Sd trong kinh doanh là gì

Trong kinh doanh, việc lựa chọn được đối tác phù hợp nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và lâu bền là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Vậy đối tác trong kinh doanh là gì? Giữa đối tác và khách hàng được phân biệt thế nào?

Lựa chọn được đối tác phù hợp trong kinh doanh đóng góp rất nhiều vào sự phát triển và thành công chung của các doanh nghiệp

1. Đối tác trong kinh doanh là gì?

Đối tác là mối quan hệ làm việc giữa 2 cá nhân, tổ chức trở lên, cùng xây dựng, tham gia, chia sẻ một loại hoạt động để hướng tới mục đích chung.

Đối tác trong kinh doanh là một thực thể thương mại (cá nhân hoặc tổ chức) đặt mối quan hệ liên minh với doanh nghiệp nhằm vào một mục đích nhất định trong kinh doanh. Mối quan hệ này thường được ràng buộc bởi hợp đồng với các điều khoản trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng của các bên tham gia.

2. Một số thuật ngữ về đối tác trong kinh doanh

Hiểu về đối tác trong kinh doanh giúp bạn có được định hướng và những tiêu chí đặt ra nhằm lựa chọn mối quan hệ hợp tác phù hợp, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

2.1. Đối tác chiến lược trong kinh doanh

  • Đối tác chiến lược trong kinh doanh là mối liên kết giữa hai doanh nghiệp, thường được giao kết bởi các hợp đồng kinh doanh có pháp lý rõ ràng, cùng thực hiện hướng tới mục tiêu kinh doanh chung.
  • Khi hai doanh nghiệp là đối tác chiến lược của nhau, họ sẽ cùng nhau phát triển một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thương mại, họ sẽ cùng quảng cáo, tiếp thị để cùng tạo nên một thương hiệu sản phẩm. Mối quan hệ giữa một công ty sản xuất, chuyên cung cấp kỹ thuật, sản xuất hợp tác với một doanh nghiệp quy mô nhỏ để tạo ra một sản phẩm chuyên ngành mới.

2.2. Đối tác tiềm năng

  • Đối tác tiềm năng là các đối tác phù hợp với mục đích hợp tác của doanh nghiệp, hiện tại chưa hợp tác nhưng trong tương lai nếu cơ hội hợp tác đến thì sẽ tạo nên nhiều lợi thế cho cả hai bên.
  • Trong một số trường hợp, sự hợp tác không chỉ đơn thuần là trong kinh doanh mà còn bao gồm nhiều khía cạnh. Như sự hợp tác, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, việc hợp tác được phân định từ thấp đến cao bao gồm:
    • Đối tác.
    • Đối tác toàn diện.
    • Đối tác chiến lược.
    • Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là sự hợp tác liên quan đến chính trị, an ninh của một quốc gia.

Đối tác là cùng nhau thực hiện mục tiêu chung

3. Đối tác kinh doanh có thể là ai?

Đối tác trong kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là 1 hoặc nhiều đối tượng: 

  • Khách hàng.
  • Nhà cung cấp chính.
  • Kênh trung gian (như đại lý hay cửa hàng nhượng quyền...)
  • Nhà cung cấp các dịch vụ bổ sung.

4. Đối tác và khách hàng khác nhau như thế nào?

Giữa đối tác và khách hàng có những điểm khác biệt nhất định

Trong kinh doanh, thương mại và sản xuất, khách hàng là cá nhân hay tổ chức nhận hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm hoặc một ý tưởng có được từ người bán, nhà cung cấp hoặc nhà phân phối thông qua giao dịch tài chính, trao đổi bằng tiền hoặc một số tài sản có giá trị thanh khoản khác.

Có thể thấy, Khách hàng là người trả tiền cho dịch vụ hoặc sản phẩm.

Ta có thể thấy, sự khác biệt giữa khách hàng và đối tác đó là:

  • Đối tác sẽ không trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, mà đối tác là mối quan hệ chia sẻ, cùng đạt được mục đích và thành công của 2 bên. Các đối tác trong quan hệ hợp tác làm việc cùng nhau để giúp nhau đạt được mục tiêu chung, như cùng có lợi từ tài chính, thương hiệu hoặc thậm chí nâng cao các đề xuất kinh doanh tổng thể.
  • Một đối tác trở thành khách hàng ngay khi đối tác đó phải trả tiền khi tham gia vào quan hệ đối tác nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu. Vì vậy, nếu một đối tác quyết định tính phí đối tác kia khi đang hợp tác, thì mối quan hệ đó sẽ trở thành khách hàng - nhà cung cấp và không còn là quan hệ hợp tác hướng tới mục đích chung nữa.

Trên đây là khái niệm về đối tác, đối tác trong kinh doanh là gì? Cùng cách phân biệt giữa đối tác và khách hàng. 

Để tìm và lựa chọn được đối tác phù hợp trong kinh doanh, CRIF D&B Việt Nam giúp bạn có cái nhìn đánh giá tổng quan nhanh nhất về một doanh nghiệp cùng các thông số về sức mạnh tài chính, giúp bạn nhanh chóng có được các đối tác tiềm năng để cùng phát triển vì lợi ích chung.

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về các sản phẩm và dịch vụ đánh giá doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:

  1. Các Thuật ngữ chung
  2. Quản trị Chiến lược
  3. Quản trị Tài chính
  4. Quản trị nhân sự
  5. Quản trị thương hiệu- Sở hữu trí tuệ
  6. Quản trị marketing và Bán hàng 

  1. Quản lý dự án
  2. Quản lý mua sắm, đấu thầu và hợp đồng
  3. Quản lý công nghệ
  4. Quản lý sản xuất
  5. Quản trị văn phòng
  6. Quản lý chất lượng 

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
SWOT (Strong – Weak – Opportunity – Threat): Phương pháp phân tích Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức. Kết quả phân tích chỉ ra vị thế, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, trước đối thủ cạnh tranh cũng như chỉ ra năng lực có thể thực hiện một chiến lược hay thấp hơn là một kế hoạch hành động nhất định.Các chỉ số đòn bẩy: (các chỉ số cán cân nợ) đưa ra biểu thị về rủi ro tài chính của doanh nghiệp, cho thấy phạm vi được tài trợ bằng các khoản nợ của doanh nghiệp, bao gồm: Chỉ số nợ trên toàn bộ tài sản; Chỉ số nợ trên vốn cổ phần thường; Chỉ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần thường; Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay.Các chỉ số hoạt động: Phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, bao gồm: Chỉ số về số vòng quay tồn kho; Chỉ số về vòng quay toàn bộ vốn; Chỉ số về vòng quay vốn cố định; Kỳ thu tiền bình quân.

Các chỉ số lợi nhuận, doanh lợi: đưa ra những thông tin biểu thị hiệu quả chung về quản lý, cho thấy lợi nhuận do kinh doanh bán hàng và do đầu tư, bao gồm: Lợi nhuận biên tế gộp; Lợi nhuận biên tế hoạt động; Doanh lợi của toàn bộ vốn (ROA); Doanh lợi của cổ phần thường (ROE); Lợi nhuận cho một cổ phần.

Các chỉ số luân chuyển: Đưa ra những đo lường về năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng những nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của nó, bao gồm 2 chỉ số cơ bản: Khả năng thanh toán hiện thời; Khả năng thanh toán nhanh.


Các chỉ số tăng trưởng
:  Cho thấy khả năng duy trì vị trí kinh tế của doanh nghiệp trong mức tăng trưởng của nền kinh tế và của ngành. Bao gồm: Tỉ lệ tăng trưởng về doanh thu; Tỉ lệ tăng trưởng về lợi nhuận; Tỉ lệ tăng trưởng về lợi nhuận cổ phần hằng năm; Tỉ lệ tăng trường tiền lãi cổ phần; Chỉ số giá trên lợi nhuận cổ phần.

Các chính sách: Theo nghĩa rộng, chính sách là những luật lệ, nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp, thủ tục,quy tắc, hình thức và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo những mục tiêu đã đề ra.


Các nhân tố thành công cốt lõi [Critical Success Factors]
là những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh. Ngược lại, nếu những nhân tố này không được thực hiện tốt, năng lực của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm. Chính vì thế, các nhà quản trị hết sức quan tâm đến các nhân tố này, phải theo dõi, kiểm tra liên tục.



Chiến lược cấp chức năng
: Chiến lược cấp chức năng hay còn gọi là chiến lược họat động, là chiến lược của các bộ phận chức năng (sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển…). Các chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả họat động trong phạm vi công ty, do đó giúp các chiến lược kinh doanh, chiến lược cấp công ty thực hiện một cách hữu hiệu.

Chiến lược cấp công ty
: Chiến lược cấp công ty (chiến lược tổng thể/chiến lược chung) hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi của cả công ty. Ở cấp này, chiến lược phải trả lời được các câu hỏi: Các họat động nào có thể giúp công ty đạt được khả năng sinh lời cực đại, giúp công ty tồn tại và phát triển?. 

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU)
: Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (gọi tắt là chiến lược kinh doanh) liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên các thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh cụ thể của mỗi ngành. The Michael Porter có ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.

Chiến lược chia sẻ nguồn lực
: Chiến lược chia sẻ nguồn lực chỉ áp dụng khi doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động sang lĩnh vực có liên quan, có sự tương đồng về các hoạt động sản xuất, bán hàng, marketing… Áp dụng chiến lược này doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ phạm vi, khi mà các thiết bị sản xuất, bộ phận R&D, kênh phân phối, quảng cáo…được nhiều SBU cùng sử dụng, giúp từng SBU giảm được chi phí đầu tư. Ví dụ, một thiết bị có thể dùng để sản xuất các chi tiết, bộ phận cho hai dây chuyền sản xuất ở hai SBU khác nhau.

Chiến lược chuyển giao kỹ năng
: Chiến lược này thường được áp dụng khi doanh nghiệp đa dạng hóa hoạt động sang các lĩnh vực mới có liên quan với lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Những kinh nghiệm, kỹ năng về sản xuất, marketing, bán hàng… sẽ được “chuyển giao” nhằm củng cố, tăng cường vị thế cạnh tranh của các lĩnh vực kinh doanh mới.

Chiến lược cơ cấu kinh doanh
: Là chiến lược đa dạng hóa các hoạt động sang lĩnh vực không có liên quan bằng cách thiết lập/ tiếp nhận những đơn vị kinh doanh (SBU) mới, những SBU này được xem là những đơn vị đọc lập chỉ chịu sự giám sát tài chính của lãnh đạo doanh nghiệp. Chiến lược hội nhập bên dưới (thuận chiều/về phía trước): Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (yếu tố đầu ra). Nhượng quyền thương mại là một phương pháp hiệu  quả giúpthực hiện thành công chiến lược này.


Chiến lược hội nhập ngang
: Là chiến lược  nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường kinh doanh. Hiện nay, một trong những khuynh hướng nổi bật trong quản trị chiến lược là sử dụng hội nhập ngang như một chiến lược tăng trưởng. Sự hợp nhất, mua lại và chiếm quyền kiểm soát đối thủ cạnh tranh cho phép tăng qui mô, tăng trao đổi các nguồn tài nguyên và năng lực, dẫn đến tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.



Chiến lược hội nhập phía trên (ngược chiều/ về phía sau)
: Là Chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách tăng quyền sở hữuthâm nhập và thu hút những người cung cấp (các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp) để cải thiện doanh số, lợi nhuận hoặc kiểm soát thị trường cung ứng nguyên vật liệu.

Chiến lược hỗn hợp
: Trong thực tế, có nhiều công ty không áp dụng độc lập từng chiến lược, mà theo đuổi hai hay nhiều chiến lược cùng lúc, lựa chọn này được gọi là chiến lược hỗn hợp. Nhưng lựa chọn bao nhiêu chiến lược, những chiến lược cụ thể nào cần được áp dụng kết hợp với nhau trong từng giai đoạn cụ thể , là bài toán không đơn giản. Nếu chọn quá nhiều chiến lược, vượt quá khả năng thực hiện của công ty, thì sẽ gây phản tác dụng, công ty có thể gặp những rủi ro rất lớn.

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
: Bản chất của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra cái mà toàn ngành đều công nhận là “độc nhất, vô nhị”. Khác biệt hóa thể hiện dưới nhiều hình thức: kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, nhãn mác thương hiệu, công nghệ, dịch vụ khách hàng…Chiến lược liên doanh: Là chiến lược phát triển được sử dụng khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó.Chi tiết các thuật ngữ và khái nhiệm khác quý vị vui lòng theo dõi trong khung hiển thị ở đầu bài viết..

Thuật ngữ, khái niệm trong quản trị tài chính, kế toán, thuế

Video liên quan

Chủ đề