Sách xử lý chất thải rắn

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển, KS.CC. Hồ Sỹ Nhiếp, TS. Nguyễn Kim Hoàng....

Nhà xuất bản: Xây dựng.Năm 2012.Số trang: 246.

Ngôn ngữ: Việt Nam. Địa chỉ tài liệu: VT.001859 - Thư viện KHKT-BXD.

Tóm tắt nội dung:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cuộc sống ngày càng được nâng cao, hàng năm rác thải cũng tăng lên với tốc độ 10%. Ngày nay rác thải đã trở thành một tai họa chung của nhân loại. Hàng ngày lượng rác thải của các thành phố trên thế giới thải ra nhiều đến mức báo động.

Trong mắt người bình thường thì rác thải là nguồn ô nhiễm môi trường, nguồn truyền bệnh, hầu như không có ích lợi gì. Nhưng các nhà khoa học lại cho rằng, rác thải là một nguồn của cải có giá trị có thể khai thác được.

Hiện nay ở những quốc gia phát triển phần nhiều dùng các phương pháp xử lý tổng hợp như thu hồi, phân loại, xử lý gia công, thiêu đốt ... khiến cho rác thải được tái sinh, biến thành của cải.

Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nó mang lại những ý nghĩa thiết thực như:

Giám đáng kể lượng chất thải rắn phải xử lý, từ đó giảm công suất của công trình xử lý nên sẽ tiết kiệm diện tích chôn lấp, hoặc giảm bớt kinh phí đầu tư cho nhà máy xử lý (đốt chế biến phân bón) và giảm tác động xấu đến môi trường.

Thu hồi lại năng lượng, vật liệu và sản phẩm chuyển hóa từ chất thải rắn để cung cấp cho một số ngành sản xuất, sinh hoạt. Do đó tận dụng vật liệu, năng lượng tái sinh thay thế cho nguyên vật liệu gốc phải khai thác từ thiên nhiên, nên sẽ tiết kiệm tài nguyên thiết thực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nhất về xử lý chất thải rắn khó phân hủy hiện nay. Việc xử lý loại chất thải rắn này thường đòi hỏi chi phí cao, do đó, nếu tăng cường tái chế sẽ giảm được chi phí xử lý.

Tái sản xuất ra một lượng sản phẩm từ phế liệu nên sẽ góp phần nâng cao tổng sản phẩm trong nước và có thể tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất...

Nội dung sách được bố cục thành 7 chương như sau:

Chương 1: Kinh tế sản xuất.

Chương 2: Kinh tế chất thải.

Chương 3: Khái quát chung về chất thải rắn.

Chương 4: Thu hồi, tái chế chất thải rắn đô thị.

Chương 5: Thiết kế và vận hành các công trình lưu giữ và xử lý chất thải rắn nguy hại.

Chương 6: Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn thích hợp.

Chương 7: Các vấn đề bất cập về quản lý chất thải rắn và đề xuất các giải pháp khắc phục.
 

Thư viện Bộ Xây dựng

5 cuốn sách hay về chất thải nguy hại giúp người đọc nhận diện, quản lý và xử lý các loại chất thải nguy hại khác nhau ở Việt Nam và trên thế giới.

Giáo Trình Quản Lý Và Xử Lý Chất Thải Rắn

Sách xử lý chất thải rắn

Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỉ 20 tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong Luật và các văn bản dưới Luật về môi trường.

Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại của GS.TS Lâm Minh Triết cung cấp một lượng kiến thức toàn diện về quản lý liên quan đến các loại chất thải nguy hại khác nhau.

Nội dung của giáo trình chia thành 10 chương được cấu trúc trong 4 phần chính:

Phần 1 (Chương 1, 2,3): Giới thiệu tổng quan về các vấn đề chính liên quan đến chất thải nguy hại như: Các khái niệm chung về chất thải nguy hại, giới thiệu chung về loại hình chất thải điển hình.

  • Chương 1: Khái niệm về chất thải nguy hại.
  • Chương 2: Tổng hợp về các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) dạng chất thải nguy hại.
  • Chương 3: Sự vận chuyển các chất thải nguy hại và ảnh hưởng của chúng tới môi trường.

Phần 2 (Chương 4,5,6): Giới thiệu về một số thực tế liên quan đến chất thải nguy hại như: Khái quát về hiện trạng, đặc điểm của hệ thống quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và trên thế giới.

  • Chương 4: Hệ thống quản lý chất thải nguy hại
  • Chương 5: Thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải nguy hại
  • Chương 6: Đánh giá vị trí xử lý chất thải nguy hại

Phần 3 (Chương 7,8,9): Gồm các vấn đề về kiểm soát, xử lý chất thải nguy hại như kiểm toán chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm chất thải nguy hại và các kỹ thuật cơ bản để xử lý chất thải nguy hại.

  • Chương 7: Ngăn ngừa ô nhiễm chất thải nguy hại
  • Chương 8: Kiểm toán chất thải nguy hại
  • Chương 9: Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại

Phần 4 (Chương 10): Giới thiệu một số chủ đề đặc biệt liên quan đến giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong một số trường hợp cụ thể.

Chương 10: Các giải pháp quản lý chất thải nguy hại

Nguy Cơ Ô Nhiễm Môi Trường Của Một Số Nhóm Chất Hữu Cơ

Sách xử lý chất thải rắn

Ô nhiễm các chất hóa học trong nước mặt có thể dẫn đến ô nhiễm trầm tích, đặc biệt đối với các nhóm chất không phân cực, khó phân hủy và có xu hướng tích lũy và hấp phụ trong các lớp trầm tích. Những nhóm chất này có thể tác động đến tầng ngậm nước thông qua rò rỉ kênh nước thải, dòng chảy bề mặt hoặc bể ngầm tự hoại, đặc biệt nhiều vùng nông thôn người dân vẫn sử dụng nguồn nước ngầm được bơm trực tiếp từ giếng khoan làm nguồn nước ăn uống. Tuy nhiên, số lượng lớn hợp chất hóa học có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên phạm vi rộng chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.

Do đó, nhằm khắc họa bức tranh tổng thể về hiện trạng các chất hóa học trong môi trường nước tại Việt Nam, nghiên cứu toàn diện về 940 hợp chất hữu cơ vi ô nhiễm trong môi trường nước, trầm tích cùng với khảo sát 16 PFAA (bao gồm 11 PFCA và 5 PFSA) trong môi trường nước tại 04 thành phố lớn của Việt Nam đã được thực hiện..

Giáo Trình Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp

Sách xử lý chất thải rắn

Giáo Trình Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp chủ yếu tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý các loại chất thải phát sinh do các hoạt động công nghiệp, nội dung cuốn sách được chia 3 phần:

  • Phần một trình bày các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp và các phương pháp bảo vệ khí quyển. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các quá trình và thiết bị xử lý bụi, các oxit lưu huỳnh, carbon, nitơ, các halogen và hydrocacbon.
  • Phần hai giới thiệu các phương pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước, xác định các chất ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cũng như một Sờ công trình xử lý nước thải đã được áp dụng trong thực tế.
  • Phần ba trình bày các phương pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp, các quy trình công nghệ xử lý theo hướng tận dụng một số chất thải rắn điển hình.

Sách xử lý chất thải rắn

Mục lục:

  • Chương I: Nhận dạng chất thải nguy hại.
  • Chương II: Tác hại của chất thải nguy hại.
  • Chương III: Cơ chế tác động của chất thải nguy hại.
  • Chương IV: Các công nghệ quản lý chất thải nguy hại.
  • Chương V: Những kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại trên thế giới.
  • Chương VI: Hiện trạng chất thải nguy hại ở Việt Nam.
  • Chương VII: Phương hướng quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.

Quản Lý Chất Thải Rắn – Tập 2: Chất Thải Nguy Hại

Sách xử lý chất thải rắn

Nội dung cuốn sách với tiêu đề “Chất thải nguy hại”, cung cấp cho sinh viên các ngành kỹ thuật – công nghệ môi trường những kiến thức cơ bản và cập nhật về các vấn đề cơ bản có liên quan đến kỹ thuật, quản lý chất thải nguy hại.

Đồng thời, sách là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành có liên quan.

Quản lý chất thải rắn tập 2 gồm 6 chương:

  • – Chương 1: Khái niệm về hệ thống quản lý chất thải nguy hại.
  • – Chương 2: Nguồn phát sinh, đặc tính, phân loại và các tác động của chất thải nguy hại.
  • – Chương 3: Thu gom, lưu giữ và chuyên chở chất thải nguy hại.
  • – Chương 4: Trung chuyển và tiền xử lý chất thải nguy hại.
  • – Chương 5: Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.
  • – Chương 6: Quản lý chất thải nguy hại từ hoạt động y tế.

Quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại là một trong những vấn đề được chú trọng ở các nước đã phát triển và đang trở thành mối quan tâm ở các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa như Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội hài hòa với các yêu cầu về BVMT, những kiến thức về quản lý chất thải cũng được bổ sung và cập nhật cho phù hợp với nhu cầu quản lý có liên quan tới lĩnh vực này.