.

Cố gắng không đánh giá tính khả thi của một phương pháp nào đó cho đến khi bạn cho phép chúng được hoạt động.

Hãy dành thời gian hỏi “điều gì xảy ra nếu” thường xuyên nhất có thể, và chỉ đơn giản là cho phép trí tưởng tượng của bạn được thỏa sức bay xa. Bạn có thể thấy mình đang khám phá ra một ý tưởng điên rồ, cho dù thực tế là chưa có ai từng nghĩ ra.

  1. Phân chia rõ làm việc và giải trí

Để tâm trí của bạn được bay nhảy có lẽ là cách hiệu quả nhất để kích thích tư duy sáng tạo. Tuy nhiên nhiều người lại tách bạch việc vui chơi ra khỏi công việc.

Ngày nay, những người có thể đưa ra những ý tưởng và giải pháp tuyệt vời sẽ được hưởng lợi về kinh tế nhiều nhất, trong khi những “con ong thợ” chỉ được thuê vì lợi ích của những người có tư duy sáng tạo đó.

Hẳn bạn đã nghe câu nói “làm hết sức và chơi hết mình”. Tất cả những gì bạn phải nhận ra là họ giống như một nhà tư tưởng sáng tạo.

  1. Đó không phải là việc của tôi

Trong thời đại “siêu chuyên môn hóa”, chính những người vui vẻ khám phá các lĩnh vực hoàn toàn không liên quan đến cuộc sống và kiến thức lại là những người thấy rõ nhất rằng mọi thứ đều có liên quan.

Điều này làm ta liên tưởng tới người đàn ông quảng cáo Carl Ally từng đã nói về những người sáng tạo – họ muốn trở thành người biết tuốt.

Chắc chắn, bạn phải nắm rõ chuyên môn trong lĩnh vực của mình. Nhưng nếu bạn xem mình như một nhà thám hiểm thay vì một người thợ, bạn sẽ trở thành một người thợ ham học hỏi và thu về rất nhiều kiến thức từ những người thầy của mình.

  1. Là một người “nghiêm túc”

Chung quy lại, những tiêu chuẩn để giữ cho chúng ta “văn minh” “nghiêm túc” đều nằm ở sự phù hợp, nhất quán, các giá trị được chia sẻ. Suy nghĩ về mọi thứ giống như cách mà mọi người vẫn làm.

Điều đó không có gì sai. Nhưng nếu bạn có thể chấp nhận rằng thực ra không có điều gì khác ngoài suy nghĩ nhóm giúp cho xã hội vận hành, thì bạn có thể tự cho phép mình lật ngược mọi thứ đã được chấp nhận và xóa bỏ những ảo tưởng.

Các nhà lãnh đạo từ Pharaoh Ai Cập đến Hoàng đế Trung Quốc và Hoàng gia châu Âu đều tham khảo ý kiến của những kẻ ngốc, hoặc những người phục vụ, khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn.

Tính cách của kẻ ngốc cho phép họ nói ra sự thật một cách bộc trực, ngây thơ mà không hề dè chừng, suy tính, hay ràng buộc bởi các quy định trong xã hội.

Hãy tự cho phép mình loại bỏ rào cản tinh thần và trở thành một kẻ ngốc, nhìn mọi thứ đúng với thực tế của chúng.

Chúng tôi nhận ra một chân lý là mọi tình huống đều mơ hồ ở một mức độ nào đó.

Và mặc dù việc chia các tình huống phức tạp thành các ô đen và trắng có thể dẫn đến thảm họa thì chúng tôi vẫn làm.

Đó là một đặc điểm bẩm sinh về tâm lý con người – mong muốn sự chắc chắn. Nhưng chính nhà tư tưởng sáng tạo lại từ chối vẻ ngoài thoải mái của sự rõ ràng khi nó không thực sự phù hợp. Sự mơ hồ mới là người bạn của bạn nếu bạn muốn đổi mới, sáng tạo.

Thực tế là hầu hết mọi người không thoải mái khi khám phá điều không chắc chắn, mang lại lợi ích cho bạn. Miễn là bạn có thể chấp nhận sự mơ hồ chứ không trốn chạy nó.

Chúng ta ghét sai lầm, nhưng sai lầm lại dạy chúng ta nhiều bài học nhất.

Thomas Edison đã sai hơn 1.000 lần trước khi nhận ra đúng bóng đèn. Sức mạnh lớn nhất của ông là không sợ sai.

Điều tốt nhất chúng ta nên làm là học hỏi từ những sai lầm, nhưng chúng ta phải giải phóng bản thân để tự cho phép mắc sai lầm.

Chỉ cần thử các ý tưởng của bạn và xem điều gì sẽ xảy ra, sau đó tiếp thu những gì bạn học được và tiếp tục.

Hãy tự hỏi bản thân, điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu tôi sai?

Bạn sẽ nhận ra lợi ích từ “sai lầm” còn lớn hơn cả việc lựa chọn nhiều giải pháp. 

Từ chối sự sáng tạo của chính bạn đồng nghĩa phủ nhận bạn là một con người.

Tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo vô hạn, nhưng mức độ chúng ta công nhận nó đã giới hạn mỗi con người. Nếu bạn tự nhủ rằng mình không sáng tạo, điều đó sẽ trở thành sự thật. Hãy dừng ngay suy nghĩ đó lại. 

Đánh thức sự sáng tạo của chính bản thân chính là bạn đang tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh.

Bạn đã được khai sáng, giống như bạn đã sáng tạo, nhưng bạn phải loại bỏ tất cả rào cản ảo tưởng trước khi bạn có thể nhìn thấy nó.

Thừa nhận rằng bạn vốn có óc sáng tạo, và sau đó bắt đầu từng bước phá bỏ rào cản, cho phép tâm trí được bay xa.

Hoa Nguyễn – Theo copyblogger.com

Video liên quan

Chủ đề