Rau tầm bóp có tốt không

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata, các tên gọi thân thuộc khác ở Việt Nam như: cây bôm bốp, thù lù cạnh, bùm bụp hay lồng đèn. Cây tầm bóp là cây thân thảo, thuộc họ Cà, có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ nhiệt đới và sống như cỏ dại.

Cây tầm bóp sống tập trung ở vùng có khí hậu nhiệt đới, chúng thường mọc dại dọc theo hai bên đường đi, bờ ruộng, trong vườn, trên bãi cỏ hay các khu đất hoang. Ngoài ra, cây tầm bóp còn được tìm thấy ven các khu rừng có độ cao dưới 1.500m tính từ mặt nước biển.

Ở Việt Nam, tầm bóp phát triển phổ biến ở khắp mọi nơi. Nhờ vào những lợi ích giá trị của nó, nhiều vùng đã trồng cây tầm bóp như một loại rau ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Trẻ em ở các vùng nông thôn thường hái quả tầm bóp để ăn vì quả có vị chua chua thanh mát giúp xua tan cảm giác khó chịu của ngày hè oi ả. Ngày nay, cây tầm bóp được biết đến là một vị thuốc đặc biệt nhờ tác dụng làm mát gan, giải độc và thanh lọc cơ thể. Không chỉ đơn giản làm thức ăn, sử dụng tầm bóp còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đặc điểm của cây tầm bóp:

  • Cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng từ 50 – 90 cm;
  • Thân cây tầm bóp có nhiều cành, thường mọc rủ xuống;
  • Lá cây tầm bóp màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 0.3cm và rộng 0.2 – 0.4 cm, các lá mọc kiểu so le, nối liền với thân bằng một cuống lá dài 0.15 – 0.3 cm, lá cây tầm bóp có thể phân thành nhiều thùy hoặc không;
  • Hoa tầm bóp màu trắng, nhụy vàng, 5 cánh, cuống hoa mảnh, mọc đơn độc, đài hoa tầm bóp hình chuông, màu xanh, bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên ngoài;
  • Quả tầm bóp mọc quanh năm với đặc điểm là quả mọng, hình tròn, bề mặt nhẵn. Khi còn tươi có màu xanh nhưng lúc chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc cam. Bên ngoài quả cây tầm bóp có 1 lớp đài bao bên ngoài giống như một cái túi bảo vệ, khi bóp có tiếng kêu lốp bốp;
  • Mỗi quả tầm bóp chứa rất nhiều hạt nhỏ li ti có hình thận.

Để mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị các bệnh lý, đặc biệt là đái tháo đường, chúng ta nên sử dụng cây tầm bóp kết hợp một lối sống sinh hoạt hợp lý như sau:

  • Uống đủ nước: Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày giúp cơ thể tăng đào thải các độc tố ra ngoài (các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng nước lọc hoặc trà không đường);
  • Ăn thức ăn giàu chất xơ, ít carbohydrate;
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đạm;
  • Vận động cơ thể thường xuyên, tránh xa stress, căng thẳng quá mức...

Một số lưu ý khác khi sử dụng cây tầm bóp:

  • Cây tầm bóp là dược liệu tự nhiên lành tính nhưng dùng kéo dài không tốt. Trước khi sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và dùng đúng liều lượng được khuyến cáo;
  • Những người cơ địa từng bị dị ứng với cây tầm bóp tuyệt đối không nên chữa bệnh bằng loại cây này;
  • Nếu trong quá trình điều trị người dùng thấy cơ thể có các biểu hiện xấu như nổi mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn... thì nên ngừng uống ngay lập tức;
  • Phụ nữ mang thai, trẻ em cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng;
  • Thận trọng khi sử dụng cây tầm bóp trong thời gian điều trị bằng các loại thuốc tây, thực phẩm chức năng hay bất kì loại thảo dược nào khác. Chúng có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng của nhau hoặc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm;

Ngoài ra, bạn cần chú ý, cây tầm bóp rất giống với cây lu lu đực – một loại cây chứa độc tố solanin. Hoa tầm bóp thường mọc đơn độc, khi chín quả màu đỏ hoặc vàng còn hoa cây lu lu đực lại mọc thành chùm, quả có màu đen. Người dùng cần chú ý đến những đặc điểm này để thu hái và mua đúng dược liệu.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm được nhiều thông tin sức khỏe, kiến thức dinh dưỡng, làm đẹp để chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Rau Tầm Bóp có tên khoa học là physalis angulata L, đây là một loại cây họ cà. Rau tầm bóp được gọi bằng nhiều tên gọi khác như: cây nồng đèn, lu lu cái, thù lù cạnh,... Hình ảnh cây rau tầm bóp được tái hiện như sau: Cây cao khoảng chứng 60-70cm , nhiều cành rũ xuống đất; lá cây có hình bầu dục và mọc so le nhau; quả tầm bóp có dạng hình tròn, bé bằng đầu ngón tay, da căng mọng, bên trong lớp da căng mọng ấy chứa rất nhiều hạt và nước, khi còn non thì quả có màu xanh còn khi chín chúng chuyển sang màu đỏ, quả tầm bóp được bao chùm bởi lớp đài nhiều cạnh, nhìn như chiếc lồng đèn. Chính vì thế mà cây rau tầm bóp còn được gọi bằng một cái tên khác là cây nồng đèn. 

Rau tầm bóp có mấy loại? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra. Ngày xưa, rau tầm bóp chỉ được coi là một loại cây mọc hoang ở các nước trong vùng nhiệt đới khu vực châu Mỹ. Ngày nay đã được tận dụng và sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Được biết rau tầm bóp tại Nhật bản hiện đang có giá hơn 700.000 vnđ/ kg. Và tại Việt Nam, rau tầm bóp cũng có ứng dụng rất cao, đặc biệt là trong ẩm thực. Rau tầm bóp có hai loại là rau tầm bóp đực và rau tầm bóp cái. Tuy nhiên thì người ta chỉ sử dụng rau tầm bóp cái ( câu lu lu cái ). Cùng chú ý những thông tin dưới đây để phân biệt được hai loại rau tầm bóp này nhé !

Phân biệt lulu cái (rau tầm bóp) và lulu đực 

Rau tầm bóp có tốt không

Phân Tích Theo Nguồn vi.wikipedia

Rau tầm bóp có tốt không

Phân biệt rau tầm bóp và rau lulu đực

Rau tầm bóp có công dụng gì ?

Trong Đông Y, rau tầm bóp được ví như một cây thuốc nam quý, mang lại rất nhiều công dụng cho người sử dụng. Rau tầm bóp có tính mát, không độc và có vị hơi ngăm đắng. Tác dụng của rau tầm bóp là : thanh nhiệt cơ thể, nhuyễn kiên tán kết, khư đàm chỉ khái, tiêu đờm, lợi tiểu,.... Chính vì những lợi ích này mà rau tầm bóp được rất nhiều người lựa chọn và sử dụng. 

Rau tầm bóp mọc dại nên sức sống của chúng khá mãnh liệt, chính vậy mà chúng không dễ bị sâu bệnh và ít bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, rau tầm bóp vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng và đặc tính chữa bệnh của nó. 

Ở nước ta cũng rất nhiều người sử dụng rau tầm bóp, nhưng ít ai có thể biết được những công dụng thần kì của rau tầm bóp mang lại cho chúng ta. Rau tầm bóp có thể chủ trị được những chứng bệnh cấp sau : sưng đau yết hầu, cảm sốt, ho khan, ho có đờm, nấc, nôn, nhiệt,... Ngoài ra, rau tầm bóp còn có công dụng để chữa vào điều trị một số bệnh khác như: đái tháo đường, nhọt vú, đinh độc, rối loạn đường ruột,... 

Rau tầm bóp có tốt không

Lá của rau lulu cái nhỏ dài

Rau tầm bóp được chế biến như thế nào ? 

Ngay bây giờ, Dũng Hà sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến rau tầm bóp đúng cách để giữ nguyên được hàm lượng các chất có trong rau. Học ngay cách chế biến những món ăn từ rau tầm bóp để làm mới cho thực đơn hàng ngày nhé. Với mỗi cách chế biến kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau, rau tầm bóp lại mang đến cho chúng ta một công dụng khác. Các món ăn cơ bản được chế biến từ rau tầm bóp : rau tầm bóp luộc, rau tầm bóp xào thịt heo, rau tầm bóp xào thịt bò,.... Rau tầm bóp xào thịt là món ăn được rất nhiều người ưa thích, cách chế biến món rau tầm bóp xào thịt cũng vô cùng đơn giản. Hương vị của thịt và rau tầm bóp hòa quyện vào nhau, kết hợp với hương vị của tỏi băm nhuyễn, tạo nên một món ngon khó cưỡng.  

Rau tầm bóp có tốt không

Rau tầm bóp có công dụng gì ?

Không chỉ được coi là một loại rau sạch, rau tầm bóp còn được coi là một món đặc sản vùng miền. Rau tầm bóp có vị hơi ngăm đắng nhưng chúng có tính thanh mát, do vậy mà chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. 

Rau tầm bóp còn là đặc sản vùng miền có hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Trong các bữa tiệc chung vui gia đình, bạn bè, tầm bóp cũng xuất hiện cùng với món lẩu. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vì tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.

Rau tầm bóp có tốt không

Quả tầm bóp có dạng hình tròn, được bao bọc bởi một lớp vỏ màng nhiều cạnh, trông giống như chiếc lồng đèn. Nhiều nơi đã đặt tên cho cây tầm bóp là cây lồng đèn là vì thế. công dụng của tầm bóp là để chế biến các món ăn ngon, không những thế cây tầm bóp còn có công dụng làm thuốc chữa bệnh, Cây tầm bóp có tác dụng rất tốt cho thận, gan, hệ bài tiết, tiêu đờm , chữa ho,... 

Rau tầm bóp có tốt không

Tất cả các bộ phận từ lá đến rễ cây rau tầm bóp đều được sử dụng triệt để, rễ cây rau tầm bóp thì được sử dụng để chữa và điều trị bệnh đái tháo đường. Trên đây là hàng loạt công dụng tốt cho sức khỏe mà rau tầm bóp đã mang lại cho chúng ta, chính vì lý do này mà những món ăn rau tầm bóp đang ngày càng được ưa chuộng , thị trường rau tầm bóp đang ngày càng phát triển và đi lên trong ngành kinh doanh rau sạch  

Địa chỉ mua rau tầm bóp chất lượng tại Hà Nội và TpHCM?

Mua cây tầm bóp ở đâu tại Hà Nội và TpHCM? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết địa chỉ mua rau tầm bóp chất lượng ở đâu thì hãy đến ngay với Nông sản Dũng Hà nhé . Dũng Hà đã đi trải nghiệm nhiều vườn rau sạch và đã thu mua rau tầm bóp sạch nhằm mang đến tay người dùng những bó rau tầm bóp chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến ngay với Nông sản Dũng Hà để mua rau tầm bóp nhé, bạn cũng có thể mua rau tầm bóp online, chúng tôi luôn cam kết về độ tươi ngon của rau tầm bóp.

Nông sản Dũng Hà hiện đang bán rau tầm bóp và giá rau tầm bóp đang là 30.000 – 55.000đ/kg. Nhanh tay liên hệ theo đường dây nóng của Công ty TNHH Dũng Hà để được giải đáp mọi thắc mắc nhé. 

Rau tầm bóp quả tím có tác dụng gì?

Trẻ em ở các vùng nông thôn thường hái quả tầm bóp để ăn vì quả có vị chua chua thanh mát giúp xua tan cảm giác khó chịu của ngày hè oi ả. Ngày nay, cây tầm bóp được biết đến là một vị thuốc đặc biệt nhờ tác dụng làm mát gan, giải độc và thanh lọc cơ thể.

Rau tầm bóp có vị gì?

Trong thân cây thì chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid;... Tầm bóp có vị đắng, mát, quả chua nhẹ, thể dùng để làm rau ăn. Trong đông y, các bộ phận của tầm bóp như: thân, quả, lá, rễ đều thể dùng làm thuốc.

Ai không nên ăn quả tầm bóp?

Những người đang sử dụng thuốc đặc trị khi dùng rau tầm bóp chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ sau khi dùng tầm bóp thì nên dừng ngay.

Rau tầm bóp miền Nam gọi là rau gì?

Rau tầm bóp hay còn gọi là cây tầm bóp ở nhiều nơi còn gọi là Cây Thù lù, Cây lồng đèn, cây bôm bốp… nó có tên khoa học Physalis Angulata, thuộc họ cà. Rau tầm bóp là loại rau thường mọc dại ở nhiều nơi như bờ ruộng lúa hay các bờ đất hoặc gần núi ở vùng quê Việt Nam.